Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 6 đạt kết quả cao trong kì thi giữa học kì 1 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông", mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
- TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I TỔ XÃ HỘI – NHÓM VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2024 - 2025 NỘI DUNG ÔN TẬP I.Kiến thức trọng tâm Phần 1.Văn bản đọc 1.Nêu khái niệm của truyện đồng thoại? Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong các văn bản đã học. 2.Trình bày đặc điểm của thơ ? Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ? Nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ ở các bài thơ đã học. 3.Tìm đọc và chỉ ra được đặc điểm của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) ở các truyện đồng thoại ngoài chương trình SGK hiện hành. 4.Từ các văn bản đã học trong bài 1 "Tôi và các bạn" em rút ra được những bài học gì về tình bạn? 5.Tìm đọc và chỉ ra được đặc điểm của thơ qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ ở một số bài thơ ngoài chương trình SGK lớp 6 hiện hành. 6.Từ các văn bản đã học trong bài 2 "Gõ cửa trái tim"em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì? Em thấy mình cần làm gì để gia đình thực sự là nơi ngập tràn hạnh phúc, yêu thương? Phần 2: Thực hành Tiếng Việt 1.Từ đơn là gì? Cho ví dụ? 2.Từ phức là gì? Từ phức được phân loại như thế nào? Cho ví dụ? (Nhận biết được từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản.) 3.Nhận biết được các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…hiểu được tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong các câu văn, câu thơ cụ thể. Phần 3: Viết Đề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. Đề 2: Viết bài văn kể lại trải nghiệm về một lần em đã giúp người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ một người nào đó. Đề 3: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm với người thân trong gia đình mà em yêu mến (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…). Đề 4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 mà em yêu thích.
- II.Một số dạng bài tập ôn luyện Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Một hôm đàn Kiến phát hiện một chú Ong nhỏ bị thương đang nằm dưới khóm hoa hồng trong vườn. Ong nhỏ không bay được nữa, đang nằm rên la vì đau. Đàn Kiến tốt bụng ngay lập tức cố gắng nhấc Ong nhỏ lên, tìm cách đưa về nhà. Vài hôm sau, Ong nhỏ đã hồi phục sức khỏe, lại có thể bay lượn tung tăng trong vườn hoa như trước. Ong nhỏ không quên ơn cứu mạng của đàn Kiến. Việc đầu tiên nó làm sau khi khỏi là tặng đàn Kiến một lẵng hoa đầy mật. Nó nói: “Các bạn Kiến, cảm ơn các bạn đã cứu tôi. Đây là mật hoa tươi tôi tặng các bạn, xin hãy nhận lấy, mong các bạn sẽ thích”. Đàn Kiến thấy Ong nhỏ chân thành quá liền nhận món quà đáng quý rồi cùng Ong nhỏ thưởng thức mật hoa ngọt thơm. (Trích Mật hoa thơm ngọt, Trương Thái - NXB Thanh niên, 2018) a.Cho biết phương thức biểu đạt chính và ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn? b.Xác định thể loại của văn bản có đoạn văn trên? Trong đoạn văn có những nhân vật nào? Cho biết các nhân vật đó có mang đặc trưng của thể loại truyện đó không? c.Liệt kê các sự việc chính trong đoạn văn? d.Theo em vì sao đàn kiến giúp đỡ chú Ong nhỏ? e.Hành động tặng đàn Kiến lẵng hoa đầy mật giúp em hiểu gì về Ong nhỏ? g.Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn sau: "Đàn Kiến thấy Ong nhỏ chân thành quá liền nhận món quà đáng quý rồi cùng Ong nhỏ thưởng thức mật hoa ngọt thơm." h.Qua đoạn trích trên, tác giả đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp gì? Bài 2. Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
- Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. (Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng) Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm). Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là: A. truyện cổ tích B. truyện đồng thoại C. truyện truyền thuyết D. truyện ngắn Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? A. lời của người kể chuyện B. lời của nhân vật Nhím C. lời của nhân vật Thỏ D. lời của Nhím và Thỏ Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ. D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn. Câu 4. Chi tiết nào miêu tả Nhím và Thỏ khiến em liên tưởng đến đặc điểm của con người? A. Thỏ đuổi theo. B. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. C. Một chú Nhím vừa đi đến. D. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. Câu 5: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì? A. quay tròn, không giữ được thăng bằng. B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại. C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại. Câu 6: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên? A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn. B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước. C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây. D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ. Câu 7. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? A. Bỏ đi, mặc kệ Thỏ một mình. B. Tiến lại gần và đưa chiếc que cho Thỏ khều tấm vải.
- C. Lấy giúp Thỏ, giũ nước, quấn lên người Thỏ. D. Nhờ một người bạn khác giúp đỡ Thỏ. Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?” Nhím……………. cho Thỏ. A. lo sợ B. lo lắng C. lo âu D. lo ngại Câu 9 (1.0 điểm): Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 10 (1.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào? Bài 3.Đọc - hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Trong lời mẹ hát Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao. Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh”. Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trương Nam Hương) * Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 (mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm): Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A.Thơ năm chữ C. Thơ sáu chữ
- B.Thơ lục bát D. Thơ văn xuôi Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ? A.Tự sự B.Miêu tả C. Nghị luận D.Biểu cảm Câu 3: Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ- cặp câu thơ thứ mấy có gieo vần? A. Câu 1 và câu 2 B. Câu 2 và câu 3 C. Câu 2 và câu 4 D. Câu 3 và câu 4 Câu 4: Cách ngắt nhịp nào đúng với các câu thơ sau: A. Con gặp/ trong lời /mẹ hát B.Con gặp trong lời /mẹ hát Cánh cò trắng, /dải đồng xanh Cánh cò /trắng, dải /đồng xanh Con yêu/ màu vàng /hoa mướp Con yêu /màu vàng hoa mướp “Con gà /cục tác/ lá chanh”. “Con gà/ cục tác /lá chanh”. C. Con gặp /trong lời mẹ hát D.Con gặp/ trong lời/ mẹ hát Cánh cò trắng,/ dải đồng xanh Cánh cò trắng,/ dải đồng xanh Con yêu/ màu vàng hoa mướp Con yêu màu vàng /hoa mướp “Con gà/ cục tác/ lá chanh”. “Con gà cục tác /lá chanh”. Câu 5: Người thể hiện cảm xúc trong bài thơ là A. người mẹ B. người con C. cả người mẹ và người con D. người cha Câu 6: Hình ảnh nào dưới đây không xuất hiện trong lời hát của mẹ? A.cánh cò B. đồng xanh C. hoa bưởi D. hoa mướp Câu 7: Trong bài thơ có bao nhiêu từ láy? A. Một từ B. Hai từ C.Ba từ D. Bốn từ Câu 8: Câu thơ "Thời gian chạy qua tóc mẹ" có sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hóa C.Ẩn dụ D.Điệp ngữ Câu 9:Tác giả viết “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao? (1,0 điểm) Câu 10: Qua bài thơ, tác giả Trương Nam Hương muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì? Chúc các con ôn luyện tốt và thi đạt kết quả cao!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 48 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn