intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới có thêm tư liệu tham khảo phục vụ quá trình ôn tập, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An" sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

  1. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2022 – 2023 A. PHẦN VĂN BẢN I. Ôn tập kiến thức 1.Thơ bốn chữ, năm chữ: a. Khái niệm thơ bốn chữ, năm chữ b. Nắm vững các đặc điểm của thể thơ bốn chữ, năm chữ - Hình ảnh trong thơ: Là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế cuộc sống, được tái hiện lại ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. - Vần: + Vần chân: vần được gieo ở cuối dòng thơ. +Vần lưng: vần gieo ở giữa dòng thơ. - Vai trò của vần, nhịp thơ :Liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa,sức âm vang cho thơ, làm cho câu thơ, dòng thơ dễ nhớ dễ thuộc. c. Rút ra bài học, thông điệp tác giả muốn gởi đến người đọc, người nghe. 2. Truyện ngụ ngôn a. Hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn. b. Nắm vững các đặc điểm của thể loại truyện ngụ ngôn. - Đề tài trong truyện ngụ ngôn - Sự kiện. VD: Ở truyện Thỏ và Rùa, sự kiện chính là cuộc chạy thi giữa hai nhân vật Thỏ và Rùa. - Cốt truyện của truyện ngụ ngôn - Nhân vật trong truyện ngụ ngôn - Tình huống truyện - Không gian trong truyện ngụ ngôn - Thời gian trong truyện ngụ ngôn c. Rút ra được bài học cho bản thân sau mỗi câu chuyện ngụ ngôn. II. Bài tập tham khảo: BT1. Một số bạn băn khoăn không dám chắc chuyện Thỏ và Rùa là truyện ngụ ngôn hay chuyện cổ tích. Nếu được các bạn ấy hỏi ý kiến trong việc xác định thể loại, em sẽ trả lời các bạn thế nào? BT2. Nêu bài học em rút ra được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và Chiên con, Con cáo và chùm nho, Câu chuyện bó đũa,… BT3. Đọc lại văn bản Sang thu (Hữu Thỉnh) - SGK Ngữ văn 7, trả lời các câu hỏi sau
  2. a. Chỉ ra nét độc đáo về cách dùng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” b. Em có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua bài thơ? c. Nếu được chọn một hình ảnh miêu tả tinh tế và tài tình khoảnh khắc đất trời chuyển mình sang thu thì em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao? d. Theo em từ “bỗng” trong hai dòng thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se” Có thể được thay bằng từ “đã”” không? Vì sao? B. PHẦN TIẾNG VIỆT I. Ôn tập kiến thức: 1. Phó từ a. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này. Ví dụ 1: Các bạn đang làm bài tập. Ví dụ 2: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. b. Các loại phó từ a. Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ. b. Nhóm phó từ chuyên đứng trước hoặc sau động từ, tính từ. CÁC LOẠI PHÓ TỪ Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau Chỉ quan hệ thời gian đã, đang, sắp, sẽ, ... Chỉ mức độ rất, thật, hơi, quá, ... lắm Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn, đều, còn, ... Chỉ sự phủ định không, chưa, chẳng, ... Chỉ sự cầu khiến đừng, hãy, chớ, ... Chỉ kết quả và hướng vào, ra, xong,rồi Chỉ khả năng được 2. Dấu chấm lửng 1. Dấu cấm lửng được kí hiệu bởi dấu ba chấm (…), còn gọi là dấu ba chấm, là một trong những loại dấu câu thường gặp trong văn viết. 2. Công dụng của dấu chấm lửng: - Biểu đạt còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp dấu phẩy đứng trước nó. -Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  3. - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. - Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. - Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng. II. Bài tập tham khảo: PHÓ TỪ 1. Tìm phó từ có trong những trường hợp sau, cho biết các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào? a. Những cây non được chúng tôi chăm bón kĩ lưỡng. b. Đầu tôi to ra nổi từng tảng rất bướng c. Anh đừng trêu vào. d. Gươm và rùa đã chìm đáy nước. e. Tôi vẫn cứ còn nhớ mãi tuổi thơ ấu. 2. Tìm phó từ trong những trường hợp sau và xác định ý nghĩa bổ sung trong từ trường hợp. a. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức nghe về câu chuyện cảm động giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ đề đốc, nhớ căn nhưng nó vẫn chăm chỉ giúp người quản tượng làm việc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó rống gọi, nó buồn bã, rền rĩ bỏ đi… ( Ông Một- Vũ Hùng) b. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. (Con Cáo và chùm nho - La Phông-ten) 3. a) Đặt hai câu có phó từ đứng trước và hai câu có phó từ đứng sau động từ/ tính từ. b) Đặt ba câu có hai phó từ đi liền nhau trước động từ. 4. Viết đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em sau khi học xong chuyện Hai người bạn đồng hành và con gấu( Truyện Ngụ ngôn Ê-dốp), trong đoạn văn có sử dụng phó từ. (Gạch dưới phó từ)
  4. DẤU CHẤM LỬNG 1. Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn dưới đây: a. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân… b. - Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi! c. Trước đây, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sân khấu cho rối nước là...ao làng. Ghế ngồi của khán giả là... thảm cỏ quanh ao d. […]Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng đặt lên đầu phản. e. Thấy trời đã sáng Gà gáy ó…o… g. Ông cụ đã ra đi rồi sao. Thật không ngờ… h. Bỗng một tiếng ầm...ầm....ầm... rung động không gian. i. Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại… k. Biển có nghìn thứ cá như: cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi,... l. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (…) m. Cuốn tiểu thuyết được viết trên …bưu thiếp. 2. Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng. Nêu công dụng của dấu chấm lửng vừa đặt. 3. Viết đoạn văn nêu bài học rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Trong đoạn văn có sử sụng dấu chấm lửng, nêu công dụng của dấu chấm lửng đó. C. PHẦN TẬP LÀM VĂN VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ 1. Khái niệm 2. Yêu cầu đối với kiểu bài: - Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử. - Ngôi kể: Sử dụng ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí. - Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện. - Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết. - Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.
  5. - Đảm bảo yêu cầu về hình thức, cấu trúc của bài văn. 3. Dàn ý bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử a. Mở bài: - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. - Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan. b. Thân bài: * Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện. - Câu chuyện, huyền thoại liên quan. - Dấu tích liên quan. * Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử. - Bắt đầu, diễn biến, kết thúc. - Sử dụng được một số bằng chứng; kết hợp kể chuyện với miêu tả. * Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử. c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc. 3. Tư liệu lịch sử tham khảo. ANH HÙNG VÕ THỊ SÁU Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cô được biết với vai trò là một nữ chiến sĩ anh hùng và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Mới 14 tuổi, Võ Thị Sáu đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 chị bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại:
  6. “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”. Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. *TIỂU SỬ ANH KIM ĐỒNG Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay). Nhà Kim Đồng rất nghèo. Cha chết vì nạn phu phen lao dịch của thực dân Pháp . Anh trai thì đi công tác luôn. Ở nhà có người mẹ tàn tật và người em họ mồ côi là Cao Sơn. Từ nhỏ Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước , căm ghét giặc Pháp . Năm 1941, sau khi Bác Hồ về nước , ở hang Pắc Bó trực tiếp lãnh đạo cách mạng , thì thiếu nhi cũng được tổ chức thành đội cứu quốc. Hội nhi đồng cứu vong thôn Nà Mạ được thành lập trong đó Kim Đồng là đội viên đầu tiên .Anh tham gia tích cực mọi hoạt động yêu nước như canh gác , bảo vệ cán bộ , liên lạc , tiếp tế cơm nước ...Kim Đồng là đội trưởng trực tiếp phụ trách một tổ . Khi làm công tác, anh tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí. Đã từng được giao nhiệm vụ dẫn đường cho Bác Hồ đi công tác. Tranh thủ lúc đi đường, Bác nêu ra một số tình huống để tập cho Kim Đồng cách ứng phó đối với những sự việc bất ngờ xảy ra như đang lúc canh gác cho cuộc họp có địch đến, trên đường dẫn cán bộ đi công tác gặp địch hỏi đi đâu, làm gì thì phải trả lời như thế nào…? Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, phát hiện có quân Pháp, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo. Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. * TIỂU SỬ THẦY CHU VĂN AN Chu Văn An còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Là người
  7. chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông đã mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất. Chu Văn An là một nhà giáo tài đức trọn vẹn, có đóng góp to lớn với đất nước và đạo học. Có thể nói ông là nhà giáo dục học đầu tiên của Việt Nam vì có nhiều trò giỏi và những công trình biên soạn lớn. Ông mất năm 1370. Hiện nay còn lăng mộ và đền thờ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. 4. ĐỀ BÀI THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: RÙA VÀ THỎ Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng: – Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạm nhất. Rùa ngẩng lên, đáp: – Tôi tập chạy cho khỏe. Thỏ nói: – Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi. Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại: – Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước. Thỏ phá lên cười, bảo rằng: – Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng! Rùa nói chắc nịch: – Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!
  8. Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc: – Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát. Thỏ vẫn ngạo nghễ: – Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy! Biết mình chậm chạm, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa. Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.” Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi. Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài. (Câu chuyện Rùa và Thỏ – Truyện ngụ ngôn La Phông-ten – NXB Văn học) Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là những nhân vật nào? A. Thỏ và Cáo B. Cáo và Rùa C. Thỏ và Sên D. Thỏ và Rùa Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Rùa. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Thỏ. C. Lời của nhân vật Sên. Câu 3. Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Rùa đang tập chạy ở đâu ? A. Bên bờ suối B. Bên bờ hồ C. Bên bờ song D. Bên bìa rừng Câu 4: Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Thỏ chấp Rùa chạy trước bao nhiêu quãng đường? A. 1/2 quãng đường B. 1/3 quãng đường C. 1/4 quãng đường D. 1/5 quãng đường Câu 5. Tìm phó từ trong câu sau: “Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.” A. trời B. bên C. đang D. Một Câu 6. Vì sao trong cuộc thi, Thỏ không xuất phát cùng lúc với Rùa? A. Thỏ thích ngắm cảnh đẹp trên đường B. Thỏ thích thể hiện mình C. Thỏ ngạo mạn, coi thường Rùa D. Rùa muốn Thỏ nhường mình Câu 7. Vì sao Rùa chiến thắng trong cuộc thi chạy? A. Rùa luôn tỉnh táo, không ham chơi B. Rùa có ý chí, kiên trì, biết nỗ lực, biết cố gắng C. Rùa may mắn hơn Thỏ D. Thỏ nhường Rùa thắng Câu 8. Trong câu:“Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ”,từ ngạo mạn có nghĩa là gì? A. Tự tin, biết tự lượng sức mình B. Nhiệt tình, biết chừng mực C. Khiêm tốn, tự tin về bản thân D. Kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân
  9. Câu 9. Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là gì? Câu 10. Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa như thế nào? Vì sao em lựa chọn như thế? (Viết câu trả lời khoảng 3 - 5 câu văn) II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2