intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An

  1. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 ❖ Lưu ý: Trong quá trình ôn tập, HS cần rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản vì đề thi có thể sử dụng ngữ liệu ngoài chương trình SGK. ❖ Cấu trúc đề thi tham khảo Phần I: Đọc - Hiểu văn bản (3.0 đ) Bao gồm văn bản và tiếng Việt: Cho đoạn văn bản ngoài chương trình, các câu hỏi về văn bản và tiếng Việt có liên quan trong đoạn văn đó. Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 đ) Câu 1 (2.0 đ): Viết đoạn văn dựa vào ngữ liệu ở phần đọc hiểu Câu 2 (5.0 đ): Viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG: Một số nội dung kiến thức trọng tâm: I. Văn bản: a. Truyện và kí Việt Nam - Tôi đi học (Thanh Tịnh) - Lão Hạc (Nam Cao) - Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) - Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) c.Văn học nước ngoài - Cô bé bán diêm (An-đec-xen) - Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri) - Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét) II. Tiếng Việt: - Trường từ vựng - Từ địa phương và biệt ngữ xã hội - Từ tượng thanh, từ tượng hình - Trợ từ, thán từ, tình thái từ III. Tập làm văn * Nắm được một số kiến thức về văn bản: Chủ đề, tính thống nhất về chủ đề, bố cục của văn bản, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn trong văn bản, tóm tắt văn bản tự sự. * Nắm vững cách viết đoạn văn nghị luận đúng hình thức (đảm bảo số câu/số chữ đề yêu cầu; bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng; có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; có câu nêu luận điểm - câu chủ đề, có luận cứ, lập luận, luận chứng – dẫn chứng); nắm vững cách viết đoạn văn nghị luận. * Nắm vững cách làm bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.  Lưu ý: Trong quá trình ôn tập, cần rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. .................................................................................................. B/ ĐỊNH HƯỚNG CỤ THỂ: I/ VĂN HỌC: 1/ Truyện, kí Việt Nam 1930 - 1945: 1
  2. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) Tên Tác giả Phương Thể Nội dung chủ STT văn (sinh - thức biểu Nghệ thuật đặc sắc loại yếu bản mất) đạt Tôi đi Thanh Truyện Tự sự kết Những kỉ niệm Tự sự kết hợp MT, BC 1 học Tịnh ngắn hợp miêu trong sáng về hình ảnh so sánh mới mẻ, (1941) (1911 - tả và biểu ngày đầu tiên gợi cảm 1988) cảm được đến trường Hồi kí Tự sự kết Nỗi cay đắng - Văn hồi kí chân thành trữ Trong Nguyên (Trích) hợp miêu tủi cực và tình tình thiết tha. lòng Hồng 2 tả và biểu yêu thương mẹ - Hình ảnh so sánh liên mẹ (1918 - cảm mãnh liệt của tưởng độc đáo. (1938) 1982) bé Hồng. Tức Ngô Tiểu Tự sự kết - Phê phán chế - Xây dựng tình huống nước Tất Tố thuyết hợp miêu độ phong kiến truyện bất ngờ có cao trào vỡ bờ (1893 - (Trích) tả và biểu bất nhân, tàn và giải quyết hợp lí. (1939) 1954 ) cảm. ác. - Khắc họa và miêu tả nhân - Ca ngợi vẻ vật sinh động hấp dẫn. 3 đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Lão Nam Truyện Tự sự kết - Số phận bi - Tài năng khắc họa nhân Hạc Cao ngắn hợp với thảm của người vật rất cụ thể, sống động. (1943) (1917 - (Trích) miêu tả và nông dân cùng - Phân tích, miêu tả tâm lí 4 1951) biểu cảm khổ trong xã nhân vật tinh tế. hội cũ. - Truyện kể tự nhiên, linh - Nhân phẩm hoạt vừa chân thực vừa cao đẹp của họ. đậm chất triết lí và trữ tình. 2/ Văn bản nước ngoài: Phương Tác giả Thể thức Nghệ thuật đặc Tên văn bản (sinh – Nội dung chủ yếu loại biểu sắc mất) đạt Cô bé bán An-đéc- Truyện Tự sự Lòng thương cảm sâu Kể chuyện hấp diêm xen ngắn kết hợp sắc đối với một em bé dẫn, đan xen giữa (Trích (1805- MT,BC bất hạnh. hiện thực và mộng truyện cùng 1875) tưởng. tên) 2
  3. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) Chiếc lá cuối O Hen-ri Truyện TS,MT, Rung cảm trước tình Đảo ngược tình cùng (1862- ngắn BC yêu thương cao cả huống hai lần. ( Trích 1910) giữa những con người truyện cùng nghèo khổ. tên) Đánh nhau Xéc-van- Tiểu TS,MT, Sự tương phản về mọi - Kể chuyện tô với cối xay tét thuyết BC mặt giữa hai nhân vật đậm sự tương gió (trích (1547- tạo nên một cặp nhân phản giữa 2 hình Đôn ki-hô- 1616) vật bất hủ trong văn tượng nhân vật. tê) học thế giới. - Có giọng điệu phê phán, hài hước. • HS cần lưu ý phần văn bản: - Nhớ tên tác giả gắn với tên văn bản - Tác phẩm (đoạn trích): Nắm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa nhan đề, cốt truyện, nhân vật, tóm tắt truyện. - Khi tìm hiểu tác phẩm (đoạn trích): Cần nắm giá trị nội dung – nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Xác định nhân vật chính và đặc điểm tính cách của các nhân vật, phát biểu cảm nghĩ về nhân vật, nêu cảm nhận về tác phẩm; nhận biết và giải thích các tình huống hoặc chi tiết của truyện. II/ TIẾNG VIỆT: Chủ Tên bài Khái niệm - tác dụng Ví dụ đề 1. Khái niệm: - Trường từ vựng chỉ gia Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt… nét nghĩa chung. 2. Lưu ý: - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều (tham khảo ví dụ SGK) trường từ vựng nhỏ hơn. Trường - Một trường từ vựng có thể bao gồm những Từ từ vựng từ khác biệt nhau về từ loại. vựn - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều g trường từ vựng khác nhau. - Trong thơ văn hoặc trong đời sống, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật cho ngôn từ và khả năng diễn đạt. Từ 1. Khái niệm: tượng - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng - Lom khom dưới núi tiều hình, từ vẻ, trạng thái của sự vật. vài chú, 3
  4. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) tượng - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh Lác đác bên sông chợ mấy thanh của tự nhiên, của con người. nhà. 2. Tác dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh - Côn Sơn suối chảy rì rầm, động, có giá trị biểu cảm cao; thường được Ta nghe như tiếng đàn cầm dùng trong văn miêu tả và tự sự. bên tai. Khái niệm: - Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở Từ địa VD: tía, bố,… phương một hoặc một số địa phương nhất định. và biệt ngữ xã - Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một hội tầng lớp xã hội nhất định. VD: trẫm, khanh, mợ, thầy… 1. Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi Một số trợ từ: những, có, kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc chính, đích, ngay, … biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được Đặt câu: Tôi giải được nói đến ở từ ngữ đó. những năm bài toán khó. Trợ từ 2. Tác dụng: nhấn mạnh, biểu thị thái độ Lưu ý: Khi sử dụng trợ từ trong khi nói, viết. cần chú ý văn cảnh: “những” trong trường hợp trên là “trợ từ” chứ không phải là “lượng từ”. 1. Khái niệm: Thán từ là những từ dùng để - Thán từ bộc lộ tình cảm, bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu than ôi, trời ơi, hỡi, ơi, chao câu, có khi được tách ra thành câu đặc biệt. ôi,… Thán từ 2. Thán từ gồm 2 loại: - Thán từ gọi – đáp: này, ơi, - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc vâng, dạ, ừ,… - Thán từ gọi đáp. - HS đặt câu 1. Khái niệm: Tình thái từ là những từ được - Tình thái từ nghi vấn: à, ư, thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu hả, hử, chứ, chăng, … Ngữ khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái - Tình thái từ cầu khiến: đi, phá tình cảm của người nói. nào, với, … p Tình 2. Một số loại tình thái từ: tình thái từ nghi - Tình thái từ cảm thán: thay, thái từ vấn, tình thái từ cầu khiến, tình thái từ cảm sao, … thán, tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, cơ mà,… HS đặt câu * HS cần lưu ý : 4
  5. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) * Nhớ được khái niệm về trường từ vựng, đặc điểm của trường từ vựng, biết cho ví dụ về trường từ vựng. Nhớ khái niệm từ địa phương và biệt ngữ xã hội; tìm ví dụ. Nhận ra và xác định được trường từ vựng, từ địa phương và biệt ngữ xã hội trong đoạn ngữ liệu bất kì. * Nhớ được khái niệm về các kiểu từ loại, cho ví dụ các kiểu từ loại đó. Nhận ra và xác định được từ loại trong đoạn ngữ liệu bất kì. Đặt câu. * Nắm đặc điểm, biết cách sử dụng giá trị của từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn cảnh, tạo lập được một số câu có sử dụng từ tượng thanh tượng hình. Nhận ra và xác định được từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn ngữ liệu bất kì. Đặt câu. III/ TẬP LÀM VĂN: 1/ Yêu cầu chung: - Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. - Các yếu tố không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau: Vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm. - Nếu bỏ yếu tố kể, chỉ còn yếu tố miêu tả, biểu cảm thì không có truyện. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc, nhân vật mới phát triển được. - Nắm được những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản: chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết các đoạn văn trong văn bản. 2/ Dàn ý khái quát của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm: a) Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu truyện b) Thân bài: - Câu chuyện diễn ra ở đâu, khi nào? Với ai? Như thế nào? - Kể lại diễn biến theo một trình tự nhất định. - Trong khi kể có thể xen miêu tả, biểu cảm c) Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. DÀN Ý THAM KHẢO Đề 1: Kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. I. Mở bài: Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Ngữ văn nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn. II. Thân bài 1/ Sự việc mở đầu: - Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Ngữ văn ngày mai. - Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài. 2/ Sự việc diễn biến: - Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá muộn. - Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là ba không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Ba bảo tôi về phòng học bài. 5
  6. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) - Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình. - Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng. - Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp. - Tiết đầu là giờ kiểm tra Ngữ văn. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài. - Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố. - Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo. - Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ. 3/ Sự việc kết thúc: - Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm. - Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm. - Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi. III. Kết bài - Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình. - Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa. Đề 2: Kể lại một việc làm khiến cha mẹ vui lòng. I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen em ngoan Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào. II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh xảy ra việc: - Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộn - Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường - Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rụt rè và lo sợ - Tôi chấp nhận đi học muộn để giúp bà cụ qua đường 2. Diễn biến sự việc: - Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không? - Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ” - Tôi đề nghị giúp bà qua đường - Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý - Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng - Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau - Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học muộn 6
  7. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) - Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe - Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình - Tôi tự hào về việc làm của tôi - Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa Đề 3: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào ? I. Mở bài: - Ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ ba ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo) - Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể. II. Thân bài: Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: + Lão Hạc báo tin bán chó + Lão Hạc kể lại chuyện bán chó Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo. + Lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó. Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc Biểu cảm: + Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện + Suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc) III. Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình. Đề 4: Kể về kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích. I. Mở bài - Dẫn dắt vào hoàn cảnh nào em có được chú mèo? (được tặng nhân dịp sinh nhật, nhặt ngoài đường đem về nuôi,...) - Chú mèo này tên Mi Mi, trông chú rất dễ thương. II. Thân bài 1. Giới thiệu về con mèo - Vóc dáng, ngoại hình, sở thích,… 2. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và chú mèo - Một ngày, do tôi bận học bài để ngày mai kiểm tra, không có thời gian để quan tâm chăm sóc nên đã quên mất chú mèo. - Đang học bài, mèo ta đến bên cạnh tôi kêu “meo meo" suốt. Tôi nghĩ rằng nó đang làm phiền mình. Thế là tôi đá một cái, nó văng ra xa. - Thế nhưng, có lẽ cú đá đó hơi mạnh nên đã khiến cho chú mèo bị thương. - Nó rên “hừ hừ”, khi học bài xong, tôi chợt nhớ tới nó không biết có sao không vì khi nãy tôi đã lỡ chân đá nó. 7
  8. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) - Tôi liền chạy đến bên xem nó ra sao. Tôi thấy nó nằm thoi thóp, thở dốc thở đổ. Tôi hoảng quá, liền bế nó ra phòng mạch thú y để bác sĩ xem bệnh cho nó. - Bác sĩ nói rằng, nó bị cái gì đó đập mạnh vào bụng nên bây giờ nó bị đau, cần phải chăm sóc nhiều hơn mới mau khỏi. - Tôi hốt hoảng, lo lắng cho nó. Thế rồi, nó cũng khỏe mạnh trở lại. Tôi rất mừng vì điều đó. - Tôi hối hận rất nhiều, tự trách mình vì đã làm tổn hại đến một loài vật bé nhỏ, đáng thương và tự hứa với bản thân sẽ luôn yêu thương, quan tâm đến nó nhiều hơn. 3. Cảm nhận về con mèo - Chú mèo là một con vật dễ thương, ngoan ngoãn. - Đến tận bây giờ tôi vẫn yêu thương nó như ngày đầu đem về nuôi. III. Kết bài - Chú mèo là một người bạn thân thương của tôi. (sự việc chỉ mang tính chất tham khảo) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút ĐỀ I. Đọc-hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: “Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc: - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu. Nó nức nở: - Nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” (Hoa hồng tặng mẹ - Quà tặng cuộc sống) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt trong đoạn văn. Câu 2: Nêu nội dung chính của câu chuyện trên? 8
  9. Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, giữa HKI (2022 – 2023) Câu 3: Theo em hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? Câu 4: Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm) Câu 1: Trình bày suy nghĩ của em về rác thải và vệ sinh môi trường ở địa phương em hiện nay. (2.0 điểm) Câu 2: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại chuyện đó như thế nào? (5.0 điểm) - Hết - CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2