intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam" nhằm giúp bạn ôn tập, hệ thống kiến thức một cách hiệu quả nhất để tự tin khi bước vào kì thi quan trọng sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề cương này ngay nhé! Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1- SINH 11 Năm học 2022-2023 I.TRẮC NGHIỆM Câu 1.Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? A. Thân. B. Hoa. C. Lá. D.Rễ. Câu 2.Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường A. gian bào và tế bào chất. B. gian bào và tế bào biểu bì. C. gian bào và màng tế bào. D. gian bào và tế bào nội bì. Câu 3: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng. B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng. Câu 4: Các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế thụ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần tiêu tốn ít năng lượng. B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng. Câu 5. Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch rây? A. Ống rây và quản bào B. Quản bào và tế bào kèm C. Quản bào và mạch ống D. Ống rây và tế bào kèm Câu 6. Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch gỗ? A. Ống rây và quản bào B. Quản bào và tế bào kèm C. Quản bào và mạch ống D. Ống rây và tế bào kèm Câu 7: Ở thực vật, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân. D. Hoa. Câu 8: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu được thực hiện bằng con đường nào sau đây? A. Qua lớp biểu bì.B. Qua khí khổng.C. Qua mô giậu.D. Qua lớp cutin. Câu 9:Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây? A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều chỉnh. Câu 10. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng . Câu 11. Câu nào đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở lá? A.Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, giảm dần từ sáng tới trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối B. Độ mở của khí khổng không phụ thuộc vào ánh sáng, mà phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi qua cutin C. Khí khổng đóng lại lúc chiều tối nhưng không có sự khép kín hoàn toàn D. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, tăng dần từ buổi sáng tới lúc buổi chiều tối Câu 12. Phương án nào sau đây Sai khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở lá? 1
  2. A. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, độ ẩm, một số ion khoáng,... B. Độ mở của khí khổng không phụ thuộc vào ánh sáng, mà phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi qua cutin C. Khí khổng đóng lại lúc chiều tối nhưng không có sự khép kín hoàn toàn D. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, tăng dần từ sáng tới trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Câu 13.Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được? A. NO3- và NH4+. B. NO2- và NH4+. C. N2. D. NO2- và N2. Câu 14. Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi. Nhóm vi khuẩn nào mà hoạt động của nó có hại cho cây trồng? A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Vi khuẩn phản nitrat hóa C. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa D. Vi khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn nitrat hóa Câu 15. Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi. Nhóm vi khuẩn nào mà hoạt động của nó giúp nguồn nitơkhông khí được chuyển thành nitơ trong đất giúp cho cây trồng hấp thụ được? A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Vi khuẩn phản nitrat hóa C. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa D. Vi khuẩn cố định nitơ. Câu 16. Các nguyên tố đa lượng gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. Câu 17. Các nguyên tố vi lượng gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. Câu 18.Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm: 2
  3. A. Diệp lục a và diệp lục b. B. Diệp lục và carôtênôit. C. Diệp lục a và carôten. D. Carôten và xantôphyl Câu 19:Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho thực vật A. phân bón hữu cơ. B. xác sinh vật chết. C. phân bón hóa học. D. đất. Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp? A. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước. B. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH. C. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp. D. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thu thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Câu 21: Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là: A. ATP, NADPH, CO2. B. NADPH, H2O, CO2. C. H2O, ATP, NADPH. D. O2, ATP, NADPH. Câu 22: Trong quá trình quang hợp của thực vật, pha sáng cung cấp cho pha tối các sản phẩm: A. ATP và NADPH. B. CO2 và H2O. C. O2 và H2O.D. O2, ATP, NADPH và ánh sáng. Câu 23: Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh: A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Diệp lục a,b. D. Carôtenôit. Câu 24: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ theo sơ đồ nào sau đây là đúng? A. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng. B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b trung tâm phản ứng. C. Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng. D. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Carôtenôit trung tâm phản ứng Câu 25: Theo phương trình tổng quát của quá trình quang hợp, ôxi thải ra có nguồn gốc từ A. H2O. B. Ánh sáng.C. CO2. D. NADPH Câu 26: Bón phân hợp lí là A. phải bón thường xuyên cho cây. B. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất. C. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K. D. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách. Câu 27.Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ? A. Cây họ Đậu và Phong lan. B. Bèo hoa dâu và rêu. C. Cây họ Đậu và dương xỉ. D. Bèo hoa dâu và cây họ Đậu. Câu 28. Vai trò của Nitơ đối với thực vật là A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phtriển rễ. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…. Câu 29. Vai trò của Photpho đối với thực vật là A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phtriển rễ. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…. Câu 30:Tế bào khí khổng ở lá đóng – mở rất nhanh khi mất nước hoặc trương nước nhờ có cấu tạo: A. Thành trong dày, thành ngoài dày. B. Thành trong dày, thành ngoài mỏng. C. Thành trong mỏng, thành ngoài mỏng. D. Thành trong mỏng, thành ngoài dày. 3
  4. Câu 31: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là A. nitơ trong đất và phân bón. B. nitơ trong không khí và trong đất. C. nitơ trong không khí (N2, NO, NO2). D. nitơ phân tử và nitơ hữu cơ. Câu 32: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa ở phần thân cây bị cắt. Đây là hiện tượng A. ứ giọt. B. thoát hơi nước. C. rỉ nhựa và ứ giọt. D. rỉ nhựa. Câu 33. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? A. Thân. B. Hoa. C. Lá. D.Rễ. Câu 34: Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc liền kề nào? A. Tế bào khí khổng. B. Tế bào nội bì. C. Tế bào lông hút. D. Tế bào nhu mô vỏ. Câu 35: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế A. Nhờ các bơm ion. B. Cần tiêu tốn năng lượng.C. Thẩm thấu. D. Chủ động. Câu 36: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion. C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu. Câu 37. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây? A. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá. B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá. C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ. D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ. Câu 38. Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây gồm các chất nào sau đây? A.Saccarozo, axit amin, vitamin và một chất hữu cơ được tổng hợp từ lá. B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá. C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ. D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ. Câu 39. Động lực của dòng mạch gỗ từ rễ đến lá là A. lực đẩy (áp suất rễ) B. lực hút do thoát hơi nước ở lá C. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ D. do sự phối hợp của ba lực: lực đẩy, lực hút, lực liên kết Câu 40: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước). B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ. Câu 41: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động. B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ. C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác. D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ. Câu 42. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng . Câu 43: Quá trình thoát hơi nước ở cây có vai trò A. giúp cây thoát bớt lượng nước dư thừa. B. tạo động lực đầu trên cho dòng mạch rây. C. tạo động lực đầu trên cho dòng mạch gỗ. D. giúp cây tiết kiệm nước trong ngày nóng. 4
  5. Câu 44: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì lá cây A. đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước ở rễ liên tục. B. đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối. C. thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá. D. đã tạo ra sức hút nước trong cây. Câu 45: Nhận định nào sau đây sai khi nói về cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng của rễ cây? A. Rễ cây hấp thụ ion khoáng theo cơ chế thụ động khi nồng độ ion khoáng bên ngoài cao. B. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan. C. Rễ cây hấp thụ muối khoáng chủ yếu ở dạng không hòa tan. D. Rễ cây có hấp thụ ion khoáng theo cơ chế chủ động cần năng lượng và chất mang. Câu 46: Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào ở rễ cây A. nhanh, không được chọn lọc. B. chậm, được chọn lọc. C. nhanh, được chọn lọc. D. chậm, không được chọn lọc. Câu 47: Lá thoát hơi nước qua những con đường nào? A. Qua bề mặt lá.B. Qua cutin và qua khí khổng. C. Qua cutin. D. Qua khí khổng. Câu 48: Nồng độ K+ trong cây là 0,5%; trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận K+ từ đất theo cơ chế nào sau đây? A. Hấp thụ bị động.B. Khuếch tán.C. Thẩm thấu. D. Hấp thụ chủ động. Câu 49: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là hàm lượng A. nước trong tế bào khí khổng. B. cacbonic trong tế bào khí khổng. C. nitơ trong tế bào khí khổng. D. ôxi trong tế bào khí khổng. Câu 50: Ý nào sau đây sai khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ? A. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. B. Quá trình cố định nitơ là quá trình N2 liên kết với H2 thành NH3. C. Quá trình chuyển hóa NO3– thành N2 do vi sinh vật kị khí thực hiện. D. Nhờ enzim nitrôgenaza vi sinh vật cố định nitơ có khả năng chuyển N2 thành NH3. Câu 51: Vi khuẩn nào sau đây tham gia vào quá trình chuyển hóa nitơ khoáng NH4+ thành NO3-? A. Vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn phản nitrat hóa. C. Vi khuẩn cố định nitơ. D. Vi khuẩn amôn hóa. Câu 52: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Sắt, Molipden. B. Phôtpho, Kali. C. Hiđrô, Lưu huỳnh. D. Nitơ, Magie. Câu 53. Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là: A. Cấu tạo các đại phân tử B. Hoạt hóa các enzimC. Cấu tạo axit nuclêic D. Cấu tạo protein Câu 54: Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục), nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến hiện tượng này? A. N, Mg, Fe. B. N, Mg, P. C. N, S, Fe. D. N, P, K. Câu 55: Nguyên tố nào sau đây tham gia điều tiết đóng mở khí khổng? A. Cacbon. B. Sắt. C. Kali. D. Clo. Câu 56. Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện nào sau đây? A. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. B. lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng. Câu 57: Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng A. Nitơ tự do trong khí quyển (N2). B. N2, NH4+ và NO3-. C. Nitơ nitrat (NO3- ) và nitơ amôni (NH4+ ). D. NO2-, NH4+ và NO3-. 5
  6. Câu 58: Nitơ trong xác thực vật, động vật là dạng A. nitơ không tan, cây không hấp thu được. B. nitơ muối khoáng cây hấp thu được. C. nitơ độc hại cho cây. D. nitơ tự do nhờ vi sinh vật cố định cây mới sử dụng được. Câu 59: Cố định nitơ khí quyển là quá trình A. biến N2 trong không khí thành nito tự do trong đất nhờ tia lửa điện trong không khí. B. biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm. C. biến N2 trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ. D. biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ tác động của con người. Câu 60: Các axit amin nằm trong các hợp chất mùn, trong xác bã động vật, thực vật sẽ bị vi sinh vật nào trong đất phân giải tạo thành NH4+ ? A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn cố định nitơ. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 61: Bón phân hợp lí là A. phải bón thường xuyên cho cây. B. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất. C. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K. Câu 62: Kết luận nào sau đây đúng về chất nền trong cấu tạo của lục lạp? A. Là nơi hấp thu được năng lượng ánh sáng. B. Là nơi xảy ra pha tối của quang hợp. C. Nơi xảy ra quá trình quang phân li nước. D. Là nơi xảy ra pha sáng của quang hợp. Câu 63: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp? A. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước. B. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH. C. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp. D. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thu thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách. II.TỰ LUẬN Câu 1: Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây theo tiêu chí cấu tạo, thành phần dịch và động lực. Câu 2: Trình bày cơ chế hấp nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút. Câu 3: Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường? Câu 4: Giải thích tại sao khi bón nhiều phân hóa học vào gốc cây thì cây bị héo? Câu 5. Tạo sao nước và các ion khoáng có thể di chuyển ngược chiều trọng lực từ rễ lên lá ở những cây cao lớn hàng chục mét? Câu 6.Em hãy giải thích tạisao để giảm mất mát nitơ trong đất cần đảm bảo độ thoáng cho đất? 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2