intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường để nắm chi tiết các dạng câu hỏi, bài tập có trong đề thi, chuẩn bị kiến thức chu đáo cho kì thi giữa học kì 1 sắp đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 6 ­ Năm học: 2020­2021 I. TRẮC NGHIỆM:  Chọn ý trả lời đúng nhất: 1/ Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây có rễ chùm? a. Ngô, hành, lúa, xả            b. Cam, lúa, ngô, ớt c. Dừa, cải, nhãn, hành            d. Chuối, tỏi tây, sầu riêng, đậu 2/ Xác định nhóm chỉ gồm các cây có rễ cọc: a. Hành tây, cải, cà rốt, dưa leo         b. Chanh, lúa, ngô, ớt c. Dừa, cải, nhãn, hành            d. Bưởi, nhãn, cải, chôm chôm 3/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây lâu năm? a. Mướp, tràm, mận, ổi            b. Phượng, bàng, tràm, mít c. Lim, đay, chuối, mía               d. Bằng lăng, bí ngô, mồng tơi, ớt 4/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây một năm? a. Mồng tơi, rau dền, đậu bắp         b. Phượng, bàng, tràm, mít c. Chuối, cau, rau muống               d. Bằng lăng, bí ngô, mồng tơi, ớt 5/ Cấu tạo phần trụ giữa của thân non gồm có: a. Thịt vỏ và mạch rây            b. Thịt vỏ và ruột c. Mạch rây và mạch gỗ, ruột            d. Vỏ và mạch gỗ 6/ Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ: a. Miền trưởng thành            b. Miền sinh trưởng c. Miền chóp rễ               d. Các lông hút 7/ Chức năng của mạch gỗ là: a. Vận chuyển các chất.               b. Vận chuyển nước và muối khoáng c. Vận chuyển các chất hưu cơ            d. Cả a,b,c đều đúng 8/ Chức năng của mạch rây là: a. Vận chuyển nước và muối khoáng.          b. Vận chuyển muối khoáng c. Thoát hơi nước ra môi trường            d. Vận chuyển chất hữu cơ 9/ Chồi ngọn mọc ở đâu: a. Dọc theo cành            b. Nách lá c. Dọc theo thân            d. Ngọn thân, ngọn cành 10/ Cấu tạo ngoài của thân cây gồm: a. Thân chính, cành                     b. Chồi ngọn, chồi nách c. Thân chính, chồi hoa, chồi lá               d. Cả a, b 11/ Cây nào sau đây có thân leo? a) Cây ớt        b) Cây dừa      c) Cây mướp            d) Cây rau má 12/ Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu? a. Nằm bên trong mạch gỗ b. Nằm phía ngoài mạch rây c. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ d. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ 13/ Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại? a. 2 loại b. 4 loại c. 5 loại d. 3 loại 14/ Cây nào dưới đây có thân củ? a. Khoai tây          b. Cà chua            c. Tre            d. Bưởi 15/ Các cây cỏ dại rất khó để triệt tận gốc, nguyên nhân chủ yếu là vì chúng thường sinh sản  sinh dưỡng tự nhiên bằng a. thân củ.          b. thân rễ.             c. rễ củ.          d. lá. II. TỰ LUẬN: 1
  2. Câu 1: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và  phong phú? ­ Đặc điểm chung của thực vật là: + Tự tổng hợp được chất hữu cơ. + Phần lớn không có khả năng di chuyển. + Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. ­ Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có  nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống. Câu 2: Phân biệt cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng ở thực vật có hoa ? Nêu ví dụ về một số  cây có hoa, một số cây không có hoa. ­ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây. ­ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. VD: ­ Cây có hoa: cây cải, cây sen, câylúa....... ­ Cây không có hoa: cây rêu, cây quyết, dương xỉ.... Câu 3: Em hãy điền chú thích cấu tạo cho hình vẽ sau: 1.                 2   3.                 4. 5.                 6.   7.      Hình. Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật Câu 4: Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều? ­ Bộ rễ là cơ  quan hấp thụ chất dinh dưỡng (nước và muối khoáng) cho cây. Khi cây càng lớn, nhu  cầu nước và muối khoáng càng nhiều thì bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ on nhiều để  có thể giúp cây tìm kiếm nguồn nước và muối khoáng , hút đủ  nước và muối khoáng phục vụ  hoạt  động sống của cây. Mặt khác, khi cây càng lớn thì bộ rễ càng phải ăn sâu, lan rộng mới giữ cây đứng  vững. Câu 5: Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? ­ Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cây cải củ, cà rốt ­ Rễ móc: giúp cây leo lên. VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh. ­ Rễ thở: lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD : bụt mọc, mắm, bần. ­ Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. VD: tơ hồng, tầm gửi. Câu 6: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? Sau khi cây ra hoa, chất dinh dưỡng dự trữ trong rễ củ được dùng để nuôi hoa, rễ trở nên xốp và nhỏ  hơn, chất lượng và khối lượng của rễ củ giảm sút. Vì vậy cần thu hoạch các cây có rễ củ trước khi  chúng ra hoa để đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong củ. Câu 7: Thân cây gồm những bộ phân nào? Có mấy loại thân? Nêu ví dụ? ­ Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc  cành mang hoa. ­ Có những loai thân sau: + Thân đứng: thân gỗ (bàng, xoan, lim..); thân cột (cau, dừa..); thân cỏ (cỏ mần trầu). +Thân leo: thân quấn (mồng tơi); tua cuốn (mướp, đậu ván) +Thân bò: rau  má, dưa hấu... Câu 8: Thân cây dài ra và to ra do đâu? Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì?  ­ Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn. ­ Thân cây to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. ­ Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn  2
  3. thích hợp. Câu 9: Giải thích vì sao khi trồng các loại đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả thì  người ta thường ngắt ngọn? Những cây lấy gỗ, lấy sợi như cây gai, đay...thường tỉa cành? → HS tự trả lời. (Lưu ý: Đây chỉ là đề cương mang tính chất tham khảo. HS cần phải nắm vững các kiến thức  cơ bản và các kiến thức thực tiễn để vận dụng khi làm bài kiểm tra.) ****** Chúc các em thi tốt ****** 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2