intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

159
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Sinh học. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 7 ­ Năm học: 2020­2021 I/ Câu hỏi trắc nghiệm: 1.Đặc điểm nào dưới đây có cả ở thực vật và động vật? A. có khả năng tự di chuyển                                             B. sống tự dưỡng C. có khả năng sinh trưởng và phát triển                          D. có hệ thần kinh và giác quan 2. Đặc điểm không có ở động vật là: A. Có cơ quan di chuyển                                                   B. Có thần kinh và giác quan C. Có thành xenlulôzơ ở tế bào                                         D. Lớn lên và sinh sản 3. Trùng giày có hình dạng: A. Có hình khối như chiếc giày, không đối xứng       B. Đối xứng C. Dẹp như chiếc giày       D. Không đối xứng 4. Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng: A. Tự dưỡng                                                     B. Dị dưỡng C. Kí sinh                 D. Cộng sinh 5. Trùng roi giống thực vật ở điểm nào ?  A. Tự dưỡng ,dị dưỡng ,có diệp lục ,có nhân                     B. Tự dưỡng ,có thành xenlulozơ  C. Tự dưỡng ,có diệp lục ,có nhân                                       D.  Gồm cả 3 ý nêu trên. 6. Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào ? A. Qua ăn uống       B. Qua máu  C. Qua hô hấp                                          D. Cả a,b,c đúng 7. Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm: A. Có chân giả                   B. Có roi C. Có lông bơi                   D. Có diệp lục 8. Tiêu hóa thức ăn của thủy tức do loại tế bào nào đảm nhiệm A. Tế bào mô cơ tiêu hóa                B. Tế bào mô bì cơ C. Tế bào gai               D. Tế bào thần kinh 9. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do? A. Cơ thể có nhiều tua.  B. Ruột dạng túi. C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới. D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ. 10. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô? A. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.                         B. Luôn sống đơn độc. C. Cơ thể không đối xứng                                               D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp  11. 11.Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào? A. Đối xứng toả tròn.                                                       B. Đối xứng hai bên. C. Đối xứng lưng – bụng.                                                 D. Đối xứng trước – sau 12. Những đại diện nào thuộc ngành giun đốt: A. Giun đất, đỉa, giun rễ lúa      B. Giun đỏ, giun móc câu
  2. C. Rươi, giun đỏ, giun đất                 D. Cả A,B,C 13. Trong các Giun tròn sau, giun nào kí sinh ở thực vật?  A. Giun kim                                                          B. Giun móc câu C. Giun đũa                 D. Giun rễ lúa  14. Vỏ cuticun và lớp cơ ở giun tròn đóng vai trò A. Hấp thụ thức ăn                                                            B. Bộ xương ngoài C. Bài tiết sản phẩm                                                            D. Hô hấp, trao đổi chất 15. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun? A. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở B. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun C. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp D. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất 16. Thức ăn của giun đất là gì? A. Rễ cây                                                       B. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ C. Động vật nhỏ trong đất                             D. Vụn thực vật và mùn đất II/ Câu hỏi tự luận: Câu 1: Những đặc điểm phân biệt động vật với thực vật là gì?  Những đặc điểm quan trọng phân biệt động vật với thực vật: ­ Cấu tạo tế bào không có thành xenlulozơ (cellulose).  ­ Dị dưỡng: sử dụng chất hữu cơ có sẵn để nuôi cơ thể. ­ Có cơ quan di chuyển, hệ thần kinh và  giác quan. Câu 2: Nêu nguyên nhân và cách phòng chống những bệnh sau: a) Bệnh sốt rét b) Bệnh kiết lị  a) Bệnh sốt rét ­Nguyên nhân: Bệnh sốt rét là một bệnh lây nhiễm, do ký sinh trùng sốt rét gây nên và muỗi  Anopheles là động vật truyền bệnh từ người bị sốt rét sang người lành. Bệnh nặng (sốt rét ác  tính) nếu không được cứu chữa kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong. ­Cách phòng chống: + Khi ngủ phải mắc màn. + Tránh muỗi đốt, gia đình nên ngủ màn có tẩm hoá chất xua muỗi. Có thể tẩm hoá chất xua  muỗi vào những tấm rèm để muỗi không bay vào nhà để đốt người. + Hun khói hoặc đốt hương xua muỗi vào buổi tối. + Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh lu, bể chứa nước. + Phun thuốc diệt muỗi.  + Khi có sốt (nghi bị sốt rét) đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và lấy lam máu phát  hiện ký sinh trùng và được điều trị.
  3. b) Bệnh kiết lị ­Nguyên nhân: Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do trùng kiết lị hoặc do vi  khuẩn Shigella. ­Cách phòng chống: +Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi. +Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng. +Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. +Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. +Ðiều trị người lành mang bào nang. Câu 3: Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải  có phương tiện gì? Đề phòng chất độc ở Ruột khoang, khi tiếp xúc với nhóm động vật này nên dùng: vợt, kéo  nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải dùng găng cao su dày để tránh tác động của các tế bào gai độc,  có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay. Câu 4: a) Kể tên những loài giun dẹp kí sinh mà em biết? Giun dẹp thường kí sinh ở bộ  phận nào trong cơ thể người và động vật?   b) Hiện nay có không ít người bị nhiễm sán từ đó dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức  khỏe, thậm chí là tử vong sớm. Em hãy nêu những biện pháp phòng chống bệnh sán hiệu  quả? a) Giun dẹp: sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán bã trầu, sán dây chó, sán dây bò, sán dây lợn, sán  lá phổi, sán lá máu, ... ­Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận giàu chất dinh dưỡng của cơ thể người và động vật như:  ruột non, gan, máu,...  b) Những biện pháp phòng chống bệnh sán: ­ Đề phòng chống sán, ta cần ăn chín uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch, không ăn thịt  lợn gạo, thịt tái, nem sống ... ­ Không đi chân trần ở nơi môi trường nước, đất bị ô nhễm, ẩm thấp. ­ Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi lao động, đi vệ sinh. ­ Gia súc, gia cầm cần nuôi nơi chuồng trại, sân bãi khô ráo, nguồn thức ăn cung cấp cho vật  nuôi cần phải xử lí tốt. ­ Kiểm tra sức khỏe định kì Câu 5: Theo hình 11.2/sgk 42, trình bày sơ đồ vòng đời phát triển của sán lá gan?  Học sinh tự vẽ sơ đồ. Câu 6: Vì sao ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh giun kim, giun đũa cao? Em hãy nêu biện pháp  phòng chống bệnh giun kí sinh? Học sinh nghiên cứu thực tế trả lời. ­ Biện pháp phòng chống bệnh giun kí sinh: + Giữ gìn vệ sinh ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi lao động, đi vệ sinh. + Tẩy giun định kì: 6 tháng một lần, ở những vùng dễ bị nhiễm giun có thể 3­4 tháng tẩy giun  một lần.
  4. + Giữ gìn vệ sinh chăn nuôi, trồng trọt, không bón phân tươi chưa qua xử lí. Câu 7: Giun đất có lợi ích gì với việc trồng trọt? ­ Quá trình di chuyển, đào hang của giun đất làm tơi xốp đất tạo điều kiện cho đất thoáng khí  hơn. ­ Làm tăng độ màu mỡ của đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra. (Lưu ý: Đây chỉ là đề cương mang tính chất tham khảo. HS cần phải nắm vững các kiến  thức cơ bản và các kiến thức thực tiễn để vận dụng khi làm bài kiểm tra.)  Chúc các em học sinh thi tốt 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2