Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đông Hà
lượt xem 1
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đông Hà" hỗ trợ cho các bạn học sinh lớp 11 trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Hóa học để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đông Hà
- NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1. VẬT LÍ 11 I. Trắc nghiệm: Câu 1. Hai điện tích điểm q1, q2 đứng yên, đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, k là hằng số Cu lông. Biểu thức của định luật Culông là A. . B. . C. . D. . Câu 2. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 3. Cách nào sau đây không phải là một trong những cách làm nhiễm điện một vật? A. Nhiễm điện do tiếp xúc. B. Nhiễm điện do cọ xát. C. Nhiễm điện do hưởng ứng. D. Nhiễm điện do làm lạnh vật. Câu 4. Vào mùa khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc. B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. D. hiện tượng nhiễm điện tiếp xúc và hưởng ứng. Câu 5. Chọn câu trả lời đúng. A. Electron và prôton có điện tích cùng độ lớn nhưng trái dấu. B. Electron và prôton có cùng khối lượng. C. Electron và nơtron có điện tích cùng độ lớn nhưng trái dấu. D. Proton và nơtron có cùng điện tích. Câu 6. Một nguyên tử trung hòa trở thành một ion dương khi A. nó bị mất đi một số êlectron. B. nó nhận thêm một số êlectron. C. nó bị mất đi một số prôton. D. nó nhận thêm một số prôton. Câu 7. Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện: A. số hạt mang điện tích dương luân bằng số hạt mang điện tích âm B. tổng đại số các điện tích trong hệ luôn là hằng số. C. tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng không D số các điện tích dương luôn bằng trị tuyệt đối cảu tổng các điện tích âm. Câu 8. Nguyên nhân sự nhiễm điện của các vật là do A. sự linh động của các êlectron. B. sự linh động của các proton. C. sự linh động của các nơtron. D. sự cố định của các êlectron. Câu 9. Một vật nhiễm điện âm là A. vật thừa electron. B. vật thiếu electron. C. vật thừa proton. D. vật thiếu proton. Câu 10. Cường độ điện trường có đơn vị là: A. V/m (vôn/mét) B. V.m (vôn.mét) C. m (mét). D. V (vôn) Câu 11.Điện trường là A. môi trường không khí quanh điện tích. B. môi trường chứa các điện tích. C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. D. môi trường dẫn điện. Câu 12. Tính chất cơ bản của điện trường là A. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. B. mang năng lượng. C. trường thế. D. có đường sức. Câu 13. Khái niệm nào sau đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm? A. Cường độ điện trường. B. Điện trường. C. Điện tích. D. Đường sức điện. Câu 14.Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. Câu 15. Kết luận nào sau đây là sai? A. Vec tơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng hướng với lực điện 𝐹⃗ tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó. B. Hai đường sức không cắt nhau C. Qua bất kì điểm nào trong điện trường cũng có thể vẽ một đường sức D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín. Câu 16. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho A. khả năng thực hiện công của điện trường. B. khả năng tác dụng lực của điện trường. C. khả năng tích điện cho tụ điện. D. khả năng tạo điện tích cho điện trường. Câu 17. Công của lực điện không phụ thuộc vào
- A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường. C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. Câu 18. Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến điểm N dọc theo hướng đường sức điện của điện trường đều 𝑒⃗. Biết khoảng cách giữa hai điểm MN bằng d. Biểu thức xác định công của lực điện tác dụng lên điện tích q là A. A = qEd. B. . C. A = - qEd. D. . Câu 19. Một điện tích điểm q dương chuyển động theo phương vuông góc đường sức điện của một điện trường đều, công của lực điện thực hiện A. luôn dương. B. luôn âm. C. bằng 0. D. không xác định được. Câu 20. Biết hiệu điện thế UMN = 5V. Hỏi đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng? A. VM = 5V. B. VN = 5V. C. VM – VN = 5V. D. VN – VM = 5V. Câu 21. Quan hệ giữa cường độ điện trường E trong điện trường đều và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức: A. B. C. D. Câu 22. Tụ điện là A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi. D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa. Câu 23. Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây là đúng? A. B. C. D. Câu 24. Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. C tỉ lệ thuận với U. B. Q phụ thuộc vào C và U. C. C tỉ lệ nghịch với U. D. C phụ thuộc vào Q và U. Câu 25. Sau khi ngắt tụ điện phẳng khỏi nguồn điện, ta tịnh tiến hai bản theo phương vuông góc với các bản để khoảng cách giữa chúng tăng hai lần, khi đó hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện A. giảm hai lần. B. giảm bốn lần. C. tăng hai lần. D. tăng bốn lần. Câu 26. Đơn vị của điện dung C là: A. Fara (F) B. Henry (H) C. Vôn ( V) D. Culông (C) Câu 27. Để tích điện cho tụ điện, ta phải A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau. C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện. Câu 28. Trong các công thức sau, công thức nào không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là: A. W = Q2/2C. B. W = QU/2. C. W = CU2/2. D. W = C2/2Q. Câu 29. Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. Câu 30. Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ A. tăng 16 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. Câu 31. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của A. các ion dương. B. các electron. C. các ion âm. D. các hạt mang điện. Câu 32. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng A. sinh công của mạch điện. B. thực hiện công của nguồn điện. C. tác dụng lực của nguồn điện. D. dự trữ điện tích của nguồn điện. Câu 33. Công của lực lạ làm dịch chuyển lượng điện tích 12C từ cực âm sang cực dương bên trong của một nguồn điện có suất điện động 1,5V là A. 18J B. 8J C. 0,125J D. 1,8J Câu 34. Trong hệ SI, đơn vị cường độ dòng điện là: A. J(Jun) B. A(ampe) C. W(oát) D. V(vôn) Câu 35. Dòng điện không đổi là dòng điện có A. chiều và cường độ không đổi. B. chiều không đổi, cường độ thay đổi. C. chiều thay đổi đổi, cường độ không đổi. D. chiều và cường độ thay đổi. Câu 36. Tổ hợp các đơn vị đo lường nào dưới đây tương đương với đơn vị cường độ dòng điện trong hệ SI? A. Ω2/V B. V/Ω C. V.Ω D. Ω/V Câu 37. Công suất của dòng điện có đơn vị là
- A. Jun (J) B. Oát (W) C. Vôn (V) D. Oát giờ (W.h) Câu 38. Theo định luật Jun – Len – xơ, nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn thuần điện trở tỉ lệ A. với cường độ dòng điện qua vật dẫn. B. nghịch với bình phương cường độ dòng điện qua vật dẫn. C. với bình phương điện trở của vật dẫn. D. với bình phương cường độ dòng điện qua vật dẫn. Câu 39. Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện tăng 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần. Câu 40. Biết E là suất điện động của nguồn điện; U là hiệu điện thế hai đầu nguồn điện; I là dòng điện chạy qua nguồn và t là thời gian dòng điện chạy qua. Biểu thức tính công của nguồn điện là A. A = E It. B. A = UIt. C. A = E I. D. A = UI. Câu 41. Đoạn mạch điện có hiệu điện thế U, dòng điện chạy trong mạch là I. Biểu thức tính công của dòng điện trong khoảng thời gian t là A. A = U.I.t B. A = U.I/t C. A= U.t D. A = U.I Câu 42. Khi nối hai cực của nguồn điện với một mạch ngoài thì công do nguồn điện sinh ra trong thời gian một phút là 720 J. Công suất của nguồn điện bằng A. 720 W B. 1,2 W C. 12 W D. 7,2 W Câu 43. Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r nối với điện trở R tạo thành mạch điện kín. Biểu thức nào sau đây là biểu thức định luật Ôm với toàn mạch? A. . B. . C. . D. . Câu 44. Nhận xét nào sau đây đúng? Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn. B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn; C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn. D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở mạch ngoài. Câu 45. Hiện tượng đoản mạch của một nguồn điện là hiện tượng A. mạch ngoài để hở. B. mạch ngoài có điện trở vô cùng lớn. C. mạch ngoài có điện trở bằng 0. D. mạch ngoài có điện trở bằng điện trở trong của nguồn. Câu 46. Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là A. nE và r/n. B. nE nà nr. C. E và nr. D. E và r/n. Câu 47. Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E 1, r1 và E 2, r2 mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là: A. B. C. D. Câu 48. Cho đoạn mạch AB như hình bên gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và điện trở R mắc nối tiếp. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB có biểu thức là A. UAB = E –I(r + R). B. UAB = E + I(r + R). C. UAB = I(r + R) – E. D. UAB = E + I(R – r). II. TỰ LUẬN Câu 1. Một điện tích Q = 2.10-9 C đặt tại điểm A trong chân không. a) Tính độ lớn, vẽ véctơ cường độ điện trường tại điểm M cách A một Q khoảng 5 cm. M b) Một điểm N thuộc mặt phẳng hình vẽ. Biết véctơ cường độ điện trường A tại N cùng phương, ngược chiều với véctơ cường độ điện trường tại M, chúng có độ lớn EM = 2EN. Tìm khoảng cách giữa hai điểm M và N. Câu 2. Một điện tích điểm Q = 5.10-9 C đặt trong chân không, a) Tính cường độ điện trường tại một vị trí cách điện tích một khoảng 10 cm. b) Xác định vị trí mà tại đó cường độ điện trường bằng 1350V/m. Câu 3. Cho hai điểm A, B cách nhau 10cm trong chân không. Đặt điện tích q =2. 10-8 C tại A. Xác định phương, chiều, độ lớn của vectơ cường độ điện trường tại B. Câu 4. Hai điện tích q1 = +3.10-9 C; q2 = +3.10-9 C được đặt tại hai điểm A và B, cách nhau một đoạn AB = 12 cm trong không khí . Xác định vị trí M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0. Câu 5. Một quả cầu nhỏ có khối lượng 0,1g và mang điện tích
- q = 10-6 C được thả nhẹ tại điểm M trong điện trường đều có độ lớn E = 105 V/m. a) Tính độ lớn và vẽ lực điện tác dụng lên điện tích q. b) Sau thời gian t = 5s, vật chuyển động đến điểm N. Hãy tính hiệu điện thế giữa hai điểm M, N. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Câu 6. Một điện trường đều có cường độ điện trường E = 104V/m. Đặt cố định một hạt electron tại điểm H trên một đường sức điện như hình vẽ. Biết electron có điện tích q = - 1,6.10-19 C, bỏ qua trọng lực của electron và bỏ qua ma sát. H a) Xác định lực điện tác dụng lên electron. • E b) Buông electron để electron bắt đầu chuyển động, sau một khoảng thời gian t thì electron đến điểm I cách H 2cm. Tính công của lực điện đã thực hiện trong khoảng thời gian t trên và hiệu điện thế giữa hai điểm I,H. . Câu 7. Khi một điện tích q = 6 C, di chuyển dọc theo hướng đường sức từ M đến N trong điện trường E = 5000V/m thì lực điện thực hiện một công A = 1,2mJ. Tính khoảng cách giữa hai điểm M và N? Câu 8. Một e bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điển thế UMN = 100V. Công mà lực điện sinh ra là bao nhiêu? Câu 9. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 5Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 15V.Tính suất điện động của nguồn điện đó. Câu 10. Xét mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 2 V, điện trở trong r = 0,1 mắc với điện trở ngoài R = 99,9 . Tìm hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Câu 11. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết . Tính: E, r - D a) Điện trở tương đương mạch ngoài. + R1 R4 b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1. c) Hiệu điện thế hai đầu các điện trở, công suất tiêu thụ trên đoạn mạch. A R2 R3 B Câu 12. Cho mạch điện như hình vẽ: E = 12V, r = 0,1, C R1 = R2 = 2, R3 = 4, R4 = 4,4. a) Tìm điện trở tương đương mạch ngoài. E1, r1 E2, r2 A b) Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính và UAB. c) Tìm cường độ dòng điện qua mỗi nhánh rẽ và UCD. R3 R1 Câu 13. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết: E1 = 9V, r1 = 1Ω, B E2 = 3V, r2 = 2Ω, R1 = 6Ω, R2 = 3Ω, R3 = 1Ω. Bỏ qua điện trở các dây nối. a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. b) Xác định hiệu điện thế giữa hai điểm A và B. R2 Câu 14. Cho mạch điện mắc như hình vẽ. Trong đó: E1 = 12 V; r1 = 1 Ω; E2 = 3 V; r2 = 1 Ω; Các điện trở có giá trị: R1 = 3 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = 5 Ω. Tính: a) cường độ dòng điện chạy qua điện trở R3. b) Hiệu điện thế hai đầu A,B. Câu 15. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Các nguồn có suất điện động E1, r1 E3, r3 E1 = E2 = 7V, E3 = 14V và các điện trở trong C r1 = r2 = 2, r3 = 1. Các điện trở mạch ngoài R1 = 2, R2 = 12, R3 = 4. A E2, r2 R2 B a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. b) Xác định hiệu điện thế giữa hai điểm C và D. D R3 R1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 81 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 187 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 137 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 75 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 59 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 94 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 129 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn