intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ- LỚP 9 Năm học: 2023 -2024 I/ LÝ THUYẾT 1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó . - Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. 2. Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm - Trong mạch điện điện trở được kí hiệu là hay - Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. - Công thức: Trong đó: U là hiệu điện thế (V) I là cường độ dòng điện (A) R là điện trở (Ω) 3. Đoạn mạch nối tiếp: - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp , cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm : I = I1 = I2 = . . . .= In - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần : U = U1 + U2 + …. + Un - Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở thành phần: Rtđ= R1 + R2 + . . . + Rn - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp , hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: = 4.Đoạn mạch song song:
  2. - Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I1 + I2 - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 - Điện trở tương đương của đoạn mạch tính theo công thức: - Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: 5. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn, vào vật liệu làm dây dẫn và vào vật liệu làm dây dẫn . - Điện trở của một dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây , tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. - Công thức: Trong đó : ρ là điện trở suất (Ω.m) l là chiều dài dây dẫn (m) S là tiết diện dây dẫn (m2) - Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt . 6. Biến trở- Điện trở dùng trong kỹ thuật - Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - Kí hiệu biến trở: 7.Công suất điện. - Số oát ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường. Vd: Trên bóng đèn có ghi 220V-40W giải thích ý nghĩa các số liệu trên? - Ý nghĩa: + Hiệu điện thế định mức của đèn là 220V + Công suất định mức của đèn là 40W. Nghĩa là : khi đèn mắc đúng vào hiệu diện thế 220V nó hoạt động bình thường và tiêu thụ một công suất điện bằng 40W. - Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hđt giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó - Công thức : P= U.I = I .R= 2 Trong đó: P là công suất (W) U là hđt (V) I là cđdđ (A)
  3. 8.Điện năng – Công của dòng điện - Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng. - Công của dòng điện sản ra ở một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. - Công thức: A= P.t = U.I.t = I2.R.t = .t Trong đó: U là hđt (V) I là cđdđ (A) t là thời gian (s). A là công của dòng điện (J) 1J = 1W .1s = 1V .1A .1s . - Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện . Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilooat giờ. 1KW.h = 3 600 000 J = 3 600 KJ. II. MÔT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO: Bài 1:Một bóng đèn sử dụng hiệu điện thế 220V được thắp sáng liên tục với cường độ dòng điện 2A trong 4 giờ. Tính công của dòng điện khi bóng đèn sáng bình thường. Bài 2: Một đoạn dây bằng đồng có chiều dài 1,2m được mắc vào nguồn điện thì thấy điện trở của đoạn dây đó là 6Ω. Tính tiết diện của đoạn dây đó biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ωm. Bài 3 :Cho (R1ntR2) // R3. Ampe kế mắc nối tiếp với R3. Biết R1 = R2 = R3 = 3 . a. Vẽ sơ đồ mạch điện b. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. c. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch khi ampe kế chỉ 1A Bài 4:Cho mạch điện gồm : R1 nt (R2//R3).Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch chính.Biết: R1= 4 , R2=10 , R3= 15 ,U = 5V. a. Vẽ sơ đồ mạch điện b. Tính điện trở tương đương của mạch. c. Tínhcường độ dòng điện qua mỗi điện trở. Bài 5:Cho mạch điện gồm: R nt (R1//R2).Ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua R1, ampe kế A2 đo cường độ dòng điện qua R 2. Biết R1= 20 , R = 10 . Ampe kế A1 chỉ 1,5A, Ampe kế A2 chỉ 1,0A. Các dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể. a.Tính điện trở R2 và điện trở tương đương của mạch. b.Tính hiệu điện thế của mạch. Bài 6: Một bếp điện có ghi: 220V – 600W, được mắc vào hiệu điện thế 220V. Hãy tính: a. cường độ dòng điện qua dây xoắn (dây điện trở của bếp) b. điện trở của dây .
  4. Bài 7:Cho mạch điện gồm: Rxnt(Đ // R1). Ampe kế mắc nối tiếp với R x. Biết U = 12V, R1= 6 , RA rất nhỏ. Đèn có ghi: 6V – 3W. Rx là một biến trở con chạy và có giá trị 6 a. Tính R toàn mạch và số chỉ của ampe kế. b. Độ sáng của đèn như thế nào? Bài 8:Ba điện trở R1 = 6 ,R2= 12 R3= 16 mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 24V a.Tính điện trở tương đương của mạch b.Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. c.Tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 30s. Bài 9:Một dây dẫn bằng nicôm dài 15m, tiết diện 1,5mm 2 được mắc vào hiệu điện thế 28V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn này. Cho điện trở suất của nicrôm là 1,1.10 -6 m. Bài 10:Mắc một đoạn dây dẫn vào giữa hai cực của một nguồn điện có hđt 28V thì dòng điện qua dây có cường độ là 2A. a. Tính điện trở của đoạn dây dẫn. b. Biết đoạn dây dẫn dài 11,2m tiết diện 0,4mm 2. Hãy tìm điện trở suất của chất làm dây dẫn Bài 11:Trên một ấm điện có ghi: 220V – 900W. a. Tính cường độ dòng điện định mức của ấm điện. b. Tính điện trở của ấm điện khi hoạt động bình thường. c. Dùng ấm này để đun sôi nước trong thời gian 20 phút ở hiệu điện thế 220V. Tính điện năng tiêu thụ của ấm. Bài 12:Một khu dân cư có 45 hộ gia đình trung bình một ngày mỗi hộ sử dụng một công suất điện 150W trong 5h. a.Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư. b.Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày. Bài 13:Trên một bóng đèn dây tóc có ghi: 220V – 100Wvà trên một bóng đèn dây tóc khác có ghi: 220V – 40W. a. So sánh điện trở của 2 bóng khi chúng sáng bình thường. b. Mắc song song hai bóng này vào hiệu điện thế 220V thì đèn nào sáng hơn? Vì sao? Tính điện năng mà mạch điện này tiêu thụ trong 1h. Bài 14:Giữa hai điểm A và B của mạch điện có R 1 = 30Ω và R2 = 20Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B không đổi bằng 24V. a. Tính cường độ dòng điện qua R1,R2. b. Mắc thêm một điện trở R3 song song với R2 sao cho dòng điện qua R 1 có cường độ gấp 5 lần cường độ dòng điện qua R2. Tính điện trở R3 và cường độ dòng điện qua R1.
  5. Bài 15:Cho 2 bóng đèn Đ1 (12V - 9W) và Đ2 (6V - 3W). a. Có thể mắc nối tiếp 2 bóng đèn này vào hiệu điện thế U= 18V để cả 2 đèn cùng sáng bình thường được không? Vì sao? b. Mắc 2 bóng đèn này cùng với 1 biến trở có con chạy vào hiệu điện thế cũ (U = 18V) như hình vẽ thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để 2 đèn sáng bình thường? --- HẾT --- CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0