intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" dành cho các em học sinh lớp 6 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II GDCD 6 NĂM HỌC 2022-2023 I. Trắc nghiệm Câu 1: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ: A. con người. C. tự nhiên. B. ô nhiễm. D. xã hội. Câu 2: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần A. bình tĩnh. C. lo lắng. B. hoang mang. D. hốt hoảng. Câu 3: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên: A. đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm. B. không đi bơi một mình mà nên bơi theo nhóm. C. đi bơi cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta cần: A. thường xuyên xem dự báo thời tiết. B. chủ động chuẩn bị đồ phòng chống. C. không đi qua sông suối khi có lũ. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Tiết kiệm được hiểu là: biết sách sử dụng hợp lí, đúng mức A. của cải vật chất của bản thân. B. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác. C. thời gian của bản thân và người khác.
  2. D. thời gian và công sức của bản thân. Câu 6: Người tiết kiệm là người như thế nào? A. Có lối sống ích kỉ, tích cách keo kiệt, bủn xỉn. B. Mua bất cứ thứ gì mình thích dù không sử dụng đến. C. Mua nhiều váy áo đẹp, hiện đại để trưng diện, sống ảo. D. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác. Câu 7: Câu tục ngữ “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” phản ánh về đức tính gì ở con người? A. Siêng năng, chăm chỉ. C. Kiên trì. B. Tiết kiệm. D. Thương yêu con người. Câu 8: Nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? A. Đang có mưa lớn, B rủ các bạn cùng lớp ra sân trường tắm mưa. B. P khuyên các bạn không bơi lội trên sông suối khi có lũ quét, lũ ống. C. L vẫn thản nhiên sử dụng các thiết bị điện tử khi ngoài trời mưa giông, lốc,sét. D. Dù dự báo sắp có mưa bão lớn, gia đình ông B vẫn cho thuyền ra khơi đánh cá. Câu 9: Số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là gì? A. Số máy 111. B. Số máy 112. C. Số máy 113. D. Số máy 114. Câu 10: Khi đang chơi trong nhà, K thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà K để chơi. Nếu em là K, em nên xử lí như thế nào? A. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác. B. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết. C. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. D. Ngay lập tức đuổi người phụ nữ đó đi. Câu 11: Tình huống nguy hiểm từ con người là
  3. A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người. B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống. C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản. D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống. Câu 12: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện. B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn. C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm. D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. Câu 13: Phương án nào sau đây không thoát khỏi tình huống nguy hiểm? A. Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn B. Đánh lạc hướng đối phương C. Gọi điện cho người thân hoặc cơ quan hỗ trợ D. Tránh những chỗ đông người, không cần của hỗ trợ người lớn Câu 14: Trái nghĩa với tiết kiệm là A. kẹt sỉ. C. ích kỉ. B. bủn xỉn. D. lãng phí. Câu 15: Thành ngữ nào nói về tiết kiệm? A. Năng nhặt chặt bị. C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. B. Cơm thừa gạo thiếu. D. Vung tay quá trán. Câu 16: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm? A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.
  4. B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết. C. Bản thân có nhiều tiền. D. Ý A và B đều đúng. Câu 17: Để tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì? A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. B. Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian. C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động. D. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác. Câu 18: Năm học vừa rồi, K đạt giải nhất kì thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp thành phố. Bố mẹ K rất vui và tự hào nên quyết định tổ chức liên hoan thật to để mời họ hàng đến chung vui. K khuyên bố mẹ không nên tổ chức liên hoan linh đình và tâm sự rằng:bản thân mới chỉ đạt được một thành tích nhỏ, K vẫn cần cố gắng, nỗ lực học tập nhiều hơn. Tuy nhiên, bố mẹ K không đồng ý với góp ý của K, bố mẹ vẫn quyết định tới nhà bác Q vay tiền để tổ chức 20 bàn tiệc. Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã thể hiện đức tính tiết kiệm? A. Bác Q. C. Bạn K. B. Bố mẹ K. D. Bố mẹ K và K. Câu 19: Mỗi học sinh cần chủ động học tập cách ứng phó trước các tình huồng nguy hiểm từ thiên nhiên vì? A. Giúp thoát khỏi nguy hiểm B. Giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gặp phải trong cuộc sống. C. Dự đoán và biết cách phòng tránh được các nguy hiểm có thể xảy ra D. Cả 3 đáp án trên Câu 20: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn L đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ
  5. và được mẹ nhờ đưa L về nhà. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào? A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng. B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin. C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc. D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai. II. Tự luận Câu 1: Thếnàolàtiếtkiệmvàlấyvídụvềbiểuhiệncủatiếtkiệmtrongcuộcsống? Câu 2: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: Qua mạng xã hội Facebook, H có làm quen với một bạn nữ có nickname là em Q. Sau một thời gian nói chuyện, bạn nữ ngỏ lời rủ H đi chơi xa. Nghe lời bạn, vào một buổi sớm, nhân lúc bố mẹ còn đang ngủ, H đã trốn khỏi nhà lên taxi cùng bạn và nhắn lại gia đình là đi chơi ở thành phố. Để có tiền đi taxi, Q đã gợi ý cho H đưa điện thoại cho mình mang đi cầm đồ. Đi được khoảng hơn 1 giờ, H cảm thấy bất an, muốn về, nhưng Q nói đi cố thêm 20km nữa đến một nơi khác để Q đòi tiền một người quen và sẽ chuộc lại điện thoại. H đành nghe theo Q. Tuy nhiên, do ngủ quên trên xe nên H không nhìn đường. Lúc tỉnh dậy, H mới biết mình đang ở một tỉnh khác cách xa nhà. Sau khi biết con gái đi khỏi nhà mà không liên lạc được, bố mẹ H đã trình báo chính quyền địa phương, đồng thời đăng tải thông tin tìm kiến H lên mạng Facebook để nhờ cộng đồng tìm kiếm, giúp đỡ nhưng đến tận 3 ngày sau vẫn không có một tin tức gì hồi đáp. a. Trong câu chuyện trên, tình huống mà H đã trải qua có mối nguy hiểm như thế nào? b. Theo em, học sinh cần tránh điều gì qua tình huống trên? Câu 3: Kểlạinhữngnguyhiểmtừthiênnhiênđãxảyratạinơiemsinhsống. Nhữngnguyhiểmđóđãgâyrahậuquảgìđốivới con ngườivàtàisản?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2