intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II - HÓA 8 Năm học 2022–2023 A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ HÓA 8 OXI 1. Tính chất vật lí của oxi: - Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Oxi hóa lỏng ở -1830C, có màu xanh nhạt. 2. Tính chất hóa học của oxi: Tác dụng với phi kim: S(r) + O2 ( k )g SO2g( k ) Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2g Fe3O4 Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2g CO2 +2H2O 3. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm + Bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như kaliclorat (KClO3) hay kali pemanganat (KMnO4). + PTHH: 2KClO3g 2KCl + 3O2g 2KMnO4g K2MnO4 + MnO2+ O2g + Cách thu khí: - Cho oxi đẩy không khí - Cho oxi đẩy nước. 4. Phản ứng phân huỷ Là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới Ví dụ: 2KClO3g 2KCl + 3O2g 5.Phản ứng hoá hợp
  2. Là phản ứng hoá học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Ví dụ: 3Fe( r ) + 2O2(k )g Fe3O4(r ) 6. Ứng dụng của oxi Khí oxi cần cho: 1. Sự hô hấp của người và động vật. 2. Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. OXIT 1. Định nghĩa Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. - Ví dụ: CO2 ,SO2, P2O5 Fe2O3, CuO, CaO… 2. Phân loại: Chia làm 2 loại. - Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit (CO2 ,SO3, N2O5…) - Oxit bazo là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazo (Fe2O3, CuO, CaO…)\ 3. Cách gọi tên oxit: Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit Na2O natri oxit NO nitơ oxit Oxit bazơ ( oxit kim loại) Tên oxit = tên kim loại ( kèm theo hoá trị )+ oxit Vd: Fe2O3 sắt (III) oxit FeO sắt (II) oxit Oxit axit ( oxit phi kim ) Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tửPK ) + oxit (kèm tiền tố chỉ sốnguyên tử O) Vd: CO2 cacbon đi oxit SO2 lưu huỳnh đi oxit SO3 lưu huỳnh tri oxit KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
  3. 1) Thành phần của không khí + Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. +Thành phần theo thể tích: 78% nitơ; 21 % oxi; 1 % các khí khác (CO2,hơi nước, khí hiếm....). 2) Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm: - Thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa lượng khí thải trong đời sống và trong sản xuất. - Xử lý khí thải từ các nhà máy,lò đốt, các phương tiện giao thông… - Trồng cây xanh, trồng rừng và bảo vệ rừng. - Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ KK. 3) Điều kiện phát sinh sự cháy: - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. - Phải cung cấp đủ oxi cho sự cháy. 4) Dập tắt sự cháy (1 trong 2 biện pháp) - Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. - Cách li chất cháy với khí oxi. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. m = n × M (g) ; n = m: M V = n x 22,4 ; n = V: 22,4
  4. B. CÂU HỎI THAM KHẢO: I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Trong đời sống khí Oxi dùng để A. bơm vào bóng bay. B. hô hấp, đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. C. hô hấp, chữa cháy. D. hàn cắt kim loại, chất tẩy rửa. Câu 2: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là dựa vào tính chất A. khí oxi nặng hơn không khí B. khí oxi ít tan trong nước C. khí oxi không màu D. khí oxi không độc Câu 3: Nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: A. KMnO4 và KClO3 B. Không khí và KMnO4 C. CO2 và H2O D. KClO3và CO2 Câu 4: Thành phần chủ yếu của không khí gồm: A. 78% O2 và 21% N2. B. 78% N2 và 21% O2. C. 78%CO2 và 21% N2. D. 21% O2 và 21% hơi nước. Câu 5: Dãy chất nào thuộc loại oxit axit? A. SO2, SO3, P2O5, N2O3. B. CO, Fe3O4, SO3, ZnO C. ZnO, BaO, Al2O3, MgO. D. SiO2, P2O5, Cu2O, N2O5. Câu 6: Dãy chất nào thuộc loại oxit bazơ? A. SO3, SO2, P2O5, N2O5. B. CO2, Fe3O4, SO3, ZnO C. CuO, CaO, Fe2O3, MgO. D. SO2, P2O5, K2O, N2O5. Câu 7:Cho sơ đồ phản ứng : 4Al + 3O2 ---> xAl2O3 , x bằng: A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 8:Cho sơ đồ phản ứng : x P + 5O2 ---> 2 P2O5 , x bằng: A. 5 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 9: Khi ở trạng thái lỏng oxi có màu: A. vàng B. đỏ C. tím D. xanh nhạt Câu 10:Chọn các từ thích hợp điền vào các chỗ (……………) trong câu sau: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có ………chất mới được tạo thành từ ……hay ……….chất ban đầu. Câu 11:Chọn các từ thích hợp điền vào các chỗ (……………) trong câu sau:
  5. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ ………chất sinh ra ……..hay …….chất mới (chất sản phẩm). Câu 12: Đốt cháy 0,1 (mol) Lưu huỳnh trong khí oxi. Thể tích khí Lưu huỳnh đioxit (SO2) thu được là A. 2,24lít B. 4,48lít C. 5,6 lít D. 11,2lít II. Tự luận Câu 13: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao. Câu 14: a) Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì? b) Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy là gì? Câu 15: Cho các sơ đồ phản ứng sau: a)Fe +Cl2gFeCl3 b)Mg + O2g MgO c) K2O + H2OgKOH d) Fe(OH)3g Fe2O3 + H2O e) KNO3gKNO2+ O2 f) KClO3gKCl + O2 Lập phương trình hóa học của các phản ứng và gọi tên các phản ứng. Câu 16: Phân loại và đọc tên các oxit sau: Fe2O3, MgO, FeO, CO2, SO2, Cr2O3, BaO, SO3, CuO, Cu2O Câu 17: Một số công thức hóa học được viết như sau: Fe2O3, MgO, Mg2O, MgOH, HCl, NaCl2 , NaCl, Na2O Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai. Câu 18: Để điều chế oxi người ta nhiệt phân 98g Kali clorat (KClO3). a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính số gam khí oxi (O2) và số gam kali clorua (KCl) tạo thành. c. Dùng lượng khí oxi thu được ở phản ứng trên đốt lượng Cacbon lấy dư. Tính thể tích khí Cacbon đioxit tạo thành (ở đktc). Câu 19: Để điều chế oxi người ta nhiệt phân 63,2 gam Kali pemanganat (KMnO 4). a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích khí oxi (O2) tạo thành (ở đktc).
  6. c. Dùng lượng khí oxi thu được ở phản ứng trên đốt lượng sắt lấy dư. Tính khối lượng oxit sắt từ (Fe3O4) tạo thành. - - HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2