intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng làm bài, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Trường THCS Ngô Sĩ Liên MÔN HÓA HỌC 8 A. LÝ THUYẾT 1. Tính chất vật lý, tính chất hóa học và điều chế khí oxi, khí hiđro trong phòng thí nghiệm. Viết PTHH minh họa. 2. Khái niệm oxit và phân loại oxit. Mỗi loại cho 5 ví dụ minh họa, đọc tên và nêu axit/bazơ tương ứng. 3. Phân biệt phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế. Mỗi loại phản ứng cho 1 ví dụ minh họa. 4. Viết các công thức chuyển đổi giữa n, m, V (đktc) (đkt), d. B. BÀI TẬP THAM KHẢO I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong các chất khí sau chất khí nào nhẹ nhất? A. Khí H2. B. Khí O2. C. Khí CO. D. Khí NO2. Câu 2. Khi thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí phải để úp ống nghiệm vì khí H2 A. tan ít trong nước B. nặng hơn không khí C. nhẹ hơn không khí D. tan nhiều trong nước Câu 3. Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí oxi? A. Tàn đỏ tắt ngay. B. Không có hiện tượng gì. C. Tàn đỏ tắt dần. D. Que đóm còn tàn đỏ bùng cháy. Câu 4. Ứng dụng nào sau đây của khí hiđro? A. Khử oxit kim loại. B. Đốt cháy nhiên liệu. C. Dùng cho sự hô hấp. D. Tạo mưa axit. Câu 5. Ứng dụng nào sau đây của khí oxi? A. Khử oxit kim loại. B. Đốt cháy nhiên liệu. C. Tạo hiệu ứng nhà kính. D. Tạo mưa axit. Câu 6. Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? A. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2. B. SO2 + H2O → H2SO3. C. 2KMnO4 ⎯⎯ K2MnO4 + MnO2 + O2. D. Fe + 2HCl →FeCl2 + H2. → 0 t
  2. Câu 7. Phản ứng nào là phản ứng thế? A. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2. B. SO2 + H2O → H2SO3. C. 2KMnO4 ⎯⎯ K2MnO4 + MnO2 + O2. D. Fe + 2HCl →FeCl2 + H2. → 0 t Câu 8. Phản ứng nào là phản ứng phân hủy? A. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2. B. SO2 + H2O → H2SO3. C. 2KMnO4 ⎯⎯ K2MnO4 + MnO2 + O2. D. Fe + 2HCl →FeCl2 + H2. → 0 t Câu 9. Trong phòng thí nghiệm, người ta muốn thu khí oxi (O2) vào bình thì phải đặt bình như thế nào? A. Đứng bình miệng bình hướng lên trên. B. Đặt bình nằm theo chiều ngang. C. Đặt bình nằm theo hướng nghiêng. D. Ngược bình miệng bình hướng xuống dưới. Câu 10. Trong phòng thí nghiệm, người ta muốn thu khí hiđro (H2) vào bình thì phải đặt bình như thế nào? A. Đứng bình miệng bình hướng lên trên. B. Đặt bình nằm theo chiều ngang. C. Đặt bình nằm theo hướng nghiêng. D. Ngược bình miệng bình hướng xuống dưới. Câu 11. Kim loại nào không tác dụng trực tiếp với khí oxi? A. Cu. B. Zn. C. Ag. D. Fe. Câu 12. Trong những oxit sau “CuO, ZnO, Fe2O3, CaO”, oxit nào không bị khí hiđro khử? A. CaO. B. Fe2O3. C. CuO. D. ZnO. Câu 13. Có 3 lọ khí bị mất nhãn đựng “O2,CO2, H2”. Có thể nhận ra mỗi khí bằng cách A. dùng que đóm còn than hồng. B. dùng dung dịch nước vôi trong. C. dùng đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao. D. Cả A và B. Câu 14. Có 3 lọ khí bị mất nhãn đựng “O2, H2, không khí”. Có thể nhận ra mỗi khí bằng cách A. dùng que đóm còn than hồng. B. dùng dung dịch nước vôi trong. C. dùng đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao. D. Cả A và C. Câu 15. Dãy chất nào sau đây đều là oxit? A. SO2, MgSO4, CuO. B. CO, SO2, CaO. C. CuO, HCl, KOH. D. FeO, CuS, MnO2. Câu 16. Dãy chất nào sau đây đều là oxit bazơ? A. CO2, SO2, MgO, H2O. B. CO2, SO3, P2O5, N2O5. C. MgO, Al2O3, N2O5, SO2. D. K2O, CaO, ZnO, Fe2O3. Câu 17. Dãy chất nào sau đây đều là oxit axit?
  3. A. CO2, SO2, MgO, H2O. B. CO2, SO3, P2O5, N2O5. C. MgO, Al2O3, N2O5, SO2. D. K2O, CaO, ZnO, Fe2O3. Câu 18. Khối lượng của 0,1 mol Al là A. 2,7 gam. B. 5,4 gam. C. 27 gam. D. 54 gam. Câu 19. Thể tích của 3,4 gam khí H2S (ở đktc) là A. 2,24 lít. B. 2,4 lít. C. 22,4 lít. D. 76,16 lít. II. TỰ LUẬN Câu 1. Hoàn thành bảng sau: CTHH Phân loại Gọi tên Axit hoặc bazơ tương ứng MgO FeO Fe2O3 CO2 Na2O CaO SO2 SO3 P2O5 N2 O5 …….. Câu 2. Hiện nay không khí một số nơi trên thế giới đang bị ô nhiễm. Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm và đưa ra một số biện pháp để bảo vệ không khí tránh bị ô nhiễm. Câu 3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì? a. P + ….  P2O5 b. H2 + CuO  …. + H2O c. Al + O2  …. d. Fe + HCl  …. + H2 e. …. + O2  H2 O f. KMnO4  …. + …. + O2 g. Ca + O2  ….
  4. h. KClO3  …. + ……. Câu 4. Cho 19,5g Zn tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl. a. Tính khối lượng kẽm clorua ZnCl2 thu được sau phản ứng. b. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc. c. Nếu dùng toàn bộ lượng khí hiđro ở trên đem khử 16g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? dư bao nhiêu gam? Câu 5. Cho 4,8 g Mg tác dụng với dung dịch axit chứa 7,3 g HCl thu được muối magie clorua MgCl2 và khí hiđro. a. Viết phương trình phản ứng hóa học. b. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. c. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Câu 6. Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch axit chứa 24,5 gam H2SO4. a. Viết phương trình phản ứng hóa học. b. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. c. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Câu 7. Cho kim loại Al, Fe vào dung dịch HCl a. Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho khí hiđro nhiều hơn? b. Nếu thu được cùng 1 lượng khí hiđro thì khối lượng kim loại nào dùng ít hơn? Câu 8. Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào cho nhiều khí O2 hơn? Giải thích. --------------------------------------HẾT-------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2