intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. Trường THCS Phước Nguyên Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN- Tin học ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HKII MÔN HÓA HỌC 9. NĂM HỌC 2021-2022 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH. C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3. Đáp án: B Câu 2: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ? A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Đáp án: A Câu 3: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. C2H6O, CH4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4. C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Đáp án: C Câu 4: Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là A. IV, II, II. B. IV, III, I. C. II, IV, I. D. IV, II, I. Đáp án: D Câu 5: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là
  2. A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh. C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh. Đáp án: C Câu 6: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết A. thành phần phân tử. B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác. Đáp án: C Câu 7: Hãy cho biết chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ? A. C6H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2. Đáp án: C Câu 8: Trong phân tử metan có A. 4 liên kết đơn C – H. B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H. C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H. D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H. Đáp án: A Câu 9: Phản ứng đặc trưng của metan là A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy. Đáp án: B Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí metan, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là
  3. A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 10 gam. Đáp án: B Câu 11: Khối lượng khí CO2 và khối lượng H2O thu được khi đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan lần lượt là A. 44 gam và 9 gam. B. 22 gam và 9 gam. C. 22 gam và 18 gam. D. 22 gam và 36 gam. Đáp án: C Câu 12: Tính chất vật lý của khí etilen A. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí. B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. C. là chất khí màu vàng lục, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Đáp án: B Câu 13: Khí etilen không có tính chất hóa học nào sau đây ? A. Phản ứng cháy với khí oxi. B. Phản ứng trùng hợp. C. Phản ứng cộng với dung dịch brom. D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng. Đáp án: D Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng rượu etylic với chất xúc tác là H2SO4 đặc, nhiệt độ > 1700C để điều chế khí X. Khí X là A. Cl2. B. CH4. C. C2H4. D. C2H2. Đáp án: C
  4. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí etilen ở đktc. Thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng ở đktc là ( biết rằng khí oxi chiếm 20% thể tích không khí) A. 11,2 lít; 56 lít. B. 16,8 lít; 84 lít. C. 22,4 lít; 112 lít. D. 33,6 lít; 68 lít. Đáp án: B Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 14 gam khí etilen. Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc và khối lượng khí CO2 sinh ra là A. 33,6 lít; 44 gam. B. 22,4 lít; 33 gam. C. 11,2 lít; 22 gam. D. 5,6 lít; 11 gam. Đáp án: A Câu 17: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. một liên kết ba. D. hai liên kết đôi. Đáp án: C Câu 18: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao. B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao. C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao. D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao. Đáp án: D Câu 19: Axetilen có tính chất vật lý A. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. C. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí . D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
  5. Đáp án: B Câu 20: Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là A. 16,0 gam. B. 20,0 gam. C. 26,0 gam. D. 32,0 gam. Đáp án: D Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ? A. 300 lít. B. 280 lít. C. 240 lít. D. 120 lít. Đáp án: B II.TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy viết công thức cấu tạo và nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của Etilen ; Metan ? Viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất hóa học trên. Câu 2: a. Hãy viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: CH3Br; CH4O; CH4; C2H6; C2H5Br. b. Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có CTPT sau: C3H8; C3H6; C3H4. Câu 3: a/ Hãy nêu phương pháp hóa học loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được metan tinh khiết? b/ Nêu phương pháp hoá học phân biệt 3 khí đựng trong 3 bình riêng biệt: khí cacbonic, khí etilen, khí metan. c/ Điền từ thích hợp “có” hoặc “ không” vào các cột sau: Có liên kết đôi Làm mất màu Phản ứng Tác dụng với dung dịch trùng hợp oxi brom Metan Etilen
  6. Câu 4: Viết PTHH thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: CH 3 CH 2Cl 3 1 2 CH 3 CH 2OH CH 2 CH 2 CH 3 CH 3 4 CH 2 Br CH 2 Br Câu 5: Hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lửa sẽ bùng cháy. b. Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến sẽ tắt. Câu 6: Đốt cháy 3 gam một hợp chất hữu cơ A, thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ là 30 gam. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ A. Câu 7: Đốt cháy 28 ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2 ml khí oxi. a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. b. Tính thể tích khí CO2 tạo ra. (Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Câu 8: Hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp A (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 20 gam kết tủa . Hãy tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. Câu 9: Đốt cháy 2,2 gam một hợp chất hữu cơ A, thu được 6,6 gam khí CO2 và 3,6 gam H2O. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ là 44 gam. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ A. Câu 10: Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng: a/ Bao nhiêu lít oxi? b/ Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi? Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. – Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0