intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là gì? A. Đất sét, đá vôi, cát. B. Vôi sống, đá vôi, sođa. C. Đất sét, đá vôi, sođa. D. Cát, đá vôi, vôi sống. Câu 2: Dạng thù hình nào của cacbon có khả năng dẫn điện? A. Kim cương. B. Cacbon vô định hình. C. Than chì. D. Cả ba dạng trên. Câu 3: Khi đốt than tự nhiên để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi, những chất khí nào được tạo ra thường gây ô nhiễm môi trường? A. CO2, SO2, O2. B. CO, CO2, SO2. C. CO2, CO, N2. D. CO, O2, CO2. Câu 4: Dãy nào dưới đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần? A. O, F, N, P. B. F, O, N, P. C. O, N, P, F. D. P, N, O, F. Câu 5: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc nào? A. Theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử. B. Theo chiều tăng của số electron lớp ngoài cùng. C. Theo chiều tăng của số đơn vị điện tích hạt nhân. D. Theo chiều tăng của số lớp electron. Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Mỗi công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ có thể biểu diễn được nhiều chất. B. Công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chỉ cho biết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất. C. Ứng với mỗi công thức phân tử của hợp chất hữu cơ chỉ có một chất. D. Ứng với mỗi công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có thể có nhiều chất. Câu 7: Trong phân tử hợp chất hữu cơ: oxi, cacbon, hiđro có hóa trị lần lượt là bao nhiêu?
  2. A. I, II, IV. B. II, IV, I. C. II, II, I. D. I, II, I. Câu 8: Trong phân tử của hợp chất hữu cơ phải có nguyên tố nào? A. Oxi. B. Hiđro. C. Nitơ. D. Cacbon. Câu 9: Chất nào dưới đây là hiđrocacbon? A. C2H5Cl. B. C2H2. C. C2H6O. D. C2H5O2N. Câu 10: Cho các thông tin sau: (1) Số đơn vị điện tích hạt nhân trong nguyên tử của nguyên tố. (2) Số nơtron trong nguyên tử của nguyên tố. (3) Số electron trong nguyên tử của nguyên tố. (4) Số proton trong nguyên tử của nguyên tố. (5) Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. (6) Khối lượng nguyên tử của nguyên tố. Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết những thông tin gì? A. (1); (3); (4); (5). B. (1); (2); (3); (4). C. (2); (4); (5); (6). D. (1); (3); (5); (6). Câu 11: Mỏ dầu thường có bao nhiêu lớp? A. Một lớp. B. Ba lớp. C. Hai lớp. D. Bốn lớp. Câu 12: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của etilen? A. Tham gia phản ứng thế với clo. B. Etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt. C. Tham gia phản ứng trùng hợp. D. Làm mất màu dung dịch brom. Câu 13: Phản ứng hóa học đặc trưng của axetilen là gì? A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng phân hủy. Câu 14: Hidrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ chứa 4 liên kết đơn, có phản ứng đặc trưng là phản ứng thế và được dùng làm nhiên liệu? A. Metan. B. Axetilen. C. Etan. D. Etilen. Câu 15:Cho dung dịch Na2CO3 lần lượt vào các dung dịch CaCl2; KOH; Na2CO3; Na2SO4, H2SO4. Số phản ứng hóa học xảy ra là bao nhiêu?
  3. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16:Dẫn 2 mol khí etilen vào dung dịch có chứa 1 mol brom. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hiện tượng thu được là gì? A. Không có khí thoát ra. B. Dung dịch brom không đổi màu. C. Chỉ có khí thoát ra khỏi dung dịch, dung dịch brom không đổi màu. D. Dung dịch brom mất màu và có khí thoát ra khỏi dung dịch sau phản ứng. Câu 17:Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12. Nguyên tố X nằm ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? A. Nguyên tố X ở ô nguyên tố thứ 12, thuộc nhóm VI và chu kì 2. B. Nguyên tố X ở ô nguyên tố thứ 12, thuộc nhóm II và chu kì 3. C. Nguyên tố X ở ô nguyên tố thứ 12, thuộc nhóm I và chu kì 2. D. Nguyên tố X ở ô nguyên tố thứ 12, thuộc nhóm III và chu kì 3. Câu 18: Có bao nhiêu công thức cấu tạo biểu diễn các chất khác nhau từ công thức phân tử C3H7Cl? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Có ba chất khí gồm C2H4; CH4; CO2. Để phân biệt từng khí trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất nào sau đây? A. Dung dịch NaOH; dung dịch brom. B. Dung dịch brom; lưu huỳnh đioxit. C. Dung dịch KOH; dung dịch brom. D. Dung dịch Ca(OH)2; dung dịch brom. Câu 20: Sự cố tràn dầu trên biển là thảm họa môi trường vì sao? A. Vì dầu mỏ dễ tan trong nước. B. Vì dầu mỏ nhẹ và không tan trong nước nên sẽ lan rộng trên mặt biển cản trở việc hòa tan khí oxi trong nước. C. Vì dầu chìm xuống đáy biển. D. Vì dầu mỏ bay hơi hết vào khí quyển. Câu 21:Dung dịch nước clo có màu gì? A. Xanh lụcB. HồngC. TímD. Vàng lục Câu 22: Trong các dãy chất sau dãy chất nào toàn muối hiđrocacbonat
  4. A. NaHCO3, K2CO3, Mg(HCO3)2 B. NaHCO3, K2CO3, MgCO3 C. NaHCO3, KHCO3, Mg(HCO3)2 D. NaHCO3, KHCO3, MgCO3 Câu 23:Trong phân tử axetilen giữa hai nguyên tử cacbon có? A. Một liên kết đơn B. Một liên kết đôi C. Một liên kết ba D. Hai liên kết đôi Câu 24:Khi chế biến dầu mỏ, để thu thêm xăng và khí đốt, người ta dùng phương pháp A. Chưng cất. B. Crăcking.. C. Khoan giếng xuống mỏ dầu. D. Bơm nước hoặc khí xuống mỏ dầu. Câu 25: Bình gas sử dụng trong đun nấu hàng ngày chứa hỗn hợp hóa lỏng của các hidrocacbon. Việc rò rỉ ga có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến sử dụng bình ga kém chất lượng, dây dẫn ga bị chuột cắn hoặc rạn nứt, lơ là để bếp bị tắt khi đang đun, .v.v.. Trong trường hợp ngửi thấy mùi khí ga rò rỉ, chúng ta cần phải làm gì? A. Bật đèn sáng để kiểm tra và mở tất cả các cửa phòng. B. Đóng tất cả cửa trong phòng để đối lưu. C. Mở tất cả cửa trong phòng, tắt các nguồn lửa và khóa van bình ga. D. Tắt hết đèn, quạt và ngắt cầu dao trong phòng. II. TỰ LUẬN Câu 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa theo sơ đồ sau: a. CaC2(1) C2H2(2) C2H4(3) C2H6(4) C2H5Cl. (1) b. C CO2(2) CaCO3(3) CO2(4) NaHCO3. Câu 2: Khử hoàn toàn 4 gam bột đồng (II) oxit bằng V lít cacbon oxit ở nhiệt độ cao. a) Tính khối lượng của kim loại đồng thu được. b) Tính giá trị của V ở đktc. Câu 3 : Khử hoàn toàn 12 gam bột sắt (III) oxit bằng V lít cacbon oxit ở nhiệt độ cao. a) Tính khối lượng của kim loại sắt thu được. b) Tính giá trị của V ở đktc. Câu 4 Cho 5,6 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H4 (ở đktc) đi qua nước Brom dư thấy có 4 g brom tham gia phản ứng. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra?
  5. b) Tính thể tích khí C2H4 (ở đktc) có trong hỗn hợp? c) Tính thể tích oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên? Câu 5:Cho 11,2 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H4 (ở đktc) đi qua nước Brom dư thấy có 8 g brom tham gia phản ứng. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp? c. Tính thể tích oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên? Câu 6:Cho 3,36 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H2 (ở đktc) đi qua nước Brom dư thấy có 16 g brom tham gia phản ứng. a.Viết phương trình phản ứng xảy ra? b.Tính thể tích khí C2H2 (ở đktc) có trong hỗn hợp? c.Tính thể tích oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên? Câu 7:Cho 448ml hỗn hợp khí CH4 và C2H2 (ở đktc) đi qua nước Brom dư thấy có 3,2 g brom tham gia phản ứng. a.Viết phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp? c. Tính thể tích oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2