intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Thành Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Thành Công" sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về lý thuyết lẫn các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về môn KHTN lớp 6, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Thành Công

  1. Trường THCS Thành Công Năm học: 2021 – 2022 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HK2 – MÔN KHTN6 I/ Lí thuyết: Các kiến thức trọng tâm. GHI CHỦ ĐỀ Kiến thức trọng tâm CHÚ So sánh cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào Giống Đều là cơ thể sống có sự phát triển, sinh sản và trao đổi nhau chất với môi trường. Số TB 1 TB nhiều TB CHỦ ĐỀ 7 – TỪ TẾ BÀO Trùng roi, trùng giày, - Cơ thể thực vật: cây rau, cây ĐẾN CƠ THỂ trùng biến hình, tảo lục, hoa hồng, cây cam ... Ví dụ vi khuẩn e.coli, vi khuẩn - Cơ thể động vật: con mèo, con lao... gà, ếch... - Cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào gồm: Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể. Phân biệt rõ các khái niệm và ví dụ minh họa. Phân loại thế giới sống: Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống. Nhận biết được 5 giới sinh vật: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới. CHỦ ĐỀ 8 – Ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về ĐA DẠNG môi trường sống. THẾ GIỚI Cách xây dựng khóa lưỡng phân. SỐNG Thực hành: Xây dựng khóa lưỡng phân Phân biệt: Virut – Vi khuẩn – Nguyên sinh vật, lấy ví dụ. Vai trò của virut – Vi khuẩn – Nguyên sinh vật. Các loại bệnh do virut – vi khuẩn gây bệnh và biện pháp phòng tránh. CHỦ ĐỀ 10 – - Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực NĂNG - Phân loại năng lượng: Năng lượng tái tạo và năng lượng hóa thạch LƯỢNG VÀ - Các loại nhiên liệu thông dụng. CUỘC SỐNG II/ Bài tập tham khảo A. TNKQ. Câu 1. Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: A. loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới. B. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. C. giới - ngành - bộ - họ - lớp - chi - loài. D. loài - chi - họ- lớp - bộ - giới – ngành. Câu 2. Sinh vật có các cách gọi tên như thế nào? A. Tên phổ thông hoặc tên khoa học hoặc tên địa phương. B. Tên phổ thông hoặc tên chi hoặc tên loài.
  2. C. Tên phổ thông hoặc tên giống hoặc tên bộ. D. Tên địa phương hoặc tên giống hoặc tên ngành. Câu 3. Theo quan điểm của Whittaker đề ra năm 1969 thì số giới sinh vật được chia là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 4. Virus là A. nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước hiển vi. B. dạng sống rất nhỏ, không có cấu tạo tế bào. C. nhóm sinh vật đa bào, có kích thước hiển vi. D. không là vật sống. Câu 5. Triệu chứng nào thường biểu hiện ở người nhiễm virus corona? A. Miệng bị loét, chân tay nổi mụn. B. Lên cơn co giật. C. Đau bụng và tiêu chảy. D. Ho, sốt, khó thở, mất vị giác. Câu 6. Virus hữu ích như thế nào? A. Sử dụng để sản xuất vaccine. B. Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ và ánh sáng mặt trời. C. Phân hủy đồ ăn, thức uống sau một thời gian chế biến. D. Gây ra triệu chứng ho, sốt, khó thở và tử vong ở người nhiễm Corona. Câu 7. Vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây? A. Kích thước rất nhỏ bé, có nhân hoàn chỉnh. B. Có cấu tạo đơn bào, kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh (vùng nhân). C. Có nhân hoàn chỉnh, nhìn thấy bằng mắt thường. D. Có ở khắp mọi nơi, có cấu tạo đa bào, sống độc lập. Câu 8. Bệnh nào ở người do vi khuẩn gây ra? A. Bệnh dại. B. Bệnh viêm não Nhật Bản. C. Hội chứng HIV/AIDS. D. Bệnh lao phổi. Câu 9. Vi khuẩn có ở đâu? A. Trong nước, không khí, chỉ có ở cơ thể động vật. B. Ở trong nước, đất, chỉ có ở thực vật. C. Trong đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật. D. Chỉ sống trên cơ thể sinh vật khác. Câu 10. Tên khoa học của một loài được hiểu là: A. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố) B. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu C. Cách gọi truyền thống của dân bản địa theo vùng miền, quốc gia D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố) Câu 11. Cho các loài sau: (1) Vi khuẩn lam (5) Thủy tức
  3. (2) Tảo lục (6) Rong đuôi chồn (3) Nấm mốc (7) Amip (4) Sán lá gan (8) Trùng giày Loài nào thuộc giới Nguyên sinh? A. (1), (3), (5) C. (4), (5), (6) B. (2), (4), (6) D. (2), (7), (8) Câu 12. Ở tế bào thực vật, bộ phận có điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là A. Chất tế bào. B. Vách tế bào. C. Nhân. D. Màng sinh chất. Câu 13. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : ........ là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định. A. Bào quan. B. Mô. C. Hệ cơ quan. D. Cơ thể. Câu 14. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ? A. 32 tế bào. B. 4 tế bào. C. 8 tế bào. D. 16 tế bào. Câu 15. Quá trình hô hấp ở cơ thể là gì? A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. C. Quá trình loại bỏ các chất thải. D. Quá trình lấy oxygen và thải ra carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra. Câu 16. Nhận xét nào dưới đây đúng. A. Cơ thể là cấp tổ chức cao có khả năng thực hiện đầy đủ quá trình sống cơ bản. B. Cơ thể đơn bào cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau. C. Cơ thể đa bào gồm các tế bào giống nhau về kích thước. D. Mọi cơ thể đều tạo nên các loại mô. Câu 17. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm.
  4. D.Thực vật. Câu 18. Tên khoa học của cây lúa là Oryza sativa (Linnaeus). Vậy tên chi (giống) là A. Oryza. B. Sativa. C. Linnaeus. D. Oryza sativa Câu 19. Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng. A. (1) Vỏ ngoài, (2) vỏ protein, (3) Phần lõi. B. (1) Vỏ protein, (2) vỏ ngoài, (3) Phần lõi. C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) vỏ ngoài. D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) vỏ protein. Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. virut thuộc giới khởi sinh. B. vi khuẩn thuộc giới nguyên sinh. C. mộc nhĩ thuộc giới nấm. D. cả 3 phương án A,B,C đều đúng. Câu 21: Năng lượng tái tạo là gì? A. Là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là có hạn. B. Là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. C. Là năng lượng từ những nguồn không liên tục mà theo chuẩn mực của con người là có hạn. D. Là năng lượng từ những nguồn không liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Câu 22: Việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích gì? A. Tiết kiệm tiền và giảm chi phí trong gia đình. B. Các dụng cụ và thiết bị sử dụng lâu dài. C. Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện . D. Tất cả đều đúng. Câu 23: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào là tiết kiệm điện? A. thay đèn sợi đốt bằng đèn LED. B. bật bóng đèn sáng cả ngày kể cả lúc không có ai ở nhà. C. tắt tủ lạnh khi nhiệt độ tủ lạnh ổn định. D. để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh. Câu 24: Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng mặt trời B. Năng lượng của dầu mỏ C. Năng lượng của xăng
  5. D. Năng lượng của khí hóa lỏng Câu 25: Khi một chiếc quạt trần đang hoạt động thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành A. Năng lượng ánh sáng B. Thế năng hấp dẫn C. Động năng D. Năng lượng âm thanh Câu 26: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có A. năng lượng ánh sáng. B. năng lượng điện C. năng lượng nhiệt D. động năng. Câu 27: Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng A. Núm của đinamo quay, đèn bật sáng. B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng. C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở. D. Vật nóng lên khi bị cọ xát. Câu 28: Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào? A. Làm tăng khối lượng vật khác. B. Làm nóng một vật khác. C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước. Câu 29: Vật liệu nào không phải là nhiên liệu? A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt. Câu 30: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng: A. Máy quạt. B. Nồi cơm điện. C. Máy khoan. D. Máy bơm nước. B.Tự luận 1. Phân biệt cấu tạo tế bào của giới khởi sinh so với các giới sinh vật khác. Ví dụ. 2. Các năng lượng được nào sau đây là năng lượng tái tạo và hóa thạch? Than đá, gió, dầu mỏ, khí thiên nhiên, ánh sáng mặt trời, nước, thủy triều, sóng. 3. Điền “...” các giới sinh vật cho phù hợp
  6. 3. Xây dựng các khóa lưỡng phân cho các hình ảnh sau: 4. Mô tả hình dạng của một số virut sau CHÚC CÁC CON ÔN TẬP TỐT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2