intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Từ trường (trường từ) - Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó. - Vùng không gian bao quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói vùng không gian xung quanh nam châm có (từ trường). - Thí nghiệm trên chứng tỏ vùng không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường. - Từ phổ là hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường. Chiều của đường sức từ là chiều theo hướng nam - bắc của kim nam châm đặt dọc theo đường sức từ. II. Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường. * Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí - Cấu tạo của la bàn La bàn thường gồm: + Một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ. + Một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định. + Một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm. III. Bài 21: Nam châm điện - Nam châm điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt. - Khi có dòng điện đi qua, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, … - Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ nam châm điện cũng tăng (giảm).
  2. - Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi. IV. Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; - Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. V. Bài 23: Quang hợp ở thực vật - Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: + Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp; + Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). + Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; - Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh; - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp. VI. Bài 25: Hô hấp tế bào - Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực và động vật): + Nêu được khái niệm; + Viết được phương trình hô hấp dạng chữ; + Thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải hữu cơ ở tế bào; - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào; - Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô…). VII. Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật - Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá; - Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng; - Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người).
  3. B. CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1: La bàn gồm các bộ phận là A. kính bảo vệ, mặt số. B. kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số. C. kim nam châm, kính bảo vệ. D. nút bấm, mặt số, kính bảo vệ. Câu 2: La bàn là một dụng cụ dùng để xác định A. khối lượng của một vật. B. phương hướng trên mặt đất. C. trọng lượng của vật. D. nhiệt độ của môi trường sống. Câu 3: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại A. từ trường. B. trọng trường. C. điện trường. D. điện từ trường. Câu 4: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường? A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ. C. Kim nam châm có trục quay. D. Cân. Câu 5: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường? A. Bóng đèn đang sáng. B. Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ. C. Thanh sắt đặt trên bàn. D. Ti vi đang tắt. Câu 6: Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện không hút được vật liệu nào sau đây? A. Sắt. B. Thép. C. Đồng. D. Niken. Câu 7: Nam châm điện có cấu tạo gồm những thành phần nào? A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu D. Nam châm Câu 8: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện? A. Tủ lạnh. B. Máy lọc nước. C. Chuông điện. D. Bóng đèn điện. Câu 9: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. Câu 10: Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào? A. Ánh sáng quá mạnh thì hiệu quả quang hợp càng tăng. B. Ánh sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng. C. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp. D. Ánh sáng quá mạnh thì sẽ không ảnh hưởng đến quang hợp. Câu 11: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là:
  4. A. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. B. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ. C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. D. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. Câu 12: Cây xanh quang hợp vào thời gian nào trong ngày? A. Buổi sáng B. Buổi tối C. Cả ngày và đêm D. Ban ngày. Câu 13: Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây? A.Giúp cây quang hợp và hô hấp B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng C. Giúp lá có màu xanh. D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước. Câu 14: Trong những ngày nắng nóng mạnh sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra A. Nhanh, mạnh B. Chậm C. bình thường D. không đồng đều ở các bộ phận khác nhau Câu 15: Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao? A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng. B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây. C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng. D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây. Câu 16: Cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản nông sản bằng cách phơi khô hoặc sấy khô là A. Làm ngừng quá trình hô hấp tế bào ở thực vật. B. Giảm hàm lượng nước trong hạt, hạn chế quá trình hô hấp tế bào. C. Giảm sự mất nước ở hạt. D. Giảm hàm lượng nước trong hạt, làm ngừng quá trình hô hấp tế bào. Câu 17: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: A. Oxi, nước và năng lượng B. Nước, đường và năng lượng C. Nước, khí cacbonic và đường D. Khí cacbonic, đường và năng lượng Câu 18:Quá trình hô hấp có ý nghĩa: A. đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật C. làm sạch môi trường
  5. D. chuyển hóa gluxit thành CO2 , H2O và năng lượng Câu 19: Em hãy nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quang hợp. Câu 20: Em hãy nêumột số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh. Câu 21: Vì sao một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng? Câu 22: Vì sao khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn? Câu 23: Vào những ngày nắng nóng , sự trao đổi khí của cây diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? Câu 24: Vì sao khi bắt cá bỏ lên môi trường cạn sau một khoảng thời gian thì cá sẽ chết? Câu 25: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các cực từ của nam châm là: Câu 26: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây? * Cô chúc các em ôn tập và làm bài tốt*
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2