intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II – MÔN KHTN 7 I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng theo yêu cầu của câu hỏi. Chủ đề 6: Từ Câu 1. Xung quanh vật nào sau đây có từ trường? A. Dây dẫn không có dòng điện chạy qua B. Dây dẫn có dòng điện chạy qua C. Bóng đèn điện không sáng D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non Câu 2. Khi đưa hai từ cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì chúng A. hút nhau. C. lúc hút, lúc đẩy nhau. B. đẩy nhau. D. không hút nhau cũng không đẩy nhau. Câu 3. Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng. A. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. B. Ở giữa hai từ cực của nam châm thì đường mạt sắt thưa. C. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm. D. Xung quanh nam châm các mạt sắt không sắp xếp thành những đường cong mà chúng nằm rải rác tự do. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí. B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí. C. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí. D. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. Câu 4. Cấu tạo của nam châm điện gồm A. một ống dây dân, bên trong có lõi sắt non. B. một ống dây dẫn, bên trong có lõi đồng. C. một ống dây dẫn, bên trong có lõi nhôm. D. một ống dây dẫn, bên trong có nam châm Câu 5. Khi đưa hai từ cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau thì chúng A. hút nhau. C. lúc hút, lúc đẩy nhau. B. đẩy nhau. D. không hút nhau cũng không đẩy nhau. Câu 6. Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh dòng điện. B. Xung quanh trái đất. C. Xung quanh nam châm. D.Xung quanh thanh sắt. Câu 7. Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là A. không đẩy cũng không hút nhau . B. cùng cực thì hút nhau. C. cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. D. khác cực thì đẩy nhau. Câu 8. Chiều đường sức từ bên ngoài thanh nam châm là những đường cong được vẽ theo quy ước nào dưới đây ? A. Đi ra từ cực Bắc (N), đi vào từ cực Nam (S). B. Đi ra từ cực Nam (N), đi vào cực từ Bắc (B). C. Đi vào từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. D. Đi theo chiều bất kỳ. Câu 9. Ta nói rằng tại một vị trí A trong không gian có từ trường khi
  2. A. một kim nam châm đặt tại vị trí A bị nóng lên. B. kim nam châm tại vị trí A đứng yên. C. kim nam châm tại vị trí A quay tít. D. tại vị trí A có lực từ tác dụng lên kim nam châm. Câu 10. Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Hai nửa bị gãy đều mất hết từ tính. B. Hai từ cực của nam châm được tách ra C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu. D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu. Câu 11. Trong bệnh viện các bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào ? A. Dùng nam châm y tế hút mạt sắt. B. Dùng kìm y tế kẹp mạt sắt. C. Dùng bông y tế để lau. D. Dùng nhíp để gắp mạt sắt. Chủ đề 7 Câu 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là A. nước, carbon dioxide, nhiệt độ, ánh sáng. B. nước, oxygen, ánh sáng, glucose. C. nhiệt độ, oxygen, carbon dioxide, carbohydrat. D. nhiệt độ, nước, carbon dioxide, chất dinh dưỡng. Câu 2. Sản phẩm của quá trình quang hợp là A. carbohydrat, oxygen. C. chất hữu cơ, oxygen. B. carbohydrat, nước. D. chất hữu cơ, carbon dioxide. Câu 3. Chuyển hoá năng lượng là A. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. B. sự biến đổi quang năng thành hoá năng diễn ra ở lá cây. C. sự biến đổi các chất phức tạp thành các chất đơn giản. D. sự biến đổi các chất diễn ra trong cơ thể sinh vật. Câu 4. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh vật A. duy trì sự sống, thực hiện các hoạt động chuyển hoá vật chất. B. thực hiện các hoạt động sống bình thường, duy trì sự sống. C. duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường. D. thực hiện các hoạt động như điều hoà thân nhiệt,vận chuyển các chất. Câu 5. Nguyên liệu của quá trình quang hợp là A. carbohydrat, oxygen. C. glucose, oxygen. B. carbon dioxide, nước. D. glucose, carbon dioxide. Câu 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào là A. nước, nồng độ carbon dioxide, nhiệt độ, nồng độ oxygen B. nước, oxygen, ánh sáng, glucose, nồng độ carbon dioxide C. nhiệt độ, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide, carbohydrat. D. nhiệt độ, nước, nồng độ carbon dioxide, chất dinh dưỡng. Câu 7. Nhiệt độ môi trường thích hợp cho cây quang hợp là A. từ 300C- 400C B. từ 250C- 400C C. từ 250C- 350C D. từ 300C- 450C Câu 8. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp ở sinh vật là
  3. A.từ 300C- 400C B. từ 250C- 400C C. từ 300C- 350C D. từ 300C- 450C Câu 9. Khi nồng độ carbon dioxide tăng quá cao (> 0,03%) thì A. quá trình hô hấp không diễn ra. C. quá trình hô hấp tăng lên. B. quá trình hô hấp giảm D. quá trình hô hấp bình thường. Câu 10. Phương trình biểu diễn quá trình quang hợp ở lá cây? A. Nước + carbon dioxide Ánh sáng/diệp lục Chất hữu cơ + oxygen B. Oxygen + carbon dioxide Glucose + nước C. Glucose + oxygen Nước + carbon dioxide + Năng lượng D. Glucose + carbon dioxide Nước + carbon dioxide + ATP Câu 11. Đặc điểm nào sau đây của lá cây không phù hợp với chức năng quang hợp? A. Phiến lá dẹt, rộng. B. Lá cây có màu vàng. C. Gân lá dày đặc. D. Tế bào thịt lá chứa lục lạp.. Câu 12. Chọn cặp chất phù hợp điền vào dấu “?”, hoàn thiện phương trình biểu diễn quá trình hô hấp tế bào: Chất hữu cơ + ? ---> Nước + ? + năng lượng A. oxygen, carbon dioxide. B. glucose, năng lượng. C. nước, ATP. D. oxygen, năng lượng. Câu 13. Chọn cặp chất phù hợp điền vào dấu “?”, hoàn thiện phương trình biểu diễn quá trình hô hấp tế bào: ? + oxygen ---> ? + Carbon dioxide + năng lượng A. oxygen, carbon dioxide. B. glucose, năng lượng. C. chất hữu cơ, nước. D. oxygen, năng lượng. Câu 14. Tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ ở tế bào là 2 quá trình A. trái ngược nhau nên không liên quan đến nhau. B. trái ngược nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau. C. xảy ra vào các thời gian khác nhau và và không liên quan với nhau D. xảy ra đồng thời và không liên quan với nhau. II. TỰ LUẬN Câu 1. Xác định tên từ cực của nam châm, khi biết chiều đường sức từ Câu 2. Xác định chiều đường sức từ bên ngoài nam châm, khi biết tên các từ cực Câu 3. Nêu vai trò của nước, chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật? Câu 4. Quan sát hình vẽ và cho biết: cấu tạo và chức năng của khí khổng.
  4. Câu 5. Ở các công viên, khu đô thị, khu công nghiệp thường trồng nhiều cây xanh. Em hãy cho biết vai trò của việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những nơi đó? Câu 6. Vì sao các loại hạt (hạt đậu, hạt ngô…) được đem phơi khô truớc khi đưa vào kho bảo quản? Câu 7. Có ý kiến cho rằng: Bảo quản các loại rau, củ, quả trong ngăn đá tủ lạnh tốt hơn thay vì trong ngăn mát. Do ngăn đá có nhiệt độ thấp hơn nên sẽ bảo quản được lâu hơn. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích? HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2