Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲII NĂM HỌC: 2022 2023 MÔN : LỊCH SỬ 8 I.Trắc nghiệm Câu 1. Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp là: A. Giáp Tuất 1874 . B. Hácmăng 1883. C. Nhâm Tuất 1862. D. Patơnốt 1884 . Câu 2. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc lần thứ nhất? A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh. C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển. Câu 3. Ai là Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882? A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản. Câu 4. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì? A. Khiến quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Khiến quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
- C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc kì. D. Khiến triều đình Huế càng quyết tâm đánh Pháp Câu 5. Trận đánh Đà Nẵng có kết quả như thế nào? A. Pháp thua phải rút về nước. B. Pháp bị sa lầy phải chuyển vào đánh Gia Định. C. Pháp chiếm Đà Nẵng, quân triều đình rút lui về Huế. D. Triều đình giảng hòa với Pháp. Câu 6. Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai? A. Trương Định B. Nguyễn Hữu Huân C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Đình Chiểu Câu 7. Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là: A. Đuy puy. B. Rivie. C. Gácniê. D. Hácmăng. Câu 8. Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì? A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh. C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết. D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.
- Câu 9 . Hiệp ước Quý mùi (Hiệp ước Hácmăng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào? A. Bắc Kì B. Trung Kì C. Ba Tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh D. Nam Kì Câu 10. Triều đình Huế thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì thông qua nội dung bản Hiệp ước nào? A. Nhâm Tuất 1862 B. Giáp Tuất 1874 C. Hác măng 1883 D. Patơnốt 1884 Câu 11. Tại căn cứ nào Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương ngày 13/7/1885? A. Kinh thành Huế B. Tân Sở C. Phú Gia D. Gia Định Câu 12: Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương năm 1885? A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước. B. Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa. C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa. D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước. Câu 13. Phong trào Cần Vương diễn ra qua mấy giai đoạn? A. Hai giai đoạn B. Ba giai đoạn. C. Bốn giai đoạn. D. Năm giai đoạn. II.Tự luận
- Câu 1:Vì sao triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 với thực dân Pháp? Trình bày nội dung của Hiệp ước? Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp. Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp. Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất. * Nội dung chính của Hiệp ước Giáp Tuất: Triều đình công nhân 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Thực dân Pháp rút khỏi Bắc Kì. Câu 2:Từ cuôc khang chiên chông th ̣ ́ ́ ́ ực dân Phap xâm l ́ ược (18581884), em hãy rut ra bài h ́ ọc cho bản thân về việc góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? Biết phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta, sẵn sàng chiến đấu khi có kẻ thù xâm lược... Chăm ngoan, học giỏi Câu 3:Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX? Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số). Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc, song qua hai giai đoạn phát triển, phong trào cho thấy
- nội dung yêu nước, giữ vị trí chủ đạo còn nghĩa trung quân, “Cần cương” chỉ là phụ. Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại. Sự thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọc cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và phí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. Câu 4: Nhận xét về hành động của triều đình nhà Nguyễn khi kí các Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp? Đó là những hành động thể hiện sự đớn hèn, nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn mà lịch sử sau này đều lên án. Việc thừa nhận cho Pháp chiếm cả sáu tỉnh Nam Kì, chịu lệ thuộc Pháp về ngoại giao và thương chính là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước cuộc xâm lăng của tư bản phương Tây. Đó là những việc làm đi ngược với lợi ích của nhân dân, lợi ích quốc gia, tạo điều kiện để Pháp tiến hành xâm lược. Câu 5: Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam kì ? Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.
- * Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định nhân dân đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn. Ngày 10121861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Étphêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo. + Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây dựng căn cứ khác. => Qua đó, ta thấy nhân dân ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng, kiên cường không chịu khuất phục thực dân Pháp và kiên quyết chống lại sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyến. Câu 6: Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì từ 18731874? Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất: Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội lên cao. Ngoài ra còn ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định... 21/12/1873 Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, quân ta phục kích, Gacniê bị giết. Làm cho Pháp hoang mang. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. 15/3/1874 triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của VN. Câu 7:Thế nào là “phong trào Cần vương”? Vì sao phong trào Cần vương bùng nổ?
- * Phong trào Cần vương: là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới danh nghĩa ủng hộ một nhà vua. * Nguyên nhân bùng nổ: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13071885, ông nhân danh nhà vua ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước → phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng. Câu 8: So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp? * Thái độ: Nhân dân: Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ. Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước. Triều đình: Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp. Bỏ lỡ thời cơ để hành động. Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc. * Hành động Nhân dân Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình. Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến. Triều đình
- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định. Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ; để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867). Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. HẾT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 257 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn