intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học 2022 - 2023 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. PHẦN ĐỌC – HIỂU 1. PHẦN VĂN BẢN a.Truyền thuyết -Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu. - Một số yếu tố của truyền thuyết +Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. +Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tinh chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục. +Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng. +Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tinh xác thực của câu chuyện. +Yếu tố kỉ ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ờ tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và chiến công của họ. b.Truyện cổ tích. -Khái niệm: Truyện cổ tích lả loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cồ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa. - Một số yếu tố của truyện cổ tích +Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đồi thay số phận của chính họ. +Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác). +Các chi tiết, sự việc thường có tỉnh chất hoang đường, kì ảo. 1
  2. +Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện. +Lời kể trong truyện cồ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện. c. Văn bản nghị luận - Khái niệm: Văn bản nghị luận là loại văn bản chú yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. - Một số yếu tố cơ bản trong văn nghị luận +Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. + Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của minh. +Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tê đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ. 2. PHẦN TIẾNG VIỆT -Dấu chấm phẩy. -Nghĩa của từ ngữ;Từ ghép và từ láy. - Cụm danh từ,cụm động từ,cụm tính từ. - Biện pháp tu từ(so sánh,nhân hóa,điệp ngữ). - Trạng ngữ. II. PHẦN VIẾT -Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện(một sinh hoạt văn hóa) -Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích II. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: SỰ TÍCH CÂY KHOAI LANG Ngày xưa, có hai bà cháu nghèo khổ, hằng ngày phải đi đào củ mài để ăn. Một hôm, cậu bé nói với bà: - Bà ơi, cháu đã lớn. Cháu sẽ làm nương, trồng lúa để có gạo nấu cơm. Từ đó, cậu bé chăm chỉ trồng cây trên nương. Năm đó, gần đến ngày thu hoạch lúa thì chẳng may khu rừng bị cháy. Nương lúa thành tro. Cậu bé buồn quá, nước mắt trào ra. Bỗng, Bụt hiện lên, bảo: - Ta cho con một điều ước, con ước gì? - Dạ, con chỉ mong bà của con không bị đói khổ. 2
  3. Bụt gật đầu và biến mất. Hôm ấy, cậu bé đào được củ gì rất lạ. Củ bị lửa rừng hun nóng, có mùi thơm ngòn ngọt. Cậu bé nếm thử, thấy rất ngon, bèn đào thêm mấy củ nữa đem về cho bà. Bà tấm tắc khen ngon và thấy khỏe hẳn ra. Cậu bé kể lại câu chuyện gặp Bụt cho bà nghe, bà nói: - Vậy củ này chính là Bụt ban cho đấy. Cháu hãy vào rừng tìm thứ cây quý đó đem trồng khắp bìa rừng, bờ suối đề người nghèo có cái ăn. Cậu bé làm theo lời bà dặn. Chỉ mấy tháng sau, loài cây lạ mọc khắp nơi, rễ cây phình to ra thành củ có màu tím đỏ. Từ đó, nhà nhà hết đói khổ. Mọi người gọi cây đó là “khoai lang”. Đến bây giờ, khoai lang vẫn được nhiều người ưa thích. (Theo Truyện dân gian Việt Nam) Câu 1: Truyện Sự tích cây khoai lang thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngụ ngôn Câu 2: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3: Trong câu chuyện, hai bà cháu qua được cơn đói là nhờ đâu? A. Lúa gạo do em bé trồng B. Khoai lang do Bụt ban cho C. Củ mài do em bé kiếm được D. Củ sắn do em bé trồng. Câu 4: Trong truyện, vì sao Bụt lại xuất hiện và giúp đỡ em bé? A. Vì em vốn là một đứa trẻ hiếu động B. Vì em thành tâm cầu xin Bụt giúp đỡ C. Vì em là một cậu bé hiếu thảo D. Vì em siêng năng Câu 5: Chi tiết bà dặn em bé lấy cây quý trồng khắp bìa rừng,bờ suối để người nghèo có cái ăn và em bé làm theo thể hiện được phẩm chất gì của hai bà cháu? A. Nhân ái B. Yêu nước B. Bao dung D. Chăm chỉ Câu 6: Trong câu văn ‘Củ bị lửa rừng hun nóng, có mùi thơm ngòn ngọt”, từ láy “ngòn ngọt” có ý nghĩa là gì? A. Hơi ngọt B. Rất ngọt C. Cực kì ngọt D. Ngọt đậm Câu 7: “Ở bìa rừng, có hai bà cháu nghèo khổ sinh sống”.Cụm từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ thời gian Câu 8: Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây khoai lang? A. Ca ngợi ý nghĩa các loài cây B. Ca ngợi tình bà cháu C. Ca ngợi tình mẫu tử C. Ca ngợi tình chị em 3
  4. Câu 9: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.(1,0 điểm) Câu 10: Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì đối với người thân? (1,0 điểm) Phần II. Viết (4,0 điểm) Hãy đóng vai một nhân vật kể lại câu chuyện cổ tích đã cho trong phần I ĐỀ 2 Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở: – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ? Lạc Long Quân nói: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. (Con Rồng cháu Tiên, Lịch sử Việt Nam bằng tranh) Câu 1. Truyện Con Rồng cháu Tiênthuộc thể loại nào? A.Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện thần thoại Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. Trong các từ sau đây từ nào là từ ghép ? A. Xinh đẹp B. Hồng hàoC. Đẹp đẽ D. Khỏe khoắn Câu 4. Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì? A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân. B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc. 4
  5. C. Nhắc nhở dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng mà Âu Cơ mang thai. Câu 5. Truyện Con Rồng cháu Tiên kể về giai đoạn nào của lịch sử nước ta? A. Thời kỳ Bắc thuộc B. Thời Hùng Vương C. Thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa.D. Thời kì phong kiến Câu 6.Trong đoạn trích trên, những chi tiết nào là tưởng tượng, kì ảo? A. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. B. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. C. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. D. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Câu 7. Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau? A. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài. B. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau, nên chia tay nhau. C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha không thể ở trên cạn với Âu Cơ được. D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau, nên phải chia tay với Lạc Long Quân. Câu 8. Dòng nào dưới đây thể hiện cách mà tác giả dân gian đã ca ngợi cội nguồn tổ tiên người Việt trong truyện Con Rồng cháu Tiên ? A. Có cha mẹ đều là những người phi thường. B. Thần tiên hoá nguồn gốc, giống nòi dân tộc. C. Có sự nghiệp dựng xây đất nước oanh liệt. D. Luôn biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Câu 9.Qua đoạn trích trên, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào? Phần II. Viết (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn thuyết minh tường thuật lại một lễ hội dân gian hoặc một lễ kỉ niệm tại địa phương em. ĐỀ 3 PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát (1). Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột(2). Ít lâu sau từ những hột ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người(3). Mai An Tiêmtrẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh(4). Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh, Mai reo lên(5): 5
  6. - Ôi đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ(6). Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương tây lại từ đất liền ra cho chúng ta(7). Trời nuôi sống chúng ta rồi(8) (Nguyễn Đồng Chi. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 8) Câu 1: Đoạn trích trên viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện truyền thuyết. D.Truyện cười. Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3 Câu 3: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. Người vợ B. Mai An Tiêm C. Người con D. Đàn chim Câu 4:Nghĩa của từ “ ngòn ngọt” là: A. Vị ngọt, nhưng có mức độ nhạt hơn B. Vị ngọt nhưng pha chút của vị mặn so với ngọt. C. Vị ngọt , nhưng có mức độ ngọt D.Vị nhạt, xem lẫn chút vị ngọt đậm Câu 5: Xác định biện pháp tu từ trong câu 3. A. Nhân hóa B. Điệp ngữ C.So sánh D. Ẩn dụ Câu 6:Đàn chim lớn đã làm gì để giúp đỡ Mai An Tiêm? A. Mang những hạt thóc đến B. Mang hạt dưa lạ đến C. Hát để Mai An Tiêm vui D.Động viên, an ủi Mai An Tiêm Câu 7:Trong câu (1), “một đàn chim lớn” là: A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Vừa là cụm danh từ vừa là cụm động từ Câu 8: Theo suy luận của em, chi tiết nào trong đoạn trích cho biết về đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò? A. Một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột B. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh C. Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh D. Cây thân dây; mọc trên cát biển; có quả lớn, vỏ màu xanh mướt, ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh, ăn thấy có vị ngòn ngọt, thanh thanh 6
  7. Câu 9: Hãy chỉ ra những chi tiết có thế giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nhân vật chính ? Câu 10: Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, em suy nghĩ như thế nào về mới quan hệ giữa con người và thiên nhiên? PHẦN II:VIẾT (4,0 điểm) Thuyết minh về một ngày hội trăng rằm mà em ấn tượng nhất. ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang nghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẵn mọi người, không ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn, sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biểnVạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới, Đi đến đâu chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiếc thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc bắn đắm mất cả, nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “ Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “ Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?”. “ Tâu bệ hạ”- ông đáp-“ chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông là Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. (Nguồn: https/ truyện dân gian/ yết kiêu) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? A. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Nghị luận Câu 3:Câu truyện trong đoạn trích trên kể theo ngôi A. Thứ nhất B. Thứ ba Câu 4:Đoạn trích trên đã kể về A. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của Yết Kiêu 7
  8. B. Chiến công phi thường của Yết Kiêu C. Công trạng đánh giặc của Yết Kiêu D. Tài năng xuất chúng của Yết Kiêu Câu 5:Nghĩa của thành ngữ “ Quyền cao chức trọng” là: A. Người có của ăn của để và luôn được mọi người kính nể B. Người có chức sắc cao, quyền thế lớn, có địa vị cao trong xã hội cũ C. Người giàu có nhưng không có chức quyền, vị thế, không được lòng người D. Người có uy tín trước mọi người, được mọi người tôn vinh Câu 6:Dấu ngoặc kép trong câu: Vua hỏi: “ Nhà ngươi cần bao nhiêu người?, bao nhiêu thuyền bè?” dùng để: A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt B. Đánh dấu từ ngữ tên tác phẩm C. Đánh dấu lời đối thoại D. Đánh dấu lời của người kể chuyện Câu 7. Đâu là phương án chỉ có cụm động từ? A. Một trăm chiếc tàu, rồi biến mất, đốt phá chài lưới B. Một mình tôi, mừng lắm, tài hèn sức yếu C. Lặn xuống biển, đốt phá chài lưới, gây tang tóc D. Rất kinh ngạc, cướp của giết người, mừng quá, Câu 8.Dòng nào nêu chính xác nhất về nhâ vật Yết Kiêu được gợi lên qua đoạn trích trên A. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, thích thể hiện năng lực bản thân trước mọi người B. Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. C. Yết Kiêu là người không một ai dám đương địch, nhưng không thể hiện bản thân trước mọi người. D. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Câu 9.(1.0điểm) Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Yết Kiêu. Theo em chi tiết ấy có ý nghĩa như thế nào? Câu 10.(1.0điểm)Từ câu nói của Yết Kiêu: “ Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”, em hãy viết đoạn văn(khoảng 5-7 câu) trả lời câu hỏi: Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực gì? II. VIẾT (4,0 điểm). Hãy đóng vai một nhân vật, kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2