intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Quang Cường’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN TẬP TỔ: NGỮ VĂN-SỬ-ĐỊA-CD KIỂM TRA GIỮA HKII - NGỮ VĂN - LỚP 8 Năm học 2024 – 2025 I. Kiến thức trọng tâm 1. Đọc hiểu văn bản: - Thơ + Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt đường luật: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. + Nhận biết và phân tích được những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. + Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm. + Tìm được những văn bản ở “Bài 6” (SGK Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo) có cùng thể loại, cùng chủ đề. - Thể loại truyện ngắn: + Những đặc điểm của truyện ngắn được thể hiện qua văn bản cụ thể: cốt truyện, người kể chuyện, lời kể, chủ đề, chi tiết tiêu biểu, nhân vật chính. + Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ (chi tiết) để xác định chủ đề. + Tìm được những văn bản ở “Bài 7” (SGK Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo) có cùng thể loại, cùng chủ đề. 2. Tiếng Việt: - Đảo ngữ, câu hỏi tu từ + Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ. - Thành phần biệt lập: + Nhận biết được đặc điểm, chức năng của thành phần biệt lập trong câu. + Đặt câu có sử dụng thành phần biệt lập theo yêu cầu. 3. Viết: Viết bài phân tích một tác phẩm văn học. - Nắm được các kĩ năng viết bài phân tích một tác phẩm văn học. - Thực hành viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học theo đúng cấu trúc, bố cục 3 phần: *Mở bài: + Dẫn dắt giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm văn học cần phân tích. +Nêu ý kiến khái quát về chủ đề, nghệ thuật của tác phẩm *Thân bài: + Lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật nội dung chủ đề trong tác phẩm +Chỉ ra và phân tích tác dụng của vài nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm (bối cảnh, tình huống truyện, nhân vật, chi tiết tiêu biểu, ngôi kể, giọng kể…). * Kết bài: + Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm + Chia sẻ suy nghĩ/ cảm xúc về tác phẩm, bài học rút ra cho bản thân.
  2. II. Đề tham khảo ĐỀ 1 I. Đọc – Hiểu: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cảnh khuya Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của bài thơ trên? Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra ít nhất 2 đặc điểm giúp em nhận ra thể thơ đó? Câu 3 (1.0 điểm). Kể tên một bài thơ khác có tên tác giả (thuộc Bài 6-Sách Chân trời sáng tạo) cùng chủ đề. Câu 4. (0.5 điểm). Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên. Câu 5 (1.0 điểm). Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về tâm hồn và phong thái của Bác Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Câu 6 (1.0 điểm). Đặt câu có thành phần biệt lập tình thái hoặc cảm thán về tình trạng học sinh vứt rác bừa bãi trong trường học hiện nay. II. Viết (5.0 điểm). Đọc truyện ngắn “Cha tôi” của Sương Nguyệt Minh dưới đây và viết bài văn (400-500 chữ) phân tích những nét chính về chủ đề và nghệ thuật của truyện. CHA TÔI Nhà tôi có bốn người. Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà. Mẹ thế hệ 6X, sinh sau cha hơn một giáp, luôn chịu cảnh xa chồng. Chị Mai tôi thế hệ 7X đã gần ba mươi tốt nghiệp đại học, chị đi làm cho một doanh nghiệp Nhật Bản, suốt ngày ăn cơm tiệm. Tôi, thế hệ 8X, mười chín tuổi, tốt nghiệp phổ thông hạng làng nhàng, thi vào đại học hai lần đều trượt. Sống theo ý mình luôn là cảm hứng thường trực và tự do muôn năm. Sống tự do theo ý thích, tôi suốt ngày chơi bời, đàn đúm. …đầu tóc thì đổi kiểu xoành xoạch, hết nhuộm hoe hoe vàng lại hấp màu lông chuột. Cha khoác ba lô về hẳn nhà, nghỉ hưu. Một ba lô quân phục màu phân ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kê pi. Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót. Nghe nói cha cất giữ từ hồi ở Trường Sơn. (…) Đến tận lúc về, con bé bạn tôi còn chưa hết hãi: – Khiếp! Ông già mày ghê quá. Hỏi tao mà cứ như mật thám hỏi cung các chiến sĩ cộng sản trong nhà tù đế quốc thực dân ấy. – Bố tao nghiêm thế. Nhưng mà thương vợ con và mọi người lắm. – Tao đếch thích kiểu thương ấy. Bận sau nếu có chuyện gì tao với mày ra quán cà phê cho tiện. Cánh cổng khép lại. Tôi mang theo nỗi ấm ức của thằng con trai mới lớn. – Cha cứ làm kiểu này thì con hết bạn, hết chỗ chơi. Từ bây giờ có giời bảo cũng chẳng đứa nào dám đến nhà mình nữa. – Mẹ con con ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ, chơi bời không ổn chút nào. Ma túy, tệ nạn xã hội đầy ra đấy. Các con còn non nớt. Rất dễ sa ngã. Tôi tức quá cãi lại:
  3. – Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà. Cả cuộc đời cha ở trong quân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này chưa mà cha trách mắng mọi người… Nói chưa dứt, mắt tôi đã hoa cả lên. Một cái tát nổ đom đóm mắt từ bàn tay thô ráp quen cầm súng nhà binh. Tôi ngã dúi. Cha quát to: – Chả nhẽ cha đi bộ đội bao nhiêu năm cống hiến cho đất nước là để cho con nói với cha bằng cái giọng chợ giời ấy hả? Bà ấy đâu rồi? Con hư tại mẹ! Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Bà tôi mất từ lâu lắm rồi còn mẹ ở cửa hàng mỹ phẩm vẫn chưa về, chị Mai ngoan ngoãn thì đi học thêm Anh văn. Dường như lòng tự trọng của đứa con trai mới lớn chấm hết. Tất cả kìm hãm, dồn nén sự khó chịu của tôi từ lúc cha về đã quá đủ. Cha – một người cha đi biền biệt bao nhiêu năm để rồi bỗng dưng về nhà xới tung lên mọi thứ với kỷ luật nhà binh. Tôi nói với cha: – Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ. Sắc mặt của cha tôi đỏ hồng lại tím nhanh dễ sợ. Môi ông lắp bắp: – Mà… mày… nói… ca… cái… gì? Ông ôm đầu, đau đớn, ngồi phịch xuống giường gấp. – Chẳng có gì cả! Con nói là, – Tôi nhấn mạnh từng chữ – con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính. Tôi cãi lại cha và tôi lao khỏi nhà. Tôi bỏ đi lang thang trên phố. Đêm tôi không về. Sau này, khi “trời yên biển lặng”, tôi mới biết: Suốt đêm ấy, cha lo lắng sợ tôi dạt vòm đi bụi đời. Ông điện thoại báo hung tin về thằng con quý tử bỏ nhà cho bạn bè, đồng đội đã phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu biết. Người nọ vội vã gọi người kia lan truyền theo cấp số nhân, như thể chiến tranh sắp nổ ra, huy động gần hết một “tiểu đoàn quân” đi tìm… tôi. (Trích Cha tôi, Sương Nguyệt Minh, vănnghe.ninhbinh.gov.vn) *Chú thích: - Nhà văn Sương Nguyệt Minh sinh ngày 15-9-1958; tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn. Ông là nhà văn quân đội, đến với sự nghiệp văn chương khá muộn màng. Năm 1992 lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. - Sương Nguyệt Minh, một nhà văn đã viết nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn, nổi tiếng với sự miêu tả mạnh mẽ và đầy cảm xúc về tình yêu gia đình và mối quan hệ cá nhân trong gia đình. - “Cha tôi” là một truyện ngắn tiêu biểu khai thác sâu sắc những xung đột, những mâu thuẫn, hiểu lầm giữa các thế hệ, đặc biệt là giữa cha mẹ và con cái trong cuộc sống gia đình. Những khác biệt trong quan điểm, cách sống và giáo dục đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó gần gũi và không thể hiểu nhau. Từ một gia đình có sự cách biệt rõ rệt về tuổi tác và thế hệ, tác giả không chỉ phản ánh sự thay đổi trong các giá trị sống mà còn làm nổi bật tình yêu thương, sự hy sinh của người cha dành cho con cái, dù đôi khi cách thể hiện ấy lại gây ra những tổn thương và hiểu lầm. -Hết- --------------------------------------------------------- ĐỀ 2 I.Đọc – Hiểu (5.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HỘP CƠM CUỐI CÙNG CỦA MẸ “Chị lại đến đây rồi!” – Tôi quát lên khi nhìn thấy mẹ Tân Dũng tay xách hộp cơm đến cho cậu bé, bởi trường chúng tôi có quy định không cho phụ huynh mang cơm cho học sinh. “Thầy giáo à…!” “Trời ơi, không phải tôi đã nói với chị rồi sao, trường học không cho phụ huynh mang cơm đến cho học sinh. Nếu ai cũng như chị thì trước cổng trường sẽ đông nghịt người, như vậy, chúng tôi làm sao để cho học sinh nghỉ giải lao đây?” “Tôi biết, tôi biết…” “Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rõ sai nhưng vẫn làm. Chị không biết đường để cậu bé tự mang đi sao?” “Tôi xin lỗi… xin lỗi thầy…”
  4. Những lời của người mẹ này, không biết tôi đã nghe bao nhiêu lần rồi. Cứ mỗi lần đến buổi trưa là bà lại mang cơm đến cho con, rồi năn nỉ, năn nỉ… Tân Dũng là cậu học sinh ít nói, sống nội tâm. Có một lần trong giờ học, nhìn thấy cậu bé gật gà gật gù, tôi liền nhắc nhở. Nhưng cậu bé cứ như thế, ngủ gật từ đầu đến cuối buổi học, tôi bực mình không chịu được liền gọi cậu ta lên hỏi lý do tại sao, câu trả lời của cậu bé khiến mọi tức giận trong tôi dần biến mất: – Thưa thầy! Vì tối qua mẹ em phải vào cấp cứu trong bệnh viện nên… – Mẹ em bị sao? – Mẹ em bị ung thư phổi ạ! Tôi bàng hoàng, nhìn thân hình yếu ớt của Tân Dũng mà sống mũi tôi cay cay. Bữa cơm hôm ấy ở nhà, nhìn thấy vợ tôi cho con ăn, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh mẹ Tân Dũng luôn giấu cơm để đưa cho em. Hôm sau, sau khi tan làm, tôi đi đến bệnh viện nơi mẹ Tân Dũng đang chữa bệnh. Mấy hôm không gặp, tôi suýt không nhận ra bà ấy nữa. Sức tàn phá của bệnh tật thật đáng sợ. Bà ấy nhìn thấy tôi, cố đứng dậy, nhưng vừa ho một trận thì người đã liêu xiêu sắp đổ. – Chị cứ nằm nghỉ đi, không cần đứng dậy đâu! – Thầy!… Cảm ơn thầy! Mẹ Tân Dũng cố gắng nói với tôi bằng giọng yếu ớt, tôi vội quay mặt đi, gạt nhanh giọt nước mắt đang chực rơi. Tiễn tôi ra ngoài hành lang bệnh viện, bố Tân Dũng nói: – Bà ấy chỉ còn sống được mấy ngày nữa thôi. Tôi… tôi thực sự không biết phải làm thế nào? Trở về trường, tôi kể lại mọi chuyện với thầy hiệu trường: – Bố cậu bé cũng đã hơn 60 tuổi, giờ mẹ cậu lại sắp từ bỏ thế giới này, chúng ta nên phát động một đợt quyên góp trong toàn trường, bất kể là bao nhiêu thì cũng trợ giúp cho gia đình được phần nào đó. Hiệu trưởng gật đầu bằng lòng. Qua mấy ngày quyên góp, chúng tôi quyên góp được gần 50 triệu và chuyển đến bệnh viện nơi mẹ em đang chữa bệnh. Lúc đó, mẹ Tân Dũng đã rơi vào trạng thái hôn mê. – Chúng tôi chuẩn bị đưa bà ấy về nhà vào ngày mai. Bố Tân Dũng buồn bã nói với tôi. – Thầy giáo có thể giúp tôi một việc này được không? – Anh cứ nói, chỉ cần làm được, tôi sẽ cố gắng hết sức. – Mấy ngày trước, bà ấy cứ nắm chặt tay Tân Dũng và nói “Từ nay, mẹ không còn mang cơm cho con được nữa rồi!”. Tôi muốn nhờ thầy giáo hãy để cho bà ấy đưa cơm cho Tân Dũng lần cuối cùng để khi ra đi bà ấy được thanh thản, mong thầy giúp đỡ. Tôi không thể không đồng ý. Buổi trưa, chiếc xe cấp cứu còi inh ỏi đi đến trước cổng trường. Bố Tân Dũng cùng một vị y tá đỡ chiếc giường mà mẹ em đang nằm xuống. Tôi đứng sang bên cạnh, lặng người với cảnh tượng trước mắt. Bố Tân Dũng mua sẵn một hộp cơm, mẹ Tân Dũng nằm trên giường bệnh yếu ớt đưa tay ra cầm lấy. Ở bên kia cánh cổng trường, Tân Dũng đưa tay ra đón lấy hộp cơm mẹ đưa. – Mẹ ơi! Tân Dũng bật khóc nức nở. Lúc đó, tôi chứng kiến tận mắt mọi chuyện, hình như mẹ em muốn nói lời gì đó nhưng không thể nói nên lời. – Mẹ ơi, con không muốn rời xa mẹ đâu! Tân Dũng vừa khóc vừa hét lên. Tôi cũng bật khóc, giá như trước đây tôi không ngăn cản bà mang cơm đến… điều ước của người mẹ thật đơn giản… Ngày hôm sau, mẹ em qua đời. Sau đó một ngày, bố Tân Dũng đến văn phòng của tôi, đưa cho tôi một cái túi giấy.
  5. – Thầy giáo à, đây là số tiền mà các thầy và các cháu học sinh quyên góp cho tôi. Tôi thấy trong trường còn rất nhiều học sinh cần đến số tiền này, vì vậy tôi đem trả lại cho thầy. Cảm ơn tấm lòng của các thầy và các cháu học sinh! Sau đó, hàng ngày tôi đều nói chuyện với Tân Dũng, tôi sợ em không vượt qua được nỗi đau mất mẹ. – Thưa thầy! Thầy yên tâm ạ, thầy không phải lo lắng cho em đâu ạ! Tân Dũng nói tiếp: – Em đã sớm biết được mẹ sẽ ra đi rồi. Không phải là mẹ em không muốn nghe lời dặn của thầy, em cũng nói với mẹ đừng đưa cơm đến nữa… Nhưng vì trong ngày chỉ có buổi trưa em mới được ăn cơm mẹ nấu thôi ạ! Tôi bỗng run lên: – Tại sao vậy? – Mẹ em rất yếu, mọi việc trong nhà đều do bố làm hết, nấu cơm cũng vậy. Chỉ có buổi trưa bố vắng nhà, mẹ mới giấu bố để làm cơm cho em. Mẹ cứ nhất quyết phải mang cơm đến vì mẹ muốn em được ăn cơm mẹ nấu… Nói xong, Tân Dũng òa khóc… Mắt tôi cũng ngấn lệ từ lúc nào không hay. Bữa cơm của mẹ thật đáng giá biết bao… (Trích từ tập “Những mảnh ghép tình yêu - Nguyễn Nhật Ánh, Nhà xuất bản Trẻ, xuất bản lần đầu vào năm 2006) *Chú thích: - Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là cái tên không còn xa lạ với những độc giả trẻ tuổi ở Việt Nam. Ông được xem là một trong những tác giả thành công nhất trong thể loại tiểu thuyết văn học lứa tuổi thanh thiếu niên, với hơn 100 tác phẩm đã xuất bản và một số đầu sách đã được chuyển thể thành phim. - Hộp cơm cuối cùng của mẹ là câu chuyện được gợi ra từ không gian của ngôi trường nhỏ qua hành động khác thường (không đúng quy định trường học) của mẹ cậu bé Tân Dũng – mang hộp cơm đến cho con vào buổi trưa. Bị thầy giáo phản đối, người mẹ ấy vẫn năn nỉ cầu xin. Và hỏi ra mới biết, người mẹ ấy đang mắc căn bệnh ung thư phổi, chỉ đếm được sự sống từng ngày nên muốn những ngày cuối đời làm được gì có thể cho đứa con trai bé bỏng tội nghiệp của mình. Cậu bé Tân Dũng đáng thương chỉ biết xót xa đón nhận những hộp cơm cuối cùng của mẹ trong nỗi đớn đau. Những hộp cơm thật đáng giá. Câu chuyện còn ấm áp tình người trong sự quan tâm sẻ chia của thầy cô và các bạn học sinh đã ủng vật chất, tinh thần giúp cậu bé Tân Dũng và gia đình; an ủi được phần nào những khó khăn và vất vả, tủi cực trong cuộc sống. Tuy nhiên, người cha trong câu chuyện đã gửi lại cho nhà trường số tiền vì ông nghĩ còn rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn. Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể loại của văn bản trên? Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra ít nhất 2 đặc điểm có trong văn bản trên giúp em nhận ra thể loại (được xác định ở câu 1). Câu 3 (1.0 điểm). Kể tên một văn bản khác có tên tác giả (thuộc bài 7) cùng thể loại. Câu 4 (0.5 điểm). Nêu chủ đề của băn bản trên? Câu 5 (1.0 điểm). Thông qua suy nghĩ, cảm xúc của “tôi” ở cuối văn bản, em rút ra được bài học gì cho mình.? Câu 6 (1.0 điểm). Đặt câu có thành phần biệt lập tình thái hoặc cảm thán trình bày cảm xúc của em về nhân vật người mẹ trong văn bản trên. II. Viết (5.0 điểm). Viết bài văn (400-500 chữ) phân tích 2 điểm đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản phần Đọc-Hiểu. -Hết- ----------------------------------------------------------------------
  6. NGỮ LIỆU THAM KHẢO BỐ TÔI Tác giả: Cao Thị Tỵ Ngoại kể rằng mẹ tôi mất sớm vì một căn bệnh hiểm nghèo khi hai anh em tôi vẫn còn rất nhỏ, lúc đó em tối mới một tuổi, còn tôi mới lên ba, cú sốc quá lớn khiến bố tôi sầu não ủ ê đến hàng mấy năm trời vẫn chưa nguôi ngoai. Hàng ngày ngoại trông nom chăm bẵm anh em chúng tôi để bố đi làm, nhưng cứ về đến nhà là bố lại ôm chúng tôi vào lòng vỗ về, chăm sóc cho chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Bố không biết ru hay và ngân nga trầm bổng như ngoại, nhưng giọng của bố trầm ấm, bố ru chúng tôi bằng những bài thơ. Và bài ru mà tôi thường xuyên nghe nhất đó là bài “Bầm ơi”. Cứ mỗi lần bế chúng tôi lên võng hay lên giường là bố mở đầu bằng bài “Bầm ơi”, cứ vậy bố đọc đi đọc lại bài “Bầm ơi” một lát là anh em tôi ngủ say, nhiều khi tôi thấy bố nghẹn ngào xúc động, nhất là những khi bố nhắc đến tên mẹ. Những giọt nước mắt lăn dài trên khóe mắt bố. Thấy bố một mình cảnh gà trống nuôi con, vừa làm cha vừa làm mẹ quả là vất và. Anh em họ hàng khuyên bố tôi nên tìm mẹ mới cho chúng tôi nhưng bố nhất định không đồng ý […] Và bố cứ vậy, lo lắng chăm sóc, thường hay mua quà bánh cho chúng tôi mỗi khi bố đi đâu xa về, hàng ngày bố luôn đến đòn tôi trước giờ, chưa bao giờ bố để tôi phải đứng trước cửa trường chờ đợi! Khi tôi lên cấp hai bổ mua cho tôi một cái xe đạp cũ, tôi vui vẻ cũng chúng bạn đi học, đi chơi… tôi đâu biết hàng ngày bố vất và làm đủ các nghề nặng nhọc như phụ hồ, đào ao, đào giếng… cho đến một hôm bố ngã bệnh. Bố sốt li bì mấy hôm không ăn uống được. Tôi vào bệnh viện thăm bố, thấy bố gầy sút xanh xao, tôi lo lắng và thương bố vô cùng, tôi nói với bố: – Bố ạ. Con xin phép nghỉ học để chăm cho bố nhanh khỏe lại nhé! Bố ân cần cầm tay tôi: – Bố không sao đâu, con cứ lo học cho giỏi và bảo ban em cũng vậy là bố nhanh khỏe thôi. Tôi ra về mà lòng bất an, chắc bố vất và vì lo lắng cho chúng tôi nhiều quá nên mới để bệnh! Giá như mẹ tôi còn sống thì… Tôi phải làm sao để giúp đỡ cho bố bớt vất vả đây? Từ hôm đó tôi không vô tư học hành vui chơi như trước nữa, tôi nghĩ sẽ cố gắng tranh thủ sau thời gian học tập tìm kiếm thêm công việc làm để giúp đỡ gia đình, giúp đỡ cho bố bớt vất vả, ý định của tôi chưa kịp thực hiện thì không ngờ mấy hôm sau bố tôi qua đời! Tôi ân hận vô cùng. Bố ơi! Giá như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn. (Bố tôi – Cao Thị Tỵ, nguồn:https://datviethp.com/bo-toi) --------------------------------------------- BỐ TÔI Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
  7. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Giáo dục, 2012.) ---------------------------------- ÔNG NGOẠI Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư (Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ) Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi:" Ngoại chăm sóc hoài không chán sao? ", Ngoại nói" Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu ". Mẹ cười: - Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem. Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau. Hôm bữa Dung nói với ông: - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi? Ông nhìn Dung thật lâu:" Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn ". Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không. Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi" Chị hai khó như một bà già ", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh
  8. lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. () Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi:" Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại ". Dung nói với ông, ông gật đầu: - Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy. Dung tròn mắt: - Thật ư? Ông khẽ cốc đầu nó. - Đừng có khinh ngoại. Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango" Xa vắng ". Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm. (Trích Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư) -HẾT-  CHÚC CÁC EM LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO! 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
165=>0