intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG Tổ: Ngữ Văn – Sử - Địa –Công Dân ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRAGIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 9 NĂM HỌC 2023- 2024 I. ĐỌC – HIỀU: (4,0 ĐIỂM) 1.Phần văn bản: 1.1. Nội dung: Tập trung vào: - Văn bản thơ hiện đại Việt Nam: + Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải + Viếng lăng Bác – Viễn Phương + Nói với con – Y Phương + Sang thu – Hữu Thỉnh - Hoặc chọn ngữ liệu thơ ngoài SGK. 1.2. Yêu cầu: - Nhận biết tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác; nhan đề, thể loại, phương thức biểu đạt… - Nhận biết các văn bản cùng giai đoạn sáng tác, cùng đề tài, chủ đề. - Hiểu được nội dung,ý nghĩa một số hình ảnh có trong đoạn thơ. 2.Phần Tiếng Việt: 2.1.Nội dung: Biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,. 2.2. Yêu cầu: Vận dụng, nhận diện và nêu công dụng của biện pháp tu từ trong một văn cảnh cụ thể. II.VẬN DỤNG: (6,0 ĐIỂM) 1. Vận dụng thấp: (1,0 điểm) Xác định, nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong một ngữ cảnh có sẵn. 2. Vận dụng cao: (5,0 điểm) 1
  2. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích): Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO 1. Sắp xếp các văn bản thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9- HKII theo hai chủ đề sau: - Chủ đề: Tình cảm gia đình. - Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và lãnh tụ. 2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong các đoạn thơ sau: a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. (Trích “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương) b. Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh) c. Đất nước bốn ngàn năm Vất và và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải) d. Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh 2
  3. Không lo cực nhọc. (Trích “Nói với con” – Y Phương) e. Một mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ dâng cho đời. Dù là tuổi hai mươi, Dù là khi tóc bạc. (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải) f. Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. (Trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh) 3. Nghị luận văn học – Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích): Phân tích nhân vật/ hoặc một chủ đề có trong tác phẩm truyện (đoạn trích): Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. ĐỀ THAM KHẢO Đề 1 I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm): Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bảo táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2. Xác định thể thơ và chủ đề của đoạn thơ trên. Câu 3. Nêu khái quát nội dung chính của đoạn thơ. Câu 4. Em hiểu gì về ý nghĩa của hình ảnh hàng tre có trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”? II. VẬN DỤNG: (6,0 điểm) Câu 1.(1,0 điểm)Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau: 3
  4. Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. (Trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh) Câu 2. (5,0 điểm)Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước qua nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. Đề 2 I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm): Đọc kĩ bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HƯƠNG NHÃN Hàng năm mùa nhãn chín Em ngồi bên bàn học Anh em về thăm nhà Hương nhãn thơm bay đầy Anh trèo lên thoăn thoắt Ve kêu rung trời sao Tay với những chùm xa Một trời sao ban ngày Năm nay mùa nhãn đến Vườn xanh biếc tiếng chim Anh chưa về thăm nhà Dơi chiều khua chạng vạng Nhãn nhà ta bom giội Ai dắt ông trăng vàng Vẫn dậy vàng sắc hoa Thả chơi trong lùm nhãn Mấy ngàn ngày bom qua Đêm. Hương nhãn đặc lại Nhãn vẫn về đúng vụ Thơm ngoài sân trong nhà Cùi nhãn vừa vào sữa Mẹ em nằm thao thức Vỏ thẫm vàng nắng pha Nhớ anh đang đi xa... (Trần Đăng Khoa) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu tên một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 tập 2 có cùng thể thơ. Câu 2. Bài thơ là lời của ai hướng về đối tượng nào? Nhà thơ đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ in đậm trên? 4
  5. Câu 3. Em hiểu như thế nào về các câu thơ: “Đêm. Hương nhãn đặc lại Thơm ngoài sân trong nhà Mẹ em nằm thao thức Nhớ anh đang đi xa...” Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi đến bạn đọc qua đoạn thơ trên là gì? II. VẬN DỤNG: (6,0 điểm) Câu 1.(1,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trắng sáng dịu hiền”. (Trích “Viếng lăng Bác ” – Viễn Phương) Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan, yêu đời qua nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT! 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2