intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II TỔ VĂN - SỬ - GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn Ngữ văn 9 PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP I.ĐỌC HIỂU 1. Ngữ liệu đọc hiểu: Ngoài Sách giáo khoa - Xác định được nội dung của Ngữ liệu và các vấn đề liên quan: thể loại, phương thức biểu đạt, các phép liên kết hình thức….. - Xác định được kiến thức tiếng Việt có trong ngữ liệu; chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ, khởi ngữ, các thành phần biệt lập. - Rút ra bài học từ ngữ liệu - Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu 2.Tiếng Việt a.CácBPTTđã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê….Chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng. b.Khởi ngữ: - Đặc điểm: + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ: về, còn,với, đối với… + Có thể thêm trợ từ “thì” vào phía sau khởi ngữ - Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu Ví dụ: - Tôi thì tôi chịu - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh - Đối với nó, vượt qua kì thi là niềm vui vô hạn. c.Các thành phần biệt lập: - Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. - Thành phần tình tháiđược dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. + Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, có lẽ…); yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy,…); yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (à, ừ, nhỉ, nhé,…). Ví dụ: Có lẽ,văn nghệ rất kị "tri thức hóa" nữa. ( Nguyễn Đình Thi)
  2. - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận...); những từ ngữ cảm thán như: chao ôi, ôi, trời ơi.... - Trời ơi,sinh giặc làm chi Để chồng tôi phải ra đi diệt thù - Thành phần gọi -đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Ví dụ: -Này, thầy nó ạ. (Kim Lân):Thành phần gọi. -Vâng, mời bác và cô lên chơi. (Nguyễn Thành Long) :Thành phần đáp. - Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy.Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. - Ví dụ: a. Lão không hiểu tôi,tôi nghĩ vậy,vàtôi càng buồn lắm ( Nam Cao) b. Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê -con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng) c. Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức: + Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic). + Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số phép liên kết nhưphép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối II. LÀM VĂN 1.Viết đoạn văn nghị luận xã hội - Nội dung: Trình bày ý kiến về một khía cạnh của vấn đề trong đời sống xã hội (một sự việc, hiện tượng hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí của con người): cần làm gì để trở thành người thành công trong cuộc sống, ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm, cần làm gì để rèn luyện sự tự tin, ý nghĩa của lòng hiếu thảo…. - Hình thức: Dung lượng: từ 12 đến 15 câu hoặc 200 từ Đoạn văn quy nạp, diễn dịch hoặc tổng phân hợp
  3. 2. Viết bài nghị luận văn học - Nghị luận về một đoạn thơ (hoặc bài thơ) - Nghị luận về tác pẩm truyện hoặc đoạn trích. PHẦN II. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ BÀI 1 Câu 1(3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: (1) “Biết lấy gì để đong đếm đây em Những vất vả, khó khăn - gánh gồng từ đại dịch Niềm vui sống làm người có ích Cuộc chiến này, hồi kết - hẳn còn xa! (2) Đã có những mùa hè đi qua Đã có những mùa xuân ở lại Lời thề Hippocrates không cho em thất bại Dẫu có những điều hơn cả sự hy sinh! (3) Lời cảm ơn từ sâu thẳm trái tim Trân quý gửi đến em - “những chiến binh áo trắng” Nguy cơ lây nhiễm, áp lực cùng vô vàn căng thẳng Không cản em làm tròn sứ mệnh trên vai…” (Trích “Lời cảm ơn từ trái tim”, Nguyễn Thị Nguyệt - GV trường THCS thị trấn Trới, Hoành Bồ, Quảng Ninh) (Lời thề Hippocrates: Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Đó là lời thề y đức của những người làm ngành Y) a.(0,5 điểm)Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? b.(0,5 điểm)“Những chiến binh áo trắng” được nhắc đến trong bài thơ này là ai? c.(1,0 điểm)Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thứ (2)? d.(1,0 điểm) Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta qua những khổ thơ trên là gì? Câu 2(2,0 điểm)
  4. Từ nội dung đoạn trích trên (Câu 1), em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12 đến 15 câu), trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống. Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái, chỉ rõ thành phần tình thái được sử dụng. Câu 3 (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!” (Trích Đồng chí, Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập 1) ************** ĐỀ BÀI 2 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Chung kết Britain’s Got Talent 2018 vào tối 3/6 là ngày đặc biệt của khán giả Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam có đại diện tại đêm thi cuối cùng của show truyền hình tìm kiếm tài năng nổi tiếng thế giới. Tuy dừng chân ở Top 5 nhưng hai anh em họ Giang đã khiến nhiều người làm trong ngành nghệ thuật phải nể phục, quê nhà tự hào và khán giả toàn thế giới ngưỡng mộ. Hình ảnh hai chàng trai dũng mãnh, vững chãi hệt như những chiến sĩ băng đèo vượt suối, chinh phục bao núi cao hiểm trở "xẻ dọc Trường Sơn" khoác trên mình màu cờ sắc áo, lòng tự hào dân tộc. Bước nhảy cuối cùng hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp thực hiện trong đêm chung kết có thể coi là sự hội tụ đầy đủ của mọi yếu tố: Bản lĩnh, quyết tâm, kiên cường, lòng dũng cảm, sự say nghề và thành quả kết tinh từ nhiều năm kiên trì tập luyện. […] Và có lẽ, khi đứng trên sân khấu, đứng trên đấu trường quốc tế với quy mô tầm cỡ, hai tiếng Việt Nam đã giúp các anh quên đi sợ hãi, quên đi bản thân mình. Đó không đơn thuần là
  5. biểu diễn nghệ thuật, không đơn thuần là lợi ích cá nhân mà nó đại diện cho cả đất nước, lòng tự tôn dân tộc” (Theo Báo Đời sống và Pháp luật, số 69 ngày 8/6/2018) Câu 1(0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2(0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3(1.0 điểm):Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau “Hình ảnh hai chàng trai dũng mãnh, vững chãi hệt như những chiến sĩ băng đèo vượt suối, chinh phục bao núi cao hiểm trở "xẻ dọc Trường Sơn" khoác trên mình màu cờ sắc áo, lòng tự hào dân tộc”. Câu 4(1.0điểm): Từ đoạn trích em rút ra được bài học gì cho bản thân? PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1 (2.0 điểm): Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của anh em, Quốc Cơ, Quốc Nghiệp là lòng dũng cảm. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu được thể hiện trong đoạn trích sau: “Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau,cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng
  6. trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.” (Trích Ngữ văn 9, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Mạo Khê, ngày 07/3/2024 Nhóm Văn 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2