intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 MÔN: SINH HỌC 8 A/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHỦ ĐỀ : BÀI TIẾT + Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. + Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. + Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận. - Vai trò của sư bài tiết + Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, và các chất dư thừa. + Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong. - Nêu quá trình bài tiết nước tiểu: + Tạo thành nước tiểu + Thải nước tiểu - Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu. - Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết + Vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh. + Khẩu phần ăn hợp lí: Để thận không làm việc quá sức,hạn chế tác hại của các chất độc, tạo điều kiện thuận lợi lọc máu. + Không nhịn tiểu: Để quá trình tạo nước tiểu liên tục, hạn chế tạo sỏi. - Biết vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết hàng ngày và không nhịn tiểu. CHỦ ĐỀ: DA - Nêu cấu tạo phù hợp chức năng của da: + Lớp biểu bì: Cấu tạo Chức năng: bảo vệ + Lớp bì: Cấu tạo Chức năng: tiếp nhận, kích thích, điều hoà thân nhiệt, làm da mềm mại + Lớp mỡ dưới da Cấu tạo (Phần ghi nhớ SGK) Chức năng: SGK - Nêu tác nhân có hại cho da và biện pháp phòng tránh Trần Thị Mỹ Thắm
  2. - Nêu và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp. + Bảo vệ da. + Rèn luyện da. - Học sinh biết cách vệ sinh thân thể để da sạch sẽ, bảo vệ da khỏi trầy xước, biết cách luyện tập để rèn luyện da. CHỦ ĐỀ: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN * Hệ thần kinh ( theo cấu tạo): có hai phần chính - Trung ương: + Não: Trụ não điều hoà hoạt động của nội quan, dẫn truyền. Tiểu não điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. Não trung gian điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt. Đại não trung tâm của phản xạ có điều kiện, dẫn truyền . + Tuỷ sống: Chất xám trung khu của phản xạ không điều kiện. Chất trắng đường dẫn truyền. - Ngoại biên : + Dây thần kinh + Hạch thần kinh * Hệ thần kinh ( theo chức năng): - Phân hệ thần kinh vận động điều hoà hoạt động của cơ vân. - Phân hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản . + Phân hệ thần kinh giao cảm + Phân hệ thần kinh đối giao cảm Phân tích hoạt động của hai phân hệ trong điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. B/ CÂU HỎI – BÀI TẬP VẬN DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào ? A. Tùy từng loại mà dây thần kinh được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác. B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động Câu 2: Rễ sau ở tủy sống là A. rễ cảm giác hoặc rễ vận động. B. rễ vừa có chức năng cảm giác, vừa có chức năng vận động. Trần Thị Mỹ Thắm
  3. C. rễ vận động D. rễ cảm giác Câu 3: Ở người, bộ phận nào nằm giữa trụ não và đại não ? A. Tủy sống C. Não trung gian B. Hạch thần kinh D. Tiểu não Câu 4 : Liền phía sau trụ não là A. Não giữa. B. Đại não. C. Tiểu não. D. Hành não Câu 5: Bộ phận nào của não nối liền trực tiếp với tủy sống ? A. Não trung gian B. Não giữa C. Cầu não D. Hành não Câu 6: Mỗi bán cầu đại não ở người được phân chia thành mấy thùy ? A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 7: Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy? A. 20 đôi B. 36 đôi C. 12 đôi D. 31 đôi Câu 8: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu ? A. 2300 – 2500 cm2 C. 2000 – 2300 cm2 B. 1800 – 2000 cm2 D. 2500 – 2800 cm2 Câu 9: Vỏ não người có bề dày khoảng A. 1 – 2 mm. C. 3 – 5 mm B. 2 – 3 mm. D. 7 – 8 mm Câu 10: Chim bồ câu sẽ đi lại lảo đảo, mất thăng bằng nếu bộ phận nào của trung ương thần kinh bị phá hủy? A. Trụ não B. Tiểu não C. Đại não D. Tủy sống Câu 11: Cơ quan bài tiết quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là A. thận. C. bóng đái. B. ống dẫn nước tiểu D. ống đái Câu 12: Loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là A. vitamin D. B. vitamin A. C. vitamin C. D. vitamin E. Câu 13: Vì sao nhịn tiểu lâu lại không có cảm giác buồn tiểu nữa? A. Cơ thể bài tiết nước bằng đường khác B. Nước tiểu chính thức được vận chuyển lại để hấp thụ lại C. Não bộ không đưa ra tín hiệu “cần đi tiểu” nữa D. Tất cả đáp án trên đều sai Câu 14: Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận? A. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể. B. Thận cắt đi có thể tái tạo lại. C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động. D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính. Câu 15: Vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu? Trần Thị Mỹ Thắm
  4. A. Thận lọc không kĩ, máu ở nước tiểu đầu không được hấp thụ lại B. Màng lọc ở cầu thận và nang thận bị rò C. Ống thận bị chết và rụng ra D. Một cơ chế thay máu theo đường bài tiết CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó ? (HS tự làm) Câu 2. Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ. (HS tự làm) Câu 3.Cấu tạo dây thần kinh tủy? Trả lời - Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ. - Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ: + Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng + Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương - Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ. => Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. Câu 4.Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng có những điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau? Trả lời *Giống nhau: -Đều được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh và các tổ chức thần kinh đệm, tạo nên phần trung ương và phần ngoại biên. - Đều có chức năng điều hòa và điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể * Khác nhau Hệ thần kinh vận động Hệ thần kinh sinh dưỡng -Điều khiển và điều hòa hoạt -Điều khiển và điều hòa hoạt động của hệ cơ – xương động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản -Có sự tham gia của ý thức -Không có sự tham gia của ý thức Câu 5.Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ? Trả lời Khi uống nhiều rượu : rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có lỉên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng. Câu 6.Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Trần Thị Mỹ Thắm
  5. Trả lời Nói dây thần kinh tủy là dây pha vì: dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước. Rễ trước là rễ vận động, rễ sau là rễ cảm giác. ***Chúc các em ôn tập tốt*** ( Lưu ý đây là đề cương gợi ý. HS cần phải bổ sung thêm các kiến thức thực tế để làm bài) Trần Thị Mỹ Thắm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2