Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 0
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
- TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TỔ: LÝ-HÓA-SINH-CÔNG NGHỆ MÔN: SINH HỌC-LỚP 9 ----------------------- NĂM HỌC:2023-2024 PHẦN I. GỢI Ý CÂU HỎI ÔN TẬP CÂU 1: a. Thoái hóa là gì? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa? b. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phấn gần nhằm mục đích gì? Hướng dẫn a. Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu co sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng xuất giảm… Nguyên nhân: do tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật vì trong quá trình đó thể đồng hợp tử ngày càng tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình. - Mục đích: Để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn. Tạo dòng thuần. Thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị khai khác dòng để tạo ưu thế lai. CÂU 2: a. Ưu thế lai là gì? Ví dụ? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? b. Tại sao ưu thế lai lại biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ? Hướng dẫn: a. Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng xuất cao hơn trung bình giữa hai bố bẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. - ví dụ: Cà chua Hồng Việt Nam x Cà chua Hà Lan Gà Đông Cảo x Gà ri - Nguyên nhân: khi lai hai dòng thuần ( kiểu gen đồng hợp) con lai F 1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp →chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội. b. Vì F1 có tỉ lệ các cặp gen dị hợp tử cao nhất. -Các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm , tỉ lệ đồng hợp lặn tăng lên làm ưu thế lai giảm dần ( vì gen lặn thường có hại). CÂU 3: 1
- a. Lai kinh tế là gì?Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? b. Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai? Hướng dẫn: a. Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. - ví dụ: con cái lợn ỉ Móng Cái x con đực thuộc giống lợn Đại Bạch. Không dùng con lai kinh tế để nhân giống vì thế hệ tiếp theo có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại. - Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính bằng giâm cành, chiết cành, ghép , nuôi cấy mô… b.Phương pháp tạo ưu thế lai: - Ở cây trồng: Phương pháp lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp lai khác thứ: là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài. - Ở vật nuôi: phép lai kinh tế. CÂU 4: a. Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường? Ví dụ? b. Nhân tố sinh thái là gì?Kể tên các nhóm nhân tố sinh thái? Tại sao nhân tố con người được tách ra thành một nhân tố riêng? Hướng dẫn: a . Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường: + Môi trường trong nước: tôm, cá. + Môi trường trong đất: ví dụ : giun, mối.. + Môi trường mặt đất- không khí: ví dụ: hươu, nai.. + Môi trường sinh vật: ví dụ: cây xanh là nơi sống của nhiều loài vi sinh vật, nấm kí sinh, bọ chét... b . Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái chia làm 2 nhóm: + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: gồm đất, nước, khí hậu, nhiệt độ, ánh áng, gió, địa hình... 2
- + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: gồm nhân tố con người và nhân tố sinh thái sinh vật như động vật, thực vật. - Nhân tố con người được tách thành một nhân tố riêng vì con người có lao động, trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn trong cải tạo thiên nhiên. CÂU 5: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật ? Hướng dẫn: - Ảnh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lý thực vật. - Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. - Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. CÂU 6: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật: Hướng dẫn: - Ảnh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. - Ảnh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. - Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối. CÂU 7: Nêu hiện tượng tỉa cành tự nhiên ? ( Vì sao cành phía dưới của cây sống trong rừng sớm bị rụng ? ) Hướng dẫn: - Ảnh sáng mặt trời chiếu xuống thì cành phía trên nhận được nhiều ánh sáng, cành phía dưới nhận được ít ánh sáng. Khi đó lá của cành phía dưới bị thiếu ánh sáng dẫn tới quang hợp yếu, ít chất hữu cơ, không đủ bù năng lượng tiêu hao do hô hấp, hút nước kém dẫn tới cành dưới khô héo nên sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành trên. CÂU 8: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật ? Hướng dẫn: - Ảnh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. - Ảnh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. - Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối. CÂU 9: a . Quần thể sinh vật là gì? ví dụ? b . Quần thể sinh vật có những đặc trưng nào? c . Quần thể người có mấy nhóm tuổi? Ý nghĩa sinh thái từng nhóm ? 3
- d . Quần thể người có những đặc điểm gì giống và khác với quần thể sinh vật khác? Vì sao quần thể người có những đặc trưng mà quần thể khác không có? Hướng dẫn a . Khái niệm quần thể: - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định, ở những thời điểm nhất định , những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Ví dụ: quần thể cá chép ở ao... b. Những đặc trưng cơ bản của quần thể: 1.Tỷ lệ giới tính: - Là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái. Ý nghĩa: thấy được tiềm năng sinh sản của quần thể. 2. Thành phần nhóm tuổi: - Quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. - Có 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. → Được biểu diễn bằng biểu đồ tháp tuổi. 3. Mật độ quần thể: - Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. c . Quần thể người có 3 nhóm tuổi: Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái Nhóm tuổi trước Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng sinh sản trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. Nhóm tuổi sinh Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. sản Nhóm tuổi sau Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát sinh sản triển của quần thể. d . quần thể người giống quần thể sinh vật: đều có những đặc điểm như giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong... - Quần thể người khác quần thể sinh vật: + Quần thể người có những đặc trưng kinh tế xã hội như pháp luật, văn hóa, hôn nhân, giáo dục... mà quần thể sinh vật khác không có. + Quần thể người có các đặc trưng trên là do con người có tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo tự nhiên. CÂU 10: a . Quần xã sinh vật là gì? ví dụ? 4
- b . Trình bày các dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật? c . Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở những điểm nào? Hướng dẫn a . quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Vd: Ao cá tự nhiên… b . Các dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật: - Quần xã có các đặc điểm cơ bản về: + Số lượng các loài sinh vật trong quần xã: . Mức độ phong phú về số lượng. . Mật độ cá thể của từng loài trong tổng số địa điểm quan sát. + Thành phần loài trong quần xã: . loài ưu thế: là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. . loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. c . Sự khác nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp các cá thể cùng loài - Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau - Đơn vị cấu trúc là cá thể, có cấu trúc nhỏ - Đơn vị cấu trúc là quần thể, có cấu trúc lớn, hơn, mối quan hệ chủ yếu là quan hệ sinh sản mối quan hệ chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng, và di truyền cùng loài sinh sản, khác loài không sinh sản - Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn, không - Gồm 1 đến nhiều chuỗi thức ăn là bộ phận có hiện tượng khống chế sinh học chủ yếu của sinh thái, có hiện tượng khống chế sinh học - Độ đa dạng thấp, phạm vi phân bố hẹp - Độ đa dạng cao, phạm vi phân bố rộng CÂU 11: Thế nào là một hệ sinh thái ? Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần nào? Hướng dẫn - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã(sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định. * Thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái: + Các thành phần vô sinh như đất đá, thảm mục… + Sinh vật sản xuất là thực vật. 5
- + Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. CÂU 12: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Hướng dẫn * Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ về dinh dưỡng. Trong đó mỗi loài sinh vật là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ. - Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy. VD: - Cây cỏ chuột rắn - Cây sâu ăn lá cầy đại bàng SV phân hủy * Lưới thức ăn: Trong tự nhiên một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ ( gồm sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 và bậc 3) và sinh vật phân giải - VD: Sâu Gà Thực vật Thỏ Cáo Đại bàng VSV Dê Hổ (CÔ CHÚC CÁC EM MẠNH KHỎE VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG HỌC TẬP) II. ĐỀ THAM KHẢO I. Trắc nghiệm: (3.0 điểm) chọn câu đúng nhất để khoanh tròn Câu 1: Sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng, Vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau? A. Cỏ → Châu chấu → Trăn → Gà → Vi khuẩn. B. Cỏ → Trăn → Châu chấu → Vi khuẩn→ Gà. C. Cỏ → Châu chấu → Gà → Trăn → Vi khuẩn. D. Cỏ → Châu chấu → Vi khuẩn→ Gà → Trăn. Câu 2: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là: A. Loài chỉ có ở một quần xã B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất 6
- C. Loài đóng vai trò quan trọng D. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất Câu 3: Cho thế hệ Go có 4 cây, trong đó có 1 cây có kiểu gen AA, 2 cây có kiểu gen Aa, 1 cây có kiểu gen aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Thì tỉ lệ kiểu gen Aa của quần thể sẽ là: A. 1/4 B. 1/8 C. 1/16 D.1/32 Câu 4:Nhạn biển và cò làm tổ sống chung là mối quan hệ: A. cộng sinh B. hội sinh C. cạnh tranh D. hỗ trợ Câu 5. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh ? A. Sâu bọ sống trong tổ kiến, tổ mối. B. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. C. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. D. Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau. Câu 6.Cho chuỗi thức ăn sau: Thực vật →châu chấu→thằn lằn→ đại bàng→vi sinh vật. Thì đại bàng là sinh vật nào trong chuỗi thức ăn A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 B. sinh vật tiêu thụ bậc 2 C.Sinh vật tiêu thụ bậc 3 D. Sinh vật tiêu thụ bậc 4 Câu 7: Có bao nhiêu câu sai trong các câu sau : 1. Ếch nhái là những sinh vật ưa khô còn thằn lằn là những sinh vật ưa ẩm. 2. Nhiệt độ và độ ẩm là những nhân tố có ảnh hưởng đến sự phân bố của nhiều loài sinh vật. 3. Ở các sinh vật cùng loài và khác loài có quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh . 4. Cây tầm gửi là loài thực vật cộng sinh. 5. Quan hệ giữa hổ và nai trong cùng một đồng cỏ là quan hệ cạnh tranh. A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 8: Đặc điểm của tháp dân số trẻ là: A. Đáy tháp rộng, cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ tử vong cao B. Cạnh tháp thẳng đứng, đỉnh tháp rộng biểu thị tỉ lệ tử vong cao, đáy hẹp C. Tuổi thọ trung bình cao, cạnh tháp xiên nhiều, tỉ lệ trẻ sinh ra hằng năm nhiều. D. Cả A, B và C Câu 9. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau trong quần xã? A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. C. Quần thể chim sẻ và quần thể chào mào. D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè. 7
- Câu 10. Dạng sinh vật nào sau đây là một quần thể sinh vật A. đồi cọ tỉnh Vĩnh Phú B. Tai ga C. xác thân cây gỗ bị ngã đổ D. những con chim sống trong một khu rừng C©u 11:Cho chuỗi thức ăn chưa hoàn chỉnh sau: Lúa→H→ong mắt đỏ kí sinh→ vi khuẩn Hãy thay thế mẫu tự H bằng loài hợp lí để hoàn chỉnh chuỗi thức ăn trên A. H là sâu đục thân B. H là rệp C. H là cào cào D. H là sâu ăn lá Câu 12.Cho các nhóm sinh vật sau: 1. Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn 2. Cây tràm trong quần xã rừng u minh 3. Bò rừng Bizong sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ 4. Cây cọ trong quần xã rừng đồi Vĩnh Phú 5. Cây lim trong quần xã rừng lim xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 6. Cây lan, lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới Dạng sinh vật nào là loài ưu thế? A.1, 3 B. 2,4,5 C. 6 D. 1,3,6 II- Tự luận. (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Bảng sau đây cho biết thông tin về giới hạn của nồng độ muối đối với hai loài sinh vật. Loài sinh vật Giới hạn dưới Điểm cực thuận Giới hạn trên (oC) (oC) (oC) Cá chép 2oC 28oC 44oC Cá rô phi ở Việt 5oC 30oC 42oC Nam Dựa vào bảng trên, hãy cho biết: Loài có giới hạn sinh thái rộng, loài có giới hạn sinh thái hẹp? Giải thích? Câu 2. (3.0 điểm)Cho các chuỗi thức ăn sau: 1 . Thực vật → thỏ → mèo rừng → vi sinh vật. 2. Thực vật →thỏ → cú → vi sinh vật. 3. Thực vật → gà →cú → vi sinh vật. 4. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → vi sinh vật. 5. Thực vật → sâu hại thực vật → gà → cú → vi sinh vật. 6. Thực vật → sâu hại thực vật → ếch nhái → rắn → cú → vi sinh vật. a. Xâv dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho. b. Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn. 8
- c. Sắp xếp các sinh vật trên theo từng thành phần của hệ sinh thái.(sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ cấp 1, 2, 3; sinh vật phân hủy). Câu 3.(2.0 điểm)Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ của không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. a. Hãy sắp xáp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên. -----------HẾT---------- 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 187 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 77 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 62 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 137 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 74 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 59 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 94 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 129 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn