ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I.<br />
MÔN CÔNG NGHỆ 8 – NĂM HỌC 2017 – 2018.<br />
<br />
CÂU 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất.<br />
- Bản vẽ kĩ thuật có vai trò đối với sản xuất: Trong sản xuất, người công nhân căn cứ theo bản vẽ để tiến<br />
hành chế tạo, lắp ráp, thi công.<br />
- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống: trong đời sống để sử dụng một cách hiệu quả và an toàn mỗi<br />
thiết bị hoặc máy móc ta phải dựa vào bản chỉ dẫn bằng lời và hình ảnh.<br />
CÂU 2: Làm thế nào để thu được hình chiếu đứng và hình chiếu bằng?<br />
- Khi ta chiếu vật thể lên mặt phẳng hình chiếu đứng, với hướng chiếu từ trước tới thì ta sẽ thu được hình<br />
chiếu đứng.<br />
- Khi ta chiếu vật thể xuống mặt phẳng hình chiếu bằng, với hướng chiếu từ trên xuống thì ta sẽ thu được<br />
hình chiếu bằng.<br />
CÂU 3: Đọc bản vẽ chi tiết theo trình tự và những nội dung sau:<br />
1, Khung tên: tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ.<br />
2, Hình biểu diễn: tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt.<br />
3, Kích thước: kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết.<br />
4, Yêu cầu kĩ thuật: gia công, xử lí bề mặt.<br />
5, Tổng hợp: mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết.<br />
CÂU 4: Đọc bản vẽ nhà theo trình tự và những nội dung sau:<br />
1, Khung tên: tên gọi ngôi nhà, tỉ lệ bản vẽ.<br />
2, Hình biểu diễn: tên gọi hình chiếu, tên gọi mặt cắt.<br />
3, Kích thước: kích thước chung, kích thước từng bộ phận.<br />
4, Các bộ phận: số phòng, số cửa đi và cửa sổ,các bộ phận khác.<br />
CÂU 5:<br />
- Mối ghép động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.<br />
- Phân biệt các loại mối ghép động:<br />
+ Khớp tịnh tiến: hai chi tiết trượt trên nhau tạo nên ma sát lớn.<br />
<br />
+ Khớp quay: trong khớp quay, mỗi chi tiết có thể chỉ quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.<br />
CÂU 6:<br />
- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.<br />
- Phân biệt các loại mối ghép động:<br />
Khớp tịnh tiến: hai chi tiết trượt trên nhau tạo nên ma sát lớn.<br />
- Phân biệt các loại mối ghép cố định:<br />
+ Mối ghép tháo được: có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.<br />
+ Mối ghép không tháo được: muốn tháo rời các chi tiết bắt buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của<br />
mối ghép.<br />
CÂU 7:<br />
- Các chi tiết tạo thành cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động của xe đạp: đĩa xích, dây xích, líp.<br />
- Khi ta đạp bàn đạp làm đĩa xích quay, làm cho dây xích chuyển động quay tròn theo và kéo theo líp cũng<br />
quay. Khi líp quay khiến cho bánh xe sau chuyển động và thông qua khung xe làm cho cả chiếc xe di chuyển.<br />
CÂU 8: Khái niệm chi tiết máy và phân loại chi tiết máy.<br />
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, không thể tháo rời và thực hiện một nhiệm vụ nhất định<br />
trong máy.<br />
- Phân loại chi tiết máy:<br />
+ Chi tiết có công dụng chung: bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo,…được sử dụng trong nhiều loại máy khác<br />
nhau.<br />
Chi tiết có công dụng riêng: trục khuỷu, máy kim khâu, mũi khoan,.. chỉ được dùng trong một loại máy nhất<br />
định.<br />
CÂU 9: khái niệm hình cắt.<br />
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể phía sau mặt phẳng cắt.<br />
CÂU 10: Kể tên các loại vật liệu cơ khí phổ biến.<br />
- Vật liệu kim loại:<br />
+ Kim loại đen: gang, thép.<br />
+ Kim loại màu: đồng, nhôm, hợp kim của đồng, nhôm,..<br />
- Vật liệu phi kim: Chất dẻo, cao su.<br />
Câu 11: Quy ước vẽ ren.<br />
Quy ước vẽ ren trong: Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren, đường vòng đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm;<br />
đường chân ren, đường vòng chân ren vẽ bằng nét liền mảnh.<br />
<br />