intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Địa lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Địa lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức môn học một cách có hệ thống, dễ dàng ôn luyện, củng cố kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho bài thi kết thúc môn sắp tới đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Địa lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019­2020 ĐỊA LÍ 6 1) Khoáng sản có thể  có nguồn gốc nội sinh (ví dụ: đồng chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc...)  hoặc ngoại sinh (ví dụ: than, cao lanh, đá vôi, muối mỏ...) 2) Độ dày bầu khí quyển khoảng 60.000km. Không khí càng lên cao càng loãng và ngược  lại. 90% không khí tập trung ở độ cao dưới 16km so với mặt đất 3) Khi đo nhiệt độ không khí, cần đặt nhiệt kế trong  bóng râm và cách mặt đất khoảng  2m 4) Khi không khí đã chứa lượng hơi nước tối đa, ta nói không khí đã  bão hòa hơi nước.  Khi hơi nước đọng lại thành giọt nước, hiện tượng đó gọi là sự ngưng tụ hơi nước 5) Khí hậu  ảnh hưởng lớn đến thực vật,  ở  Xích đạo (nơi có khí hậu nóng  ẩm quanh   năm) thì sinh vật phát triển thuận lợi nhưng  ở các miền Cực (nơi có khí hậu lạnh giá) thì   sinh vật phát triển khó khăn. 6) Các thành phần chính của đất: - Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng, gồm những hạt khoáng có màu sắc  và kích thước khác nhau - Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ  lệ nhỏ, chủ yếu  ở tầng trên cùng của lớp đất, thường  có màu đen hoặc xám là màu của chất mùn - Ngoài ra trong đất còn có nước và không khí, tồn tại trong các khe hổng của các hạt  khoáng 7) Các nhân tố hình thành đất: - Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra các thành phần khoáng trong đất - Sinh vật là nguồn gốc sinh ra các thành phần hữu cơ (cả sinh vật sống và xác các sinh  vật chết) - Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ  và lượng mưa) là môi trường cho quá trình phân giải   chất khoáng và chất hữu cơ - Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian. 8) Bài toán liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao. Ví dụ: 
  2. Địa điểm A cao hơn địa điểm C 2000m,  hỏi   khi   tại   C   là   30˚C   thì   tại   A   là   bao  nhiêu ˚C? Bài giải Trung bình lên cao 1000m thì nhiệt độ   giảm khoảng 6˚C, vậy chênh lệch nhiệt  độ giữa A và C là: (2000 : 1000) x 6 = 12˚C Vậy khi tại C là 30˚C thì tại A là: 30 – 12 = 18˚C Đáp số: 18˚C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2