SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐẴNG<br />
TRƢỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG<br />
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP<br />
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 12. HỌC KÌ 2<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
I. NỘI DUNG CƠ BẢN<br />
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN<br />
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.<br />
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.<br />
* Thế nào là quyền BKXP về chỗ ở của CD.<br />
- Được ghi nhận ở điều 73 HP 1992 (sđ)<br />
- KN: - Khái niệm<br />
+ Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng.<br />
+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.<br />
+ Trường hợp được khám xét chỗ ở của người khác: Được pháp luật cho phép và<br />
phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc khám xét phải<br />
tuân theo quy trình của pháp luật<br />
.* Nội dung quyền BKXP về chỗ ở của CD.<br />
Về nguyên tắc không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Chỗ ở của mọi<br />
người được pháp luật bảo vệ.<br />
+ Được khám xét trong trường hợp:<br />
+ Trƣờng hợp 1:<br />
Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám.<br />
Lý do: Có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công<br />
cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoăc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.<br />
Trƣờng hợp 2: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng<br />
Hình sự ra lệnh khám.<br />
Lý do: khám xét chỗ ở khi cần bắt người đang truy nã hoặc người phạm tội lẩn<br />
trốn ở đó.<br />
- Trình tự khám xét (cả 2 trƣờng hợp)<br />
+ Phải đọc lệnh khám, đưa cho đương sự đọc và giải thích cho đương sự<br />
<br />
+ Khi khám phải có mặt người chủ hoặc người thành niên trong gia đình và đại<br />
diện chính quyền địa phương (xã…)<br />
+ Không được khám vào ban đêm (nếu khám phải ghi biên bản)<br />
+ Khi khám chỗ làm việc thì phải có mặt người đó (nếu không thể trì hoãn thì phải<br />
ghi biên bản)<br />
* Ý nghĩa quyền BKXP về chỗ ở của CD. (đọc thêm)<br />
- Đảm bảo cuộ sống tự do của công dân.<br />
- Cán bộ, công chức NN không lạm dụng được quyền.<br />
- Quyền của CD được tôn trọng và bảo vệ<br />
d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.<br />
- Khái niệm<br />
+ Thư tín điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.<br />
+ Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân phải có quy định<br />
của pháp luật và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.<br />
- Nội dung<br />
+ Không ai được được tùy tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của<br />
người khác. Đây thuộc bí mật đời tư cá nhân được luật bảo vệ.<br />
+ Chỉ những người có thẩm quyền và trong trường hợp thật cần thiết mới<br />
được tiến hành kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.<br />
Chú ý; BLHS 1999: điều 125 QĐ: người vi phạm: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1<br />
đến 5 triệu hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2<br />
năm.<br />
- Ý nghĩa:<br />
+ Đảm bảo đời sống tư của mỗi người<br />
+ Công dân có đời sống TT thoả mái.<br />
e. Quyền tự do ngôn luận.<br />
- Khái niệm<br />
Công dân có quyền được tự do phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của<br />
mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.<br />
- Hình thức<br />
<br />
+ Trực tiếp Trình bày trong các cuộc họp, hội nghị, ở cơ quan, trường học, tổ dân<br />
phố…<br />
VD: Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp, cơ quan; tình hình của lớp<br />
+ Gián tiếp: Thông qua người đại diện cho mình (đại biểu quốc hội, HĐND<br />
các cấp); bằng việc viết đơn, viết báo, đóng góp ý kiến, kiến nghị<br />
VD: Viết bài gửi báo ca ngợi thành tích dạy và học của trường..<br />
- Ý nghĩa:<br />
+ Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự của công dân.<br />
+ Là điều kiện để công dân tham gia quản lí NN và XH.<br />
2. Trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền TD<br />
cơ bản của công dân.<br />
b. Trách nhiệm của công dân.<br />
- CD cần học tập và tìm hiểu PL<br />
- CD có trách nhiệm phê phán đấu tranh, tố cáo các hành vi VP quyền TD cơ bản<br />
của CD<br />
- Giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành các quy định<br />
- CD coi trọng PL và các quyền TD cơ bản của CD<br />
BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ<br />
1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.<br />
a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử.<br />
- Khái niệm: SGK<br />
- Là quyền dân chủ cơ bản của côn dân trong lĩnh vực chính trị.<br />
- Thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương<br />
và trong phạm vi cả nước.<br />
- Quyền này được ghi nhận ở Điều 6 HP 92 (sđ)<br />
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.<br />
- Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.<br />
+ Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi<br />
trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp.<br />
+ Quyền bầu cử, ứng cử là quyền chính trị quan trọng, không phân biệt đối<br />
xử, bình đẳng (Điều 54 HP 1992 (sđ))<br />
- Những trƣờng hợp không đƣợc bầu cử:<br />
<br />
+ Người mất năng lực hành vi dân sự<br />
+ Người VPPL bị phát hiện và bị tước quyền bầu cử<br />
- Những trƣờng hợp không đƣợc quyền ứng cử.<br />
+ Những trường hợp không được bầu cử.<br />
+ Người đang chấp hành các loại bản án hình sự<br />
+ Người chấp hành xong bản án nhưng chưa được xoá án.<br />
+ Người bị giáo dục tại địa phương, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế<br />
hành chính.<br />
* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của CD<br />
- Quyền bầu cử: được thực hiện theo nguyên tắc.<br />
+ Phổ thông: không phân biệt nam-nữ...<br />
+ Bình đẳng: mọi lá phiếu đều có giá trị như nhau.<br />
+ Trực tiếp: trực tiếp đi bầu<br />
+ Bỏ phiếu kín: không để lại tên trên phiếu<br />
- Quyền ứng cử:<br />
+ Tự ứng cử: (có năng lực và được tín nhiệm)<br />
+ Được giới thiệu ứng cử: (được MT TQ VN giới thiệu)<br />
* Cách thức thực hiện quyền lực NN thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực<br />
NN-cơ quan đại biểu của nhân dân.<br />
- Các ĐBND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri<br />
+ Tiếp xúc cử tri<br />
+ Thu thập ý kiến, nguyện vọng của ND<br />
- Các ĐBND chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.<br />
+ Báo cáo với cử tri<br />
+ Trả lời kiến nghị của cử tri<br />
c. Ý nghĩa của quyền BC và UC của CD<br />
- Thể hiện ý chí và nguyện vộng của ND<br />
- Thể hiện BC NN dân chủ và tiến bộ<br />
- Thể hiện sự BĐ trong đời sống chính trị<br />
- Đảm bảo bảo quyền CD và quyền con người.<br />
2. Quyền tham gia quản lí NN và XH.<br />
a. Khái niệm quyền tham gia quản lí NN và XH.<br />
- KN: - Là quyền công dân tham gia thảo luận vào các vấn đề chung của đất<br />
nước trên tất cả mọi lĩnh vực trong phạm vi từng địa phương và phạm vi cả nước.<br />
<br />
- Là quyền công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng<br />
bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.<br />
Đây thực chất là quyền dân chủ trực tiếp của công dân.<br />
b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước vàxã hội.<br />
- Ở phạm vi cả nước:<br />
+ Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng như:<br />
Hiến pháp, luật đất đai…<br />
+ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng<br />
cầu ý dân<br />
- Ở phạm vi cơ sở:<br />
+ Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện: Chính sách,<br />
pháp luật.<br />
+ Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết: Chủ trương<br />
đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi.<br />
+ Những việc nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính<br />
quyền địa phương quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.<br />
+ Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra: Phẩm chất, hoạt động của cán bộ<br />
xã, thu chi các loại quỹ…<br />
VD: Quy hoạch đất, xây dựng các công trình phúc lợi...<br />
+ Những việc nhân dân ở xã giám sát kiểm tra.<br />
VD: việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngân sách xã, các loại phí và lệ phí...<br />
c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.<br />
- Động viên và phát huy sức mạnh toàn dân.<br />
- Huy động mọi lực lượng toàn dân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.<br />
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.<br />
- Được ghi nhận ở điều 74 HP 1992 (sđ)<br />
- Luật KN-TC có hiệu lực 01-10-2004.<br />
a. Khái niệm quyền KN-TC của công dân.<br />
<br />