intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Thiên Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

287
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến giúp bạn ôn tập lại kiến thức ngữ văn và chuẩn bị hành trang để bước vào kì thi học kì 2 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ 5 ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10<br /> MÔN NGỮ VĂN - Năm học 2017 – 2018<br /> A/ NỘI DUNG ÔN TẬP<br /> Phần đọc – hiểu: Thành thạo kĩ năng đọc – hiểu các loại văn bản<br /> Phần Văn :<br /> - Đại cáo bình Ngô<br /> - Truyện Kiều ( 3 đoạn trích)<br /> Phần làm văn: Vận dụng kiến thức văn học và các thao tác lập luận để viêt bài văn<br /> Nghị luận văn học<br /> B/ 5 ĐỀ MINH HỌA<br /> ĐỀ SỐ 1<br /> Phần I : Đọc – hiểu ( 3,0 điểm)<br /> Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:<br /> Thời gian qua kẽ tay<br /> Làm khô những chiếc lá<br /> Kỉ niệm trong tôi<br /> Rơi<br /> như tiếng sỏi<br /> trong lòng giếng cạn<br /> Riêng những câu thơ<br /> còn xanh<br /> Riêng những bài hát<br /> còn xanh<br /> Và đôi mắt em<br /> như hai giếng nước.<br /> (Thời gian – Văn Cao – NXB Tác phẩm mới, 1998)<br /> Câu 1: Tìm phương thức biểu đạt trong văn bản trên?<br /> Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “ Thời gian qua kẽ<br /> tay/Làm khô những chiếc lá” ?<br /> Câu 3: Nêu ý nghĩa tư tưởng mà bài thơ gửi gắm?<br /> Câu 4: Nêu cảm nhận về hình ảnh “đôi mắt em như hai giếng nước” ở cuối văn bản?<br /> Phần II: Làm văn ( 7,0 điểm)<br /> Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng để thấy được lý tưởng của người anh hùng<br /> Từ Hải.<br /> ________________________________________________________________<br /> ĐỀ SỐ 2<br /> I.Phần đọc – hiểu (3.0 điểm)<br /> Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:<br /> <br /> "Gần 30 năm sau ngày giải phóng, Trường Sa hôm nay đẹp đến ngỡ ngàng. Đảo<br /> đã nhiều hơn những bóng cây bàng vuông, phong ba, bão táp, mù u, tra biển... Ngay từ<br /> cái tên đặt cho các loài cây cũng mang theo cái hồn của biển.<br /> Ngoài lực lượng quân đội giữ đảo, trên một số đảo đã có nhân dân sinh sống như<br /> đảo Trường Sa lớn, Sơn Ca, Sinh Tồn, Song Tử Tây. Những nếp nhà, mái trường, bệnh<br /> viện, ngôi chùa đã được xây dựng như để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng.<br /> Trường Sa đã đổi thay rất nhiều, tất cả đều nhờ vào ý chí, quyết tâm bảo vệ, bàn tay<br /> dựng xây của đảng, nhà nước, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Dẫu vậy, chưa bao giờ quần<br /> đảo bão tố ấy vợi bớt sóng gió, bão giông và hiểm nguy rình rập (...)<br /> Những hòn đảo giữa mênh mông biển cả, bốn phía là sóng gió bủa vây. Nhìn hình<br /> ảnh người lính chắc tay súng đứng gác biển mà bỗng thấy lòng nao nao. Thương làn da<br /> anh sạm đen, mái tóc đỏ quạch vì nắng cháy thiêu đốt (...) Tôi yêu cả ánh mắt, nụ cười<br /> mặn mà hơi muối biển, yêu đôi bàn tay chai sần vì vác đá xây đảo, yêu giọt mồ hôi anh<br /> rơi trên nền cát san hô nóng bỏng. Tôi đã yêu, yêu những người trai đổi tuổi thanh xuân<br /> cho bình yên của tổ quốc.<br /> Yêu Trường Sa, lại thêm lo mùa biển động, sợ giông bão về lấy đi của anh những<br /> luống rau xanh, trái đu đủ mà anh ngày đêm gìn giữ, sợ ca gác đêm sương muối về thêm<br /> lạnh buốt. Thương lá cờ tổ quốc mới thay đã bạc, thương gió muối khô mặn chát bờ môi<br /> anh."<br /> (Trích "Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng" – Đoàn Thị Ngọc)<br /> Câu 1. Xác định nội dung chính của văn bản.<br /> Câu 2. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và cho biết hiệu quả nghệ<br /> thuật của chúng.<br /> Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao Trường Sa được gọi là "quần đảo bão tố"?<br /> Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩ nhất đối với em? Vì sao?<br /> Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm)<br /> Anh/chị hãy phân tích tâm trạng và phẩm chất Thúy Kiều qua đoạn trích :<br /> “Mai sau dù có bao giờ,<br /> Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.<br /> Trông ra ngọn cỏ gió cây,<br /> Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.<br /> Hồn còn mang nặng lời thề,<br /> Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.<br /> Dạ đài cách mặt, khuất lời,<br /> Rảy xin chén nước cho người thác oan.<br /> Bây giờ trâm gãy bình tan,<br /> Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!<br /> Trăm nghìn gửi lạy tình quân<br /> Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.<br /> Phân sao phận bạc như vôi?<br /> Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.<br /> Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!<br /> Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”<br /> ( Trích Trao duyên – SGK Ngữ văn 10 – NXBGD tr)<br /> <br /> ĐỀ SỐ 3<br /> I. Phần đọc- hiểu ( 3,0 điểm)<br /> Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4<br /> RÁC VÀ BÁNH PÍA<br /> “Tôi là người rất thích bánh pía - những chiếc bánh ngọt ngào, bên ngoài là nhiều<br /> lớp vỏ mỏng tang thơm tho, bên trong có trứng muối và dậy mùi sầu riêng, đậu xanh. Tôi<br /> phải lòng nó từ nhiều năm trước, khi đến Việt Nam.<br /> Nhưng từ khi để ý thấy từng chiếc bánh bị bao phủ bởi một lớp nylon, rồi xếp<br /> trong một khay nhựa mỏng. Tất cả được bọc trong một gói nhựa to hơn, dày hơn và in ấn<br /> cầu kỳ. Và rồi bịch bánh đó được mang về nhà trong một túi nilon khác. Tôi chất vấn<br /> lương tâm mình. Tôi có hơi tàn nhẫn khi ăn bánh pía không?<br /> Tôi vẫn thèm nhưng hai năm gần đây không dám mua nhiều nữa. Bởi mỗi người<br /> Australia được nhắc nhở từ khi còn nhỏ rằng một túi nylon bình thường mất khoảng 25<br /> năm mới có thể phân huỷ hoàn toàn, một chai nhựa phải cần tới 450 năm. Đồ nhựa<br /> chúng ta đang xài một cách dư thừa sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của thế hệ<br /> sẽ gọi ta là… tổ tiên.<br /> Người Việt có thói quen sản xuất và sử dụng bịch nylon một cách dư thừa. Người<br /> tiêu thụ sẵn sàng chấp nhận việc đồ vật mới mua, đặc biệt là đồ ăn được (bị) gói lại bằng<br /> nhiều lớp nhựa không cần thiết.<br /> Những nghiên cứu mới ước tính đến 2050, số lượng cá biển sống ở các đại dương<br /> trên thế giới sẽ thua số lượng rác thải bằng nhựa ngoài khơi. Tin buồn là Việt Nam nằm<br /> trong số 5 đất nước góp phần thải rác plastic ra biển nhiều nhất.<br /> ...Rác ở khắp các địa điểm công cộng, không chỉ gần biển. Chúng khiến nhiều<br /> người nước ngoài tự hỏi: tại sao một dân tộc có lòng tự tôn, có nền văn hoá và nhiều<br /> thành tích lịch sử đáng tự hào như Việt Nam, lại không tự hào di sản thiên nhiên của<br /> mình. Rất nhiều người dửng dưng với cảnh đẹp tự nhiên và cảnh quan đô thị, đến mức có<br /> thể khoanh tay đứng nhìn đất nước mình nhiều rác đến như vậy?<br /> (Cameron Shingleton )<br /> Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?<br /> Câu 2. Vì sao tác giả đặt câu hỏi “Tôi có hơi tàn nhẫn khi ăn bánh pía không?”<br /> Câu 3. Em suy nghĩ gì trước câu hỏi của nhiều người nước ngoài: “tại sao một dân<br /> tộc có lòng tự tôn, có nền văn hoá và nhiều thành tích lịch sử đáng tự hào như Việt Nam,<br /> lại không tự hào di sản thiên nhiên của mình. Rất nhiều người dửng dưng với cảnh đẹp tự<br /> nhiên và cảnh quan đô thị, đến mức có thể khoanh tay đứng nhìn đất nước mình nhiều<br /> rác đến như vậy?”<br /> Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản quan trọng với em? Tại sao?<br /> Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm)<br /> “Như nước Đại Việt ta từ trước<br /> Vốn xưng nền văn hiến đã lâu<br /> Núi sông bờ cõi đã chia<br /> Phong tục Bắc, Nam cũng khác<br /> <br /> Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập<br /> Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương<br /> Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau<br /> Song hào kiệt đời nào cũng có<br /> Vậy nên<br /> Lưu Cung tham công nên thất bại<br /> Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong<br /> Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô<br /> Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã<br /> Việc xưa xem xét<br /> Chứng có còn ghi.”<br /> (Trích “ Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)<br /> Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên? Quan niệm về quốc gia độc<br /> lập của Nguyễn Trãi trong đoạn trích có gì mới so với quan niệm của Lý Thường Kiệt<br /> trong bài thơ Sông núi nước Nam?<br /> _____________________________________________________________________<br /> ĐỀ SỐ 4.<br /> I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br /> <br /> Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu<br /> "Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về<br /> vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học<br /> có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được<br /> trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác<br /> nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần<br /> đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống,<br /> những khát vọng.<br /> (...) Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao<br /> la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người<br /> trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được<br /> đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi<br /> tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng".<br /> (Trích bài viết của Trần Thanh Đạm. Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 2, trag 134)<br /> Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.<br /> Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.<br /> Câu 3. Nêu ít nhất hai ví dụ cụ thể để làm rõ ý trong câu văn "Những quyển sách xã hội<br /> lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc<br /> điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng".<br /> Câu 4. “Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng"? Anh/Chị có đồng ý với ý<br /> kiến của tác giả không? Vì sao?<br /> II LÀM VĂN (6,0 điểm)<br /> Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi được mệnh danh là “ áng thiên cổ hùng văn”, anh/chị<br /> hãy chon một dọn trong văn bản phân tích làm rõ chất hùng văn trong đoạn trích đó<br /> <br /> ĐỀ SỐ 5<br /> I.Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)<br /> Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br /> <br /> I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br /> Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:<br /> (1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912<br /> làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn<br /> chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con<br /> người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời<br /> bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ<br /> khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.<br /> (2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề<br /> nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta<br /> thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: "Sự yếu đuối của con<br /> người và sức mạnh của thiên nhiên". Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một<br /> người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người dàn bà đang bế<br /> con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: "Sự yếu đuối của<br /> thiên nhiên và sức mạnh của con người".<br /> (3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng<br /> chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản<br /> thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng<br /> cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: "Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong<br /> tay chính là tình yêu"<br /> (Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.7273)<br /> Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.(0,5<br /> điểm)<br /> Câu 2: Anh/chị hãy nêu nội dung của từng đoạn. (0,75 điểm)<br /> Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào trong dòng chữ chú thích dưới bức ảnh thứ hai:<br /> “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người” ? (0,75 điểm)<br /> Câu 4: Theo anh/chị, thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là gì? (1,0 điểm)<br /> II.Phần Làm văn ( 7,0 điểm)<br /> <br /> Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Từ Hải trong<br /> đoạn trích “ Chí khí anh hùng” ( Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0