Trường THPT Tôn Thất Tùng<br />
Tổ ngữ văn<br />
<br />
Đề cương ôn tập học kì II – khối 10<br />
Năm học 2017 – 2018<br />
1/ Phần đọc hiểu:<br />
- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối, phóng đại, nói giảm…<br />
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, điều hành (hành chính – công vụ) thuyết<br />
minh, nghị luận.<br />
- Các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận<br />
- Phân biệt các loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ<br />
- Xác định các thể thơ (lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú đường luật, tứ tuyệt…)<br />
- Xác định các câu chủ đề, nội dung chính của đoạn văn (đoạn thơ)<br />
- Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng trình bày suy nghĩ (cảm nhận) về một vấn đề<br />
2/ Nghị luận xã hội: nghị luận về một tư tưởng đạo lý, đạo đức, phẩm chất.<br />
- Cần đáp ứng được những yêu cầu về kết cấu của một bài nghị luận là mở bài, thân bài, kết bài.<br />
-Trong phần thân bài cần nêu được những nội dung sau:<br />
+ Giải thích vấn đề<br />
+ Bình luận, mở rộng vấn đề<br />
+ Rút ra bài học cho bản thân<br />
3/ Nghị luận văn học: ôn tập 4 bài Bình Ngô đại Cáo – Nguyễn Trãi ( đoạn 1 và 2 ), Tình cảnh lẻ<br />
loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn, Trao duyên – Nguyễn Du ( đoạn 1 ), Chí khí anh hùng<br />
– Nguyễn Du<br />
Học sinh cần nắm vững những nội dung sau:<br />
3/1. Bài Đại Cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi ( đoạn 1: Luận đề chính nghĩa + đoạn 2: tố cáo tố<br />
ác của giặc Minh )<br />
a. Giới thiệu khái quát : tác giả, hoàn cảnh ra đời<br />
b. Nội dung :<br />
* Đoạn 1 : luận đề chính nghĩa<br />
- Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân<br />
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân<br />
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo<br />
→ Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược<br />
- Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời<br />
+ Cương vực lãnh thổ : núi sông, bờ cõi đã chia<br />
+ Phong tục tập quán<br />
+ Nền văn hiến lâu đời : truyền thống văn hóa và nhân tài<br />
- Sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc :<br />
+ Các triều đại : Triệu, Đinh, Lí, Trần<br />
+ Hào kiệt đời nào cũng có<br />
* Đoạn 2: tố cáo tội ác giặc Minh<br />
- Kể tội giặc Minh<br />
+ Âm mưu xâm lược, thôn tính nước ta từ lâu bọn chúng giả dối giương cờ nhân nghĩa nhưng<br />
thực chất cướp nước ta<br />
+ Chủ trương cai trị thâm độc: bóc lột, diệt sản xuất, tiêu diệt sự sống, khủng bố tàn sát dã man<br />
<br />
+ Tổng kết tội ác của giặc Minh: trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch<br />
mùi<br />
→ Tội các chúng gây ra quá man rợ không thể xóa và rửa sạch. Lời văn gan ruột, đanh thép,<br />
chứng cứ thuyết phục.<br />
- Thái độ căm thù:<br />
+ Xem quân giặc là bầy dã thú không phải là con người: thằng há miệng, đứa nhe răng...<br />
+ Lên án tội ác trời không dung đất không tha, thần và người không chấp nhận: lẽ nào trời đất<br />
dung tha / ai bảo thần dân chịu được.<br />
→ Lời tố cáo như bản tuyên ngôn nhân quyền<br />
c. Nghệ thuật<br />
- Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi<br />
- Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động hoành tráng<br />
d. Ý nghĩa văn bản<br />
Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng<br />
của quân dân Đại Việt; bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát<br />
vọng hòa bình<br />
3/2. Đoạn trích Trao Duyên ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )<br />
a. Giới thiệu khái quát : tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích<br />
- Trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều, mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiều<br />
b. Nội dung<br />
Đoạn 1 ( 18 câu đầu ) Thúy kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng<br />
- Kiều nhờ cậy Vân ( từ cậy, lạy, thưa) .Lời xưng hô như nài ép, phù hợp để nói vấn đè tế nhị “<br />
tình chị duyên em”<br />
- Kiêu nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim : thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ.<br />
- Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết tâm huyết ; trao kỉ vật lại<br />
dùng dằng, nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này<br />
Đoạn 2 ( còn lại ) Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên<br />
- Dự cảm vể cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều, trong lời thoại Kiều hướng tới người yêu<br />
với tất cả tình thương và mong nhớ<br />
- Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu: Từ giọng đau đớn chuyển<br />
thành tiếng khóc, khóc cho mình khóc cho mối tình đầu trong sáng đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã<br />
tan vỡ<br />
c. Nghệ thuật:<br />
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế,<br />
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động<br />
d. Ý nghĩa văn bản<br />
Vẻ đẹp nhân cách Thúy kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến<br />
quên mình vì hạnh phúc của người thân<br />
3/3. Đoạn trích Chí khí anh hùng ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )<br />
a. Giới thiệu khái quát : tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích<br />
- Từ câu 2213 đến câu 2230: Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn<br />
b. Nội dung<br />
- 4 câu đầu : khát vọng lên đường<br />
+ Không gian: bốn phương, trời bể : rộng lớn phù hợp tầm vóc khát vọng lớn lao của Từ Hải<br />
+ Hành động: thoắt, động lòng bốn phương, thẳng rong: nhanh chóng, hiên ngang, ,mạnh mẽ<br />
+ Hành trang: thanh gươm, yên ngựa : sẵn sàng lên đường<br />
<br />
→ Khát khao được vẫy vùng, tung hoành 4 phương là 1 sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn<br />
cản nổi<br />
- Phần còn lại : Lí tưởng anh hùng của Từ Hải<br />
+ Lời nói: trách và khuyên Kiều vượt lên thói nữ nhi để sánh với bậc anh hùng →không quyến<br />
luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả<br />
+ Quyết tâm: trở về có mười vạn tinh binh, tiếng chiêng, bóng cờ rợp đường, làm rõ mặt phi<br />
thường<br />
+ Ước hẹn: một năm sẽ thành công và sum họp →ngắn gọn dứt khoát<br />
→ Niềm tin vào tương lai sự nghiệp của mình, khẳng định quyết tâm tự tin thành công<br />
+ Hành động: dứt áo ra đi → dứt khoát, mau lẹ. Hình ảnh chim bằng : ẩn dụ chỉ người anh hùng<br />
lí tưởng, phi thường mang tầm vóc vũ trụ<br />
→ Từ Hải là người anh hùng có chí khí phi thường mưu cầu nghiệp lớn là người anh hùng lí<br />
tuongr.<br />
c. Nghệ thuật<br />
Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ<br />
d. Ý nghĩa văn bản<br />
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du<br />
3/4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- Đặng Trần Côn<br />
a. Tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích<br />
- Tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn , buồn khổ trong thời gian dài người<br />
chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về<br />
b. Nội dung<br />
- 8 câu đầu : nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ<br />
- Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng , buông cuốn rèm nhiều lần mong<br />
tin vui mà “ ngoài rèm thước chẳng mách tin”<br />
- Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đôi bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya vẫn chỉ là “ một<br />
mình mình biết, một mình mình hay”<br />
- 8 câu tiếp : nỗi sầu muộn triền miên<br />
- Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng<br />
bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ “ đằng đăng như niên”<br />
- Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như : soi gương, đốt hương, gảy đàn... nhưng<br />
việc gì cũng chỉ là gượng. Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn<br />
- 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu<br />
- Nỗi nhớ được thể hiện qua một khát khao chảy bỏng – gửi lòng mình đến non Yên – mong được<br />
chồng thấu hiểu, se chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy: thăm thẳm, đau<br />
đáu...<br />
- Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn ( đường lên bằng<br />
trời )<br />
c. Nghệ thuật<br />
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật<br />
- Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ ...<br />
d. Ý nghĩa văn bản<br />
Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa<br />
đôi và tiêng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.<br />
<br />