intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ I Năm học: 2020 – 2021 Môn: Công Nghệ 8 *Nội dung ôn tập kiểm tra HKI bao gồm: Phần I. Vẽ Kỹ Thuật và Phần II. Cơ Khí của chương trình Công Nghệ 8. - Bao gồm 4 chủ đề:  Chủ đề 1: Bản vẽ các khối hình học  Chủ đề 2: Bản vẽ kĩ thuật  Chủ đề 3: Gia công cơ khí  Chủ đề 4: Chi tiết máy và lắp ghép  Chủ đề 5: Truyền và biến đổi chuyển dộng  Chủ đề 6: An toàn điện A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình cắt để: A Sử dụng thuận tiện bản vẽ B. Cho đẹp C. Biểu diễn hình dạng bên trong D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Hình nào sau đây thuộc khối đa diện A. Hình trụ B. Hình lăng trụ đều C. Hình nón D. Hình cầu Câu 3: Hình trụ được tạo thành khi: A. Quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định B. Quay nửa hình tròn một vòng quanh một đường kính cố định C. Quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định D. Quay hình tam giác cân một vòng quanh một cạnh cố định Câu 4: Nếu mặt đáy của hình chóp đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng là A. hình tam giác vuông. C. hình chữ nhật. B. hình vuông. D. hình tam giác cân. Câu 5: Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm: A. hình cắt, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên. B. hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên. C. bảng kê, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên. D. hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
  2. Câu 6: Trình tự đọc bản vẽ nhà là: A. Khung tên, bảng kê, các bộ phận, kích thước. B. Khung tên, hình cắt, các bộ phận, kích thước. C. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, các bộ phận. D. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, các bộ phận. Câu 7: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào là đúng: A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng Câu 8: Quy ước chung về ren nhìn thấy: A.Đường giới hạn ren , Đường chân ren vẽ bằng nết liền mảnh. B.Đường đỉnh ren, Đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm C.Đường đỉnh ren, Đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền mảnh. D.Đường giới hạn ren , Đường chân ren vẽ bằng nết liền đậm. Câu 9: Tính chất nào sao đây là tính công nghệ của vật liệu cơ khí A. Nhiệt nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện B. Tính đúc, tính hàn, khả năng gia công cắt gọt C. Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn D. Tính cứng, tính dẻo, tính mòn Câu 10: Dụng cụ kẹp chặt gồm: A. Mỏ lết, dũa C. Tua vít, kìm B. Tua vít, êtô D. Kìm, êtô Câu 11: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm: A. Khung xe đạp, bulông, đai ốc C. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng B. Kim khâu, bánh răng, lò xo D. Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp Câu 12: Mối ghép cố định là mối ghép có: A. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau. B. Các chi tiết ghép chuyển động tương đối với nhau C. Các chi tiết ghép chuyển động ăn khớp với nhau. D. Các chi tiết ghép có thể xoay, trượt với nhau. Câu 13: Mối ghép bằng đinh tán thuộc loại: A. Mối ghép động C. Mối ghép tháo được B. Mối ghép bằng ren D. Mối ghép cố định Câu 14: Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là: A. i = nbd : nd = n1 : n2 = D1 : D2 = Z1 : Z2 B. i = nd : nbd = n1 : n2 = D1 : D2 = Z1 : Z2 C. i = nbd : nd = n2 : n1 = D1 : D2 = Z1: Z2 D. i = nd : nbd = n2 : n1 = D2 : D1 = Z2 : Z1 Câu 15: Muốn tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ của kim loại, sử dụng dụng cụ: A. Kìm C. Cưa B. Dũa D. Đục
  3. Câu 16: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại màu? A. Thép B. Đồng C. Nhôm D. Bạc Câu 17: Các đồ dùng được làm từ chất dẻo nhiệt rắn là: A. Áo mưa, can nhựa, vỏ ổ cắm điện. B. Vỏ quạt điện, thước nhựa, áo mưa. C. Vỏ bút bi, vỏ ổ cắm điện, vỏ quạt điện. D. Can nhựa, rổ, áo mưa. Câu 18: “Đồng dẻo hơn thép, khó đúc” thể hiện các tính chất cơ bản nào của vật liệu: A. Cơ học và hoá học C. Hoá học và lí học B. Cơ học và công nghệ D. Lí học và công nghệ Câu 19: Hành động nào sau đây dễ gây ra tai nạn điện? A. Rút phích khỏi ổ điện khi tay đang ướt. B. Rút phích điện trước khi di chuyển đồ dùng điện. C. Kiểm tra cách điện những đồ dùng điện để lâu không sử dụng. D. Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa điện. Câu 20: Hành động nào sau đây đảm bảo an toàn điện? A. Thả diều gần đường dây điện. B. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp. C. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp. D. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN: Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể? (gợi ý: SGK/8) Câu 2: Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí bao gồm những loại nào? (gợi ý: SGK/67-70) Câu 3: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép? (gợi ý: SGK/84) Câu 4: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động? (gợi ý: SGK/99, 103) Câu 5: Cho bộ truyền động đai sau: Bánh dẫn 1 có đường kính 40 cm, bánh bị dẫn 2 có đường kính là 20 cm. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động đai? b) Hãy xác định tốc độ quay của bánh bị dẫn 2, biết rằng bánh dẫn 1 quay với tốc độ 15 vòng/phút.
  4. Câu 6: Đĩa xích của xe đạp có 80 răng, đĩa líp có 20 răng. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động? b) Hãy cho biết đĩa xích và đĩa líp, chi tiết nào quay nhanh hơn? Câu 7: Điện năng được sản xuất và truyền tải như thế nào? (gợi ý: S8GK/115) Câu 8: Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Vì sao cần phải tiết kiệm điện năng? (gợi ý: SGK/114) Câu 9: Tai nạn điện thường xảy ra do các nguyên nhân nào? Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì? (gợi ý: SGK/118-120) C. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN TẬP HỌC KỲ I (HS THAM KHẢO SỬA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP)  Chủ đề 1: Bản vẽ các khối hình học 1.1. Khái niệm bản vẽ kĩ thuật và vai trò của bản vẽ kĩ thuật - Bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. - Mỗi lĩnh vực kĩ thuật có loại bản vẽ của ngành mình, trong đó có hai loại bản vẽ kĩ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng là: Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng - Bản vẽ kĩ thuật dùng trong thiết kế, trong các quá trình sản xuất, chế tạo, thi công đến kiểm tra, sữa chữa, lắp ráp, vận hành, trao đổi,sử dụng sản phẩm... 1.2. Hình chiếu - Hình chiếu của vật thể bao gồm tập hợp các điểm chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu - Các phép chiếu + Phép chiếu xuyên tâm: có các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm (tâm chiếu) + Phép chiếu song song: có các tia chiếu song song với nhau + Phép chiếu vuông góc: có các tia chiếu vừa song song vừa vuông góc với mặt phẳng chiếu - Các mặt phẳng chiếu + Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng + Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng + Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh - Các hình chiếu + Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới + Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống + Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang - Vị trí các hình chiếu
  5. + Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng + Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng 1.3. Bản vẽ các khối đa diện - Khối đa diện là khối được bao bởi các hình đa giác phẳng + Hình hộp chữ nhật: được bao bởi 6 hình chữ nhật Hình chiếu của hình hộp chữ nhật Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Chữ nhật Chiều dài a, chiều cao h Bằng Vuông Chiều rộng b Cạnh Chữ nhật Chiều rộng b, chiều cao h + Hình lăng trụ đều: Hình lăng trụ đều được bao bọc bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. Hình chiếu của hình lăng trụ đều Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Hình chữ nhật chiều dài cạnh đáy a, chiều cao lăng trụ h Bằng Hình tam giác đều chiều dài cạnh đáy a, chiều cao đáy b Cạnh Hình chữ nhật chiều cao đáy b, chiều cao lăng trụ h + Hình chóp đều: Hình chóp đều được bao bọc bởi mặt đáy là 1 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. Hình chiếu của hình chóp đều Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Tam giác cân Chiều dài cạnh đáy a, chiều cao hình chóp h Bằng Hình vuông Chiều dài cạnh đáy a Cạnh Tam giác cân Chiều dài cạnh đáy a, chiều cao hình chóp h 1.4. Bản vẽ các khối tròn xoay - Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình + Hình trụ Cách tạo thành hình trụ: Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Hình chữ nhật Đường kính d, chiều cao h Bằng Hình tròn Đường kính d
  6. Cạnh Hình chữ nhật Đường kính d, chiều cao h + Hình nón Cách tạo thành hình nón: Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình nón Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Tam giác cân Đường kính d, chiều cao h Bằng Hình tròn Đường kính d Cạnh Tam giác cân Đường kính d, chiều cao h + Hình cầu Cách tạo thành hình cầu: Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Hình tròn Đường kính d Bằng Hình tròn Đường kính d Cạnh Hình tròn Đường kính d  Chủ đề 2: Bản vẽ kĩ thuật 2.1. Hình cắt - Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt. - Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình cắt để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. - Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ bằng nét gạch gạch. 2.2. Bản vẽ chi tiết - Bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. - Bao gồm: Các hình biểu diễn, khung bản vẽ, khung tên, các con số kích thước, các yêu cầu kĩ thuật - Công dụng: Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết. - Trình tự đọc bản vẽ chi tiết: Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp. 2.3. Biểu diễn ren - Ren có tác dụng: liên kết các chi tiết với nhau và để truyền lực. - Ví dụ: + Ren vuông ở trục ghế xoay,trục êtô, trục cống thoát nước. + Ren tam giác chiếm đa số ở các trục xe, bu lông đai ốc...,ren tròn ở cổ lọ mực thân bút,... - Ren ngoài (ren trục) là ren được hình thành mặt ngoài của chi tiết. - Ren trong (ren lỗ) là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ.
  7. - Quy ước vẽ ren + Ren nhìn thấy  Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm  Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng + Ren bị che khuất: các đường đỉnh ren, đường chân ren, đương giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt 2.4. Bản vẽ lắp - Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết. - Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. - Có 4 nội dung: Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên - Đọc bản vẽ lắp + Đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng. Kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. + Trình tự đọc bản vẽ lắp : Khung tên, bảng kê,hình biểu diễn,kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp. 2.5. Bản vẽ nhà - Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng, - Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. - Đọc bản vẽ nhà: Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, các bộ phận  Chủ đề 3: Gia công cơ khí 3.1 Vật liệu cơ khí - Vật liệu bằng kim loại + Kim loại đen.  Nếu tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤ 2,14% thì gọi là thép và > 2,14% là gang.  Tỷ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.  Gang được phân làm 3 loại: Gang xám, gang trắng và gang dẻo. + Kim loại màu: Các kim loại còn lại ( Cu, Al,Zn, Sn, Pb......). Kim loại màu thường dùng ở dạng hợp kim. Có 2 loại chính: Đồng và hợp kim của đồng, Nhôm và hợp kim của nhôm - Vật liệu phi kim + Chất dẻo: Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, mỏ dầu, dầu mỏ, than đá…Chất dẻo được chia làm hai loại:Chất dẻo nhiệt, chất dẻo rắn + Cao su: Là vật liệu dẻo, đàn hồi khả năng giảm chấn tốt, cách điện, cách âm tốt. Gồm 2 loại: cao su tự nhiên, cao su nhân tạo - Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hoá học, tính chất công nghệ. 3.2. Dụng cụ cơ khí:
  8. - Dụng cụ đo và kiểm tra: thước lá, thước cặp - Dụng cụ tháo lăp: cờ lê, mỏ lết, tua vit. - Dụng cụ kẹp chặt: kìm, ê tô - Dung cụ gia công: Búa, cưa, đục dũa , khoan  Chủ đề 4: Chi tiết máy và lắp ghép 4.1 Khái niệm về chi tiết máy - Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. - Dấu hiệu nhận biết: có cấu tạo hoàn chỉnh, không tháo rời được ra nữa 4.2. Phân loại chi tiết máy - Nhóm có công dụng chung: Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo... được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau các chi tiết có công dụng chung - Nhóm có công dụng riêng: Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Dùng trong một loại máy nhất định → chi tiết có công dụng riêng - Ngày nay hầu hết các chi tiết máy đều được tiêu chuẩn hoá nhằm đảm bảo tính đồng nhất và khả năng lắp lẫn nhau, thuận lợi cho việc sử dụng và chế tạo hàng loạt. 4.3. Mối ghép cố định: - Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm: mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt… Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn 4.4. Mối ghép động - Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau, gồm có khớp tịnh tiến, khớp quay.  Chủ đề 5: Truyền và biến đổi chuyển dộng 5.1. Truyền chuyển động - Máy hay các thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ quay không giống nhau song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. - Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là:Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy. - Bộ truyền chuyển động + Truyền động ma sát: (Truyền động đai) + Truyền động ăn khớp 5.2. Biến đổi chuyển động - Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau thì cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động - Các bộ phận của máy thường có dạng chuyển động không giống nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu (Chuyển động quay của máy).
  9. - Có hai dạng biến đổi chuyển động cơ bản là: + Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại. Vd: chuyển động của kim may + Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại. Vd: chuyển động của bàn đạp  Chủ đề 6: An toàn điện 6.1. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống - Điện năng: năng lượng của dòng điện gọi là điện năng - Cách sản xuất điện năng:Tất cả các dạng năng lượng như nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, ánh sáng mặt trời con người đó khai thác và biến nó thành điện năng. Từ nhiệt năng thành điện năng gọi là nhiệt điện, từ thủy năng thành điện năng gọi là thủy điện, từ nhiệt năng của lò phản ứng hạt nhân thành điện năng gọi là điện nguyên tử ... Ngoài các dạng trên còn có nhiều loại năng lượng có trong tự nhiên có thể biến đổi thành điện năng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... - Truyền tải điện năng đi xa: từ nhà máy điện đến các khu công nghiệp người ta dùng đường dây truyền tải điện cao áp. Để đưa điện đến các khu dân cư, lớp học người ta dùng các đường dây truyền tải điện áp thấp. - Vai trò của điện năng: điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy thiết bị trong sản xuất và trong đời sống xã hội. Nhờ có điện năng quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống vốn người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn. - Điện năng được sản xuất từ những nguồn năng lượng khác như nhiệt năng; thủy năng; năng lượng nguyên tử; năng lượng mặt trời... Những nguồn năng lượng trên không phải là vô tận, vì vậy cần sử dụng tiết kiệm điện là góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, góp phần cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường trong sạch. 6.2. An toàn điện: - Nguyên nhân gây ra tai nạn điện + Chạm vào vật mang điện. + Vi phạm khoảng cách lưới điện cao áp và trạm biến áp. + Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất. - Một số biện pháp an toàn điện + Thực hiện tốt cách điện dây dẫn + Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện + Thực hiện tốt nối đất các thiết bị đồ dùng điện + Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp - Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện + Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện: + Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác -HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2