intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2

  1. TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Tổ Văn- Sử NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: GDCD 9 Phần I: Trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng) Câu 1: Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Chạy đua vũ trang. B. Đối đầu thay đối thoại. C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân. D. Hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế. Câu 2: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là? A. Tôn trọng, bình đẳng. B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện. C. Tôn trọng và thân thiện. D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi. Câu 3: Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ. A. Đối tác kinh tế. B. Bạn bè thân thiện. C. Đối đầu thay đối thoại. D. Mâu thuẫn, xung đột. Câu 4: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là? A. Sáng tạo. B. Tích cực. C. Tự giác. D. Năng động. Câu 5: Cơ sở quan trọng của hợp tác là? A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. B. Hợp tác, hữu nghị. C. Giao lưu, hữu nghị. D. Hòa bình, ổn định. Câu 6: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là? A. Hợp tác. B . Hòa bình. C. Dân chủ. D. Hữu nghị. Câu 7: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại? A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột Câu 8: Bảo vệ hòa bình bằng cách dùng A. Uy lực để giải quyết mâu thuẫn. B. Quân sự để giải quyết mâu thuẫn. C. Sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn. D. Thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Câu 9: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 10: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. B. Năng nhặt chặt bị. C. Dễ làm, khó bỏ. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 11: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về A. Làng nghề. B. Đạo đức. C. Tín ngưỡng. D. Nghệ thuật.
  2. Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển? A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung. B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung. C. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác. D. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên. Câu 13: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là? A. Bảo vệ hòa bình. B. Bảo vệ pháp luật. C. Bảo vệ đất nước. D. Bảo vệ nền dân chủ. Câu 14: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là A. đối tác. B. hợp tác. C. giúp đỡ. D. chia sẻ. Câu 15: Câu tục ngữ: “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào? A. Lười làm, ham chơi. B. Chỉ biết lợi cho mình C. Có tính năng động, sáng tạo. D. Dám nghĩ, dám làm. Câu 16: Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là A. bình đẳng cùng có lợi. B. xung đột vũ trang. C. tình bạn bè, đồng chí, anh em. D. hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Câu 17: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là A. hủ tục mê tín dị đoan. B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam. C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt. Câu 18: Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế? A. Ngăn chặn chiến tranh. B. Hạn chế sự bùng nổ dân số. C. Chạy đua vũ trang. D. Bảo vệ môi trường. Câu 19: Đối lập với hòa bình là tình trạng A. hòa hoãn. B. chiến tranh. C. cạnh tranh. D. Biểu tình. Câu 20: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là? A. 30/4/1975. B. 01/5/1975. C. 02/9/1945. D. 30/4/1954. II. Tự luận Câu 1: Trong bài có lời dặn của Bác Hồ mà mỗi người Việt Nam ngày nay đều nên nhớ : "Uống nước phải nhớ nguồn. Con cháu thì phải nhớ ơn tổ tiên…” Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". - Em suy nghĩ và cho biết ý kiến của riêng em về các ý nghĩa "dựng nước", "giữ nước" đã thành truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay. Câu 2: Thảo luận vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập : bạn A cho rằng học tập là việc của từng người, bản thân phải cố gắng, suy nghĩ độc lập, tự lực làm bài, không cần hợp tác trong học tập; bạn B cho rằng hợp tác mới thể hiện tình bạn, biết
  3. gì thì cùng trao đổi với bạn; bạn C cho rằng phải suy nghĩ, tự học cho tốt rồi mới có vốn để hợp tác, trao đổi với bạn. Câu hỏi . 1/ Em nghĩ gì về vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập. Hợp tác có lợi gì? Có hại gì? 2/ Làm thế nào để hợp tác với nhau trong học tập nhằm đạt kết quả tốt nhất ? Câu 3: Qua những tấm gương làm việc với tinh thần năng động, sáng tạo trên đây, theo em : 1 / Sáng tạo bắt nguồn từ đâu? 2/ Muốn sáng tạo phải làm gì ? Câu 4: Em hiểu gì về truyền thống thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn tổ tiên của người Việt Nam chúng ta? Câu 5: Có hai sinh viên nước ngoài, một người Ấn Độ và một người Mĩ đến nhà ông A xin ở trọ trong thời gian họ đi thực tế tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Ông A đồng ý cho người sinh viên Ấn Độ ở trọ còn người sinh viên Mĩ thì bị ông A từ chối vì lí do ông không thích người Mĩ bởi nước Mĩ đã từng xâm lược Việt Nam. 1/ Theo em suy nghĩ và hành động của ông A như vậy có đúng không? Vì sao? 2/ Em hãy kể một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày? Gợi ý I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D C B A A B C D B D B D 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D D C B A II.Tự luận Câu 1: Trong bài có lời dặn của Bác Hồ mà mỗi người Việt Nam ngày nay đều nên nhớ : "Uống nước phải nhớ nguồn. Con cháu thì phải nhớ ơn tổ tiên…” Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". - Em suy nghĩ và cho biết ý kiến của riêng em về các ý nghĩa "dựng nước", "giữ nước" đã thành truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay.
  4. Dựng nước và giữ nước là truyền thống bao đời nay của dân tộc ta và cũng là truyền thống quý báu của biết bao thế hệ. Từ đời vua Hùng dựng nước và giữ nên độc lập đất nước, trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc hàng nghìn năm phong kiến nhưng đến ngày nay chúng ta vẫn được sống trong hòa bình độc lập nhờ công lao của thế hệ trước qua các cuộc chiến: chống quân xâm lược nhà Minh, chống quân Tống, chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta những thế hệ sau cần phát huy và giữ gìn truyền thống đẹp này. Câu 2: Thảo luận vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập : bạn A cho rằng học tập là việc của từng người, bản thân phải cố gắng, suy nghĩ độc lập, tự lực làm bài, không cần hợp tác trong học tập; bạn B cho rằng hợp tác mới thể hiện tình bạn, biết gì thì cùng trao đổi với bạn; bạn C cho rằng phải suy nghĩ, tự học cho tốt rồi mới có vốn để hợp tác, trao đổi với bạn. 1/ Em nghĩ gì về vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập. Hợp tác có lợi gì ? Có hại gì ? 2/ Làm thế nào để hợp tác với nhau trong học tập nhằm đạt kết quả tốt nhất ? 1/ Hợp tác trong học tập là một cách học tập tốt tuy nhiên phải biết hợp tác một cách đúng đắn như bạn C. - Hợp tác mang lại hiệu quả học tập cao hơn cho cả đôi bên, tuy nhiên cũng có hại khi hợp tác không đúng người và khi hợp tác không dựa trên cơ sở bình đẳng. 2/ Để hợp tác trong học tập đạt kết quả cao nhất thì mỗi người trong nhóm hợp tác phải có kiến thức nền tảng vũng riêng, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh và cùng học tập tiến bộ. Câu 3: Qua những tấm gương làm việc với tinh thần năng động, sáng tạo trên đây, theo em : 1 / Sáng tạo bắt nguồn từ đâu? 2/ Muốn sáng tạo phải làm gì ? 1/ Qua những câu truyện về tấm gương làm việc với tinh thần năng động, sáng tạo, em nhận thấy rằng sáng tạo bắt nguồn từ những điều giản dị trong cuộc sống, trong lao động sản xuất, trong đời sống hàng ngày. 2/ Muốn sáng tạo cần phải lao động không ngừng, cần nỗ lực và phải làm việc chăm chỉ. Câu 4: Em hiểu gì về truyền thống thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn tổ tiên của người Việt Nam chúng ta? - Thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn tổ tiên ở Việt Nam là việc lập bàn thờ người đã mất ở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp giỗ, Tết để tỏ lòng biết ơn về công sinh thành nuôi dưỡng và gây dựng gia đình, đất nước. ví dụ như đền thờ các vua Hùng, đền thờ An Dương Vương…
  5. Câu 5: Có hai sinh viên nước ngoài, một người Ấn Độ và một người Mĩ đến nhà ông A xin ở trọ trong thời gian họ đi thực tế tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Ông A đồng ý cho người sinh viên Ấn Độ ở trọ còn người sinh viên Mĩ thì bị ông A từ chối vì lí do ông không thích người Mĩ bởi nước Mĩ đã từng xâm lược Việt Nam. 1/ Theo em suy nghĩ và hành động của ông A như vậy có đúng không? Vì sao? 2/ Em hãy kể một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày? 1/ Suy nghĩ và hành động của ông A là không đúng. Bởi vì người sinh viên Mĩ không thể chịu trách nhiệm về những gì mà thế hệ trước đã gây ra. Hơn nữa, xu thế chủ yếu hiện nay là xu thế hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nên chúng ta phải biết khép lại quá khứ để hướng tới một tương lai hòa bình và hữu nghị. 2/ Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày: - Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên - Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài - Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu - Viết thư kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh Tổ trưởng duyệt Giáo viên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2