intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: GDKT&PL 11 A. Lí thuyết 1. Bài 5: - Nêu được: Khái niệm thất nghiệp. Các loại hình thất nghiệp. - Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. - Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. - Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. - Phân tích được ý nghĩa kinh tế cũng như xã hội của việc ban hành các chính sách vĩ mô nhằm kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. 2. Bài 6: - Nêu được: Khái niệm lạm phát, các loại hình lạm phát và thất nghiệp. - Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát - Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát - Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. - Phân tích được ý nghĩa kinh tế cũng như xã hội của việc ban hành các chính sách vĩ mô nhằm kiểm soát và kiềm chế lạm phát. 3. Bài 7: - Nêu được: Ý tưởng kinh doanh là gì. Cơ hội kinh doanh là gì - Xác định được các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh. - Giải thích được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh. - Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định các cơ hội kinh doanh - Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh. - Đánh giá các cơ hội kinh doanh. - Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành; phân tích được ý tưởng kinh doanh và năng. B. Trắc nghiệm Bài 5: Câu 1: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được A. vị trí. B. việc làm. C. bạn đời. D. chỗ ở. Câu 2: Khi người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành khi đó người lao động đó đang A. trưởng thành. B. phát triển. C. thất nghiệp. D. tự tin. Câu 3: Việc phân chia các loại hình thất nghiệp thành thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì là căn cứ vào A. tính chất của thất nghiệp. B. nguồn gốc thất nghiệp. C. chu kỳ thất nghiệp. D. nguyên nhân của thất nghiệp. Câu 4: Việc một số lao động mất việc khi nền kinh tế rơi vào thời kì khủng hoảng, trì trệ được gọi là A. thất nghiệp tạm thời B. thất nghiệp chu kì C. thất nghiệp cơ cấu. D. thất nghiệp cơ cấu. Câu 5: Loại hình thất nghiệp được phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống được gọi là A. thất nghiệp cơ cấu. B. thất nghiệp tạm thời. C. thất nghiệp chu kỳ. D. thất nghiệp tự nguyện. Câu 6: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp? A. Do không hài lòng với công việc được giao. B. Thuộc đối tượng tinh giảm biên chế của công ty. C. Công ty bị phá sản phải ngừng hoạt động. D. Nền kinh tế bị lạm phát và rơi vào khủng hoảng. Câu 7: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan khiến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp? A. Cơ chế tinh giảm lao động. B. Thiếu kỹ năng làm việc. C. Không hài lòng với công việc. D. Do vi phạm hợp đồng lao động. Câu 8: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan khiến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?
  2. A. Do khả năng ngoại ngữ kém. B. Do thiếu kỹ năng làm việc. C. Do không đáp ứng yêu cầu. D. Do công ty thu hẹp sản xuất. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp của người lao động? A. Do thiếu kỹ năng làm việc. B. Do được bổ nhiệm vị trí mới. C. Do tinh giảm biên chế lao động. D. Do không hài lòng với mức lương. Câu 10: Đối với người lao động, khi bị thất nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố nào dưới đây? A. Thu nhập. B. Địa vị. C. Thăng tiến. D. Tuổi thọ. Câu 11: Khi thất nghiệp trong xã hội tăng cao sẽ dẫn đến A. nhu cầu tiêu dùng giảm. B. nhu cầu tiêu dùng tăng. Câu 12: Về mặt xã hội, khi thất nghiệp tăng cao sẽ gián tiếp dẫn đến phát sinh nhiều A. công ty mới thành lập. B. tệ nạn xã hội tiêu cực. C. hiện tượng xã hội tốt. D. nhiều người thu nhập cao. Câu 13: Về mặt xã hội, khi thất nghiệp tăng cao sẽ lãng phí A. tài nguyên thiên nhiên. B. nguồn lực sản xuất. C. ngân sách nhà nước. D. tín dụng thương mại. Câu 14: Đối với vấn đề giải quyết việc làm, chính sách nào dưới đây sẽ góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Mở rộng xuất khẩu lao động. B. Đẩy mạnh trợ cấp thất nghiệp. C. Tăng thuế đối với doanh nghiệp. D. Tăng thuế xuất khẩu hàng hóa. Câu 15: Việc mở rộng quy mô và chất lượng các trường dạy nghề là góp phần thực hiện tốt nội dung nào dưới đây trong việc kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp? A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Tăng hiệu quả sử dụng vốn. C. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo. D. Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ. Câu 16: Việc làm nào dưới đây sẽ góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Phát triển sản xuất và dịch vụ. B. Xóa bỏ định kiến về giới. C. Chia đều lợi nhuận khu vực. D. Hưởng chế độ phụ cấp khu vực. Câu 17: Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện nay đó là nhà nước cần có chính sách phù hợp để A. chia đều lợi nhuận thường niên. B. độc quyền phân loại hàng hóa. C. làm trái thỏa ước lao động tập thể. D. sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Câu 18: Ở nước ta hiện nay, thực hiện tốt biện pháp nào dưới đây sẽ góp phần trực tiếp giải quyết vấn đề thất nghiệp? A. Phát triển kinh tế gia đình. B. Theo thỏa thuận lao động tập thể. C. việc san bằng thu nhập cá nhân. D. việc chia đều của cải xã hội. Câu 19: Giải pháp nào dưới đây không góp phần vào việc kiềm chế thất nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Đẩy mạnh chính sách xuất khẩu lao động. B. Đẩy mạnh việc thu thuế doanh nghiệp. C. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. D. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. Câu 20: Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thất nghiệp thành thất nghiệp chu kỳ, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp A. tạm thời. B. giới tính. C. lứa tuổi. D. theo vùng. Câu 21: Theo đặc trưng của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành các loại nào dưới đây? A. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo vùng. B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ. C. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì. D. Thất nghiệp trá hình, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện. Câu 22: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về hậu quả của thất nghiệp? A. Thất nghiệp làm cho đời sống của người lao động và gia đình gặp khó khăn. B. Thất nghiệp là nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội. C. Thất nghiệp cao làm cho sản lượng của nền kinh tế ở trên mức tiềm năng. D. Thất nghiệp gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế. Câu 23: Việc người lao động đang trong quá trình chuyển việc nên chưa có việc làm được gọi là A. thất nghiệp tạm thời B. thất nghiệp chu kì C. thất nghiệp cơ cấu. D. thất nghiệp cơ cấu. Câu 24: Chị Y và nhóm bạn của mình đang thất nghiệp. Chị Y đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán doanh nghiệp nhưng làm nhân viên hành chinh cho một cơ sở giáo dục. Sau một thời gian làm việc, chị quyết định thôi việc để đi tìm công việc mới phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Anh X bị doanh nghiệp cho thôi việc do vi phạm kỉ luật lao động nhiều lần, anh T bị mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp trong các trường hợp trên? A. Do không hài lòng với công việc. B. Do vi phạm kỷ luật lao động. C. Do cơ sở kinh doanh đóng cửa. D. Do mất cân đối cung cầu lao động. Câu 25: Trên địa bàn huyện X, gia đình anh H và vợ là chị D, do kinh tế khó khăn, anh H quyết định đưa cả gia đình về quê sinh sống. Sau khi tìm hiểu một số công ty, anh H quyết định nộp hồ sơ xin việc vào một số công ty
  3. trên địa bàn. Chị D vốn là giáo viên mầm non, sau khi chuyển về quê, chị xin vào làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh với mức lương thấp nên chị chưa muốn đi làm. Bố anh là ông K năm nay 55 tuổi, đã làm cho một công ty sản xuất ôtô gần 30 năm. Vì có trình độ tay nghề cao nên khi doanh nghiệp tái cơ cấu, ông K tiếp tục làm việc đến khi về hưu. Em trai anh H là anh Y là kỹ sư công nghệ thông tin cho một công ty có vốn nước ngoài. Những ai dưới đây đang ở trong tình trạng thất nghiệp? A. Anh H và chị D. B. Anh H và ông K. C. Anh Y và anh H. D. Chị D và ông K. Câu 26: Do tác động của khủng hoảng kinh tế, công ty Z lên kế hoạch tinh giảm và tinh giảm một số bộ phận. Chị H sau khi viết đơn xin nghỉ việc và được nhận trợ cấp, chị đã dùng số tiền đó để mở một cửa hàng tạp hóa công việc dần đi vào ổn định. Chị M sau khi nghỉ việc đã nộp đơn lên cơ quan chức năng và được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Anh L, vốn là thợ có tay nghề cao sau khi nghỉ việc đã nộp đơn vào công ty P, trong lúc chờ ký hợp đồng anh tranh thủ đi du lịch cùng gia đình kết hợp tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Chị Q sau khi nghỉ việc tại công ty X đã được công ty T nhận vào làm việc và trải qua thời gian tập sự 3 tháng trước khi ký hợp đồng chính thức. Những ai dưới đây đang ở trong tình trạng thất nghiệp? A. Chị H và chị M. B. Anh L và chị Q. C. Chị M và anh L. D. Chị Q và và chị H. Câu 27: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ gây ra hiện tượng như thế nào đối với nền kinh tế đó? A. bất ổn nghiêm trọng. B. sụp đổ hoàn toàn. C. hiệu ứng tích cực. D. cung tăng liên tục. Câu 28: Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có A. tính phi lợi nhuận. B. tính sáng tạo. C. tính nhân đạo. D. tính xã hội. Câu 29: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Bệnh lý. B. Lợi thế. C. Đam mê. D. Hiểu biết. Câu 30: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần. Việc làm của chị M trong trường hợp dưới đây đã thể hiện năng lực nào của chủ thể kinh doanh? A. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. B. Năng lực giao tiếp, hợp tác. C. Năng lực nắm bắt cơ hội. D. Năng lực thiết lập quan hệ. Câu 31: Một trong những nguyên nhân dẫn tới lạm phát trong nền kinh tế là do A. cầu giảm mạnh. B. cầu tăng cao. C. cầu không tăng. D. cầu suy giảm. Câu 32: Khi lạm phát có nguy cơ diễn biến tiêu cực, để hạn chế những khó khăn đối với người lao động, nhà nước cần tăng cường việc làm nào đối với những người gặp khó khăn? A. Hưởng bảo biểm xã hội một lần. B. Đánh thuế thu nhập cá nhân. C. Đẩy mạnh thu thuế. D. Hỗ trợ thu nhập. Câu 33: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ phi mã nó thể hiện ở mức độ tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ từ A. không đến có. B. một con số trở lên. C. hai con số trở lên. D. mọi ngành hàng. Câu 34: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. thị trường. B. tiền tệ. C. cung cầu. D. lạm phát. Câu 35: Ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Niềm đam mê kinh doanh. B. Nhu cầu tìm lợi nhuận. C. Khẳng định bản thân. D. Vì mục đích nhân đạo. Câu 36: Theo đặc trưng của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành các loại nào dưới đây? A. Thất nghiệp trá hình, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện. B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ. C. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo vùng. D. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì. Câu 37: Việc một số lao động mất việc khi nền kinh tế rơi vào thời kì khủng hoảng, trì trệ được gọi là A. thất nghiệp tạm thời B. thất nghiệp cơ cấu. C. thất nghiệp cơ cấu. D. thất nghiệp chu kì Câu 38: Việc làm nào dưới đây sẽ góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Phát triển sản xuất và dịch vụ. B. Xóa bỏ định kiến về giới. C. Chia đều lợi nhuận khu vực. D. Hưởng chế độ phụ cấp khu vực. Câu 39: Một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh đó là A. năng lực thuyết trình. B. năng lực hùng biện. C. năng lực làm việc nhóm. D. năng lực lãnh đạo. BÀI 6: Câu 1: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là
  4. A. lạm phát. B. tiền tệ. C. cung cầu. D. thị trường. Câu 2: Trong nền kinh tế, dấu hiệu cơ bản để nhận biết nền kinh tế đó đang ở trong thời kỳ lạm phát đó là sự A. tăng giá hàng hóa, dịch vụ. B. giảm giá hành hóa, dịch vụ. C. gia tăng nguồn cung hàng hóa. D. suy giảm nguồn cung hàng hóa. Câu 3: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ làm cho giá trị đồng tiền của nước đó như thế nào? A. Tăng giá trị phi mã. B. Mất giá nhanh chóng. C. Không thay đổi giá trị. D. Ngày càng tăng giá trị. Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ làm cho lãi suất thực tế của đồng tiền nước đó có xu hướng A. giảm. B. tăng. C. không đổi. D. giữ nguyên. Câu 5: Trong nền kinh tế thị trường, khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã, để bảo toàn giá trị tài sản của mình, người dân có xu hướng A. tránh giữ tiền mặt. B. giữ nhiều tiền mặt. C. đổi nhiều tiền mặt. D. cất giữ tiền mặt. Câu 6: Trong nền kinh tế thị trường, khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã thì nền kinh tế đó ở vào trạng thái A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát. D. lạm phát toàn diện Câu 7: Khi nền kinh tế ở trạng thái siêu lạm phát thì nền kinh tế đó lâm vào A. trạng thái khủng hoảng. B. trạng thái sụp đổ. C. trạng thái đứng im. D. trạng thái phát triển. Câu 8: Một trong nhưng nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là do A. chi phí sản xuất tăng cao. B. chi phí sản xuất giảm sâu. C. các yếu tố đầu vào giảm. D. chi phí sản xuất không đổi. Câu 9: Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là trong quá trình sản xuất có sự tăng giá của A. các yếu tố đầu vào. B. các yếu tố đầu ra. C. cung tăng quá nhanh. D. cầu giảm quá nhanh. Câu 10: Nội dung nào dưới đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát? A. Nhà nước mua ngoại tệ. B. Các chi phí đầu vào giảm. C. chi phí sản xuất giảm. D. lượng cung tiền đưa ra ít. Câu 11: Đối với nền kinh tế, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến chi phí và các yếu tố đầu vào tăng cao từ đó dẫn đến hậu quả các doanh nghiệp A. mở rộng quy mô sản xuất. B. thu hẹp quy mô sản xuất. C. tăng cường tiềm lực tài chính. D. đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Câu 12: Đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn vì A. chi phí sản xuất tăng cao. B. chi phí sản xuất giảm xuống. C. không nhận được hỗ trợ vốn. D. không được tái cấp vốn. Câu 13: Khi lạm phát xảy ra, trong xã hội hiện tượng nào dưới đây có xu hướng gia tăng? A. Phân hóa giàu nghèo. B. Tiêu dùng đa dạng. C. Thu nhập thực tế. D. Tiền lương thực tế. Câu 14: Việc làm nào dưới đây của cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần kiềm chế tiến tới đẩy lùi nguy cơ lạm phát trong nền kinh tế? A. Tăng lãi suất. B. Giảm lãi suất. C. Tăng cung tiền. D. Đổi tiền mới. Câu 15: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do cầu kéo? A. Giảm mức cung tiền. B. Tăng mức cung tiền. C. Cắt giảm chi tiêu ngân sách. D. Kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá. Câu 16: Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê tới 29.500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ mác (papiermark) để đổi lấy 1 USD. Trong những năm 1920, người Đức đã phải dùng đến củi và than để thay để cho đồng mác đã bị mất giá thảm hại do lạm phát. Lúc đó, dùng tiền để đốt thậm chí còn rẻ hơn so với củi và than. Thông tin trên đề cập đến loại hình lạm phát nào dưới đây? A. Lạm phát vừa phải. B. Lạm phát phi mã. C. Siêu lạm phát. D. Lạm phát tượng trưng. Câu 17: Năm 2018 chúng ta mua một cân gạo với giá 18.000 đồng, nhưng đến năm 2021 cũng loại gạo đó nhưng một cân với giá 25.000 đồng. Việc tăng giá gạo như trên được gọi là hiện tượng A. thất nghiệp. B. lạm phát. C. cạnh tranh. D. cung cầu. Câu 18: Đối với các doanh nghiệp, khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát việc làm nào dưới đây sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi vượt qua khủng hoảng? A. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Tăng thuế thu nhập doanh nghiệp. C. Tạm đình chỉ hoạt động nhà máy. D. Giảm hạn ngạch xuất khẩu hàng hóa.
  5. Câu 19: Đối với các doanh nghiệp, khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát việc làm nào dưới đây sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi vượt qua khủng hoảng? A. Cho vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp. B. Giảm lượng tiền doanh nghiệp vay. C. Thắt chặt việc xuất khẩu của doanh nghiệp. D. Dừng sản xuất để đợt hết lạm phát. Câu 20: Một trong những biện pháp để góp phần kiểm soát và kiềm chế lạm phát là nhà nước cần A. tăng bội chi ngân sách. B. giảm bội chi ngân sách. C. tăng mức chi tiêu công. D. tăng thuế với doanh nghiệp Câu 21: Lạm phát được phân chia thành những loại nào dưới đây? A. Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát. B. Lạm phát thấp, lạm phát trung bình, lạm phát cao. C. Lạm phát ngắn hạn, lạm phát trung hạn, lạm phát dài hạn. D. Lạm phát bình thường, lạm phát kinh niên, lạm phát nghiêm trọng. Câu 22: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát vừa phải? A. Là lạm phát một con số (dưới 10% hằng năm). B. Là lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế. C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền vẫn khá ổn định. D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nhanh chóng. Câu 23: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát phi mã? A. Là lạm phát 2 - 3 con số (10% −
  6. Câu 32: Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng hoàn thiện và tổ chức quy trình sản xuất để tối ưu hóa lợi nhuận là thể hiện năng lực kinh doanh nào dưới đây? A. Năng lực chuyên môn. B. Năng lực lãnh đạo. C. Năng lực quản lý. D. Năng lực học tập. Câu 33: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh? A. Thời gian sẽ thành công. B. Kinh doanh mặt hàng gì. C. Đóng góp cho gia đình. D. Đóng góp cho nền kinh tế. Câu 34: Khi có được những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận đó là A. ý tưởng kinh doanh. B. cơ hội kinh doanh. C. mục tiêu kinh doanh. D. chiến lược kinh doanh. Câu 35: Do tác động của khủng hoảng kinh tế, công ty Z lên kế hoạch tinh giảm và tinh giảm một số bộ phận. Chị H sau khi viết đơn xin nghỉ việc và được nhận trợ cấp, chị đã dùng số tiền đó để mở một cửa hàng tạp hóa công việc dần đi vào ổn định. Chị M sau khi nghỉ việc đã nộp đơn lên cơ quan chức năng và được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Anh L, vốn là thợ có tay nghề cao sau khi nghỉ việc đã nộp đơn vào công ty P, trong lúc chờ ký hợp đồng anh tranh thủ đi du lịch cùng gia đình kết hợp tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Chị Q sau khi nghỉ việc tại công ty X đã được công ty T nhận vào làm việc và trải qua thời gian tập sự 3 tháng trước khi ký hợp đồng chính thức. Những ai dưới đây đang ở trong tình trạng thất nghiệp? A. Chị M và anh L. B. Chị H và chị M. C. Anh L và chị Q. D. Chị Q và và chị H. ----------- HẾT ---------- BÀI 7: PHẦN 1 : Ý TƯỞNG KINH DOANH VÀ CƠ HỘI KINH DOANH Câu 1: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. C. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. D. Khó khăn của chủ thể sản xuất. Câu 2: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh? A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh. B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh. C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước. Câu 3: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh? A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể. C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh. Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một cơ hội kinh doanh tốt? A. Hấp dẫn. B. Ổn định. C. Khả thi. D. Lỗi thời. Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một ý tưởng kinh doanh tốt? A. Có ưu thế vượt trội. B. Có tính mới mẻ, độc đáo. C. Không có tính khả thi. D. Có lợi thế cạnh tranh. Câu 6: Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là A. ý tưởng kinh doanh. B. ý tưởng nghệ thuật. C. ý tưởng hội họa. D. ý tưởng kiến trúc. Câu 7: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh? A. Thời gian sẽ thành công. B. Kinh doanh mặt hàng gì. C. Đóng góp cho nền kinh tế. D. Đóng góp cho gia đình. Câu 8: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh? A. Cách thức kinh doanh. B. Hồ sơ kinh doanh. C. Phản hồi của khách hàng. D. Giá trị thặng dư sản phẩm. Câu 9: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không có vai trò nào dưới đây đối với các chủ thể kinh doanh? A. Xác định đối tượng kinh doanh. B. Xác định mục tiêu kinh doanh. C. Xác định hình thức kinh doanh. D. Xác lập quan hệ về lao động. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh? A. Xác định đối tượng khách hàng. B. Xác định cách thức hoạt động. C. Cụ thể mục tiêu kinh doanh. D. Cụ thể hóa về mặt cá nhân.
  7. Câu 11: Ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Niềm đam mê kinh doanh. B. Nhu cầu tìm lợi nhuận. C. Khẳng định bản thân. D. Vì mục đích nhân đạo. Câu 12: Nội dung nào dưới đây phản ánh tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh? A. Đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. B. Lành mạnh hóa và thúc đẩy thị trường. C. Giảm thiếu nguy cơ lạm phát, tăng giá. D. Nâng tầm thương hiệu quốc gia. Câu 13: Nhân tố nào dưới đây không phải là nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh? A. Sự đam mê. B. Sự cạnh tranh. C. Kinh nghiệm bản thân. D. Thành phần gia đình. Câu 14: Nhân tố nào dưới đây không phải là yếu tố nội tại giúp tạo ý tưởng kinh doanh cho mỗi cá nhân? A. Sự đam mê. B. Kinh nghiệm. C. Hiểu biết. D. Vị trí địa lý Câu 15: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh. D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh. Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh? A. Chính sách vĩ mô của nhà nước. B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường. C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm. D. Đam mê của chủ thể kinh doanh. PHẦN 2 : CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT KHI KINH DOANH Câu 17: Năng lực lãnh đạo của mỗi chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây? A. Nắm bắt kiến thức sản xuất. B. Nắm bắt cơ hội kinh doanh. C. Tổ chức nhân sự, hành chính. D. Bổ sung kiến thức chuyên ngành. Câu 18: Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng thiết lập và hoàn thiện các mối quan hệ trong kinh doanh là thể hiện năng lực kinh doanh nào dưới đây? A. Năng lực hoạt động nhóm. B. Năng lực giao tiếp. C. Năng lực quản lý. D. Năng lực pháp lý. Câu 19: Người sản xuất kinh doanh thể hiện tốt năng lực quản lý thông qua hoạt động nào dưới đây? A. Xây dựng chiến lược kinh doanh. B. Thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. C. Bổ sung kiến thức sản xuất, kinh doanh. D. Nâng cao trình độ chuyên môn sản xuất. Câu 20: Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh? A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội. B. Năng lực chuyên môn. C. Năng lực định hướng chiến lược. D. Năng lực nắm bắt cơ hội. Câu 21: Anh T có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh, nhận định trên nói về phẩm chất năng lực nào dưới đây? A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. C. Năng lực phân tích, sáng tạo. D. Năng lực trách nhiệm xã hội. Câu 22: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị Q chủ một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn đã tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần, nhờ vậy mà chị đã thu lợi nhuận lớn. Việc làm này thể hiện năng lực kinh doanh gì của chị Q? A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực giao tiếp, hợp tác. C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. D. Năng lực thiết lập quan hệ. Câu 23: Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh? A. Năng lực thiết lập quan hệ. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. C. Năng lực cá nhân. D. Năng lực phân tích và sáng tạo. Câu 24: Anh V là chủ một doanh nghiệp tư nhân X, để duy trì hoạt động của công ty cũng như tăng lợi nhuận, anh rất coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh. Trong trường hợp này, anh V đã thể hiện năng lực nào dưới đây của người kinh doanh? A. Năng lực nắm bắt cơ hội. B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. C. Năng lực phân tích và sáng tạo. D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội. Câu 25: Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh? A. Năng lực trách nhiệm xã hội. B. Năng lực chuyên môn.
  8. C. Năng lực định hướng chiến lược. D. Năng lực nắm bắt cơ hội. Câu 26: Chị D làm vườn, chị thấy cần phải kết hợp thêm chăn nuôi. Chị suy nghĩ: cần nuôi thêm gà, vịt, ngan hay chỉ nuôi lợn. Sau khi tính toán, chị đã quyết định nuôi lợn và ngan thịt. Chị cho rằng thức ăn của lợn và ngan có thể dùng chung cho nhau. Chị nấu chín thức ăn (bao gồm rau và ngô nghiền) cho lợn và ngan ăn. Đàn ngan của chị lớn nhanh, mỗi quý chị xuất chuồng 50 con ngan với khối lượng từ 2.5 đến 3kg/con. Thu nhập từ bán ngan thịt và lợn của chị D là 5 triệu đồng một quý (3 tháng). Sau khi trừ chi phí giống, thức ăn và dịch vụ, chị thu lãi mỗi quý 1 triệu đồng. Ngoài ra chất thải của ngan và lợn được ủ kĩ và bón cho cây trong vườn, nhờ vậy mà thu nhập nghề vườn cũng tăng, đồng thời cũng bảo vệ được môi trường. Trong trường hợp này chị D đã thể hiện tốt năng lực kinh doanh nào dưới đây? A. Năng lực phân tích và sáng tạo. B. Năng lực hoạt động xã hội. C. Năng lực quản lý nhân viên. D. Năng lực tự chủ tài chính. Câu 27: Trên địa bàn huyện X có anh D và chị H đều vừa tốt nghiệp THPT. Nhận thấn nhu cầu sử dụng hoa cây cảnh ngày càng cao, với lợi thế khí hậu và diện tích đất sẵn có, chị H đã chủ dộng tìm tòi học hỏi và phát triển nghề trồng hoa cây cảnh. Nhờ việc tiếp thị và quảng cáo tốt, việc trồng hoa đem lại thu nhập cao và mở ra hướng phát triển bền vững. Anh D xác định không học tiếp đại học, anh học nghề sửa xe và mở cửa hàng sửa xe tại thị trấn, do thường xuyên học hỏi và bản tính cần cù chịu khó, quán sửa xe của anh ngày càng đông khách và được khách hàng ghi nhận. Trong trường hợp này anh D và chị đã thể hiện phẩm chất năng lực nào trong kinh doanh? A. Năng lực hoạt động xã hội. B. Năng lực quản lý nhân viên. C. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ. D. Năng lực lãnh đạo nhân viên. Câu 28: Tại một cửa hàng bán nông sản ở thành phố T, cam rất ngọt nhưng với giá 40 nghìn đồng/kg mà lượng cam bán ra vẫn rất hạn chế. Sau một thời gian suy nghĩ, chủ cửa hàng bảo nhân viên lấy cam từ trong cùng một thùng ra và sắp vào hai chiếc rổ lớn để cạnh nhau. Ông chủ yêu cầu nhân viên ghi giá ở một rổ là 39 nghìn đồng/kg, một rổ ghi là 50 nghìn đồng/kg. Và chỉ trong chốc lát cả hai rổ cam đều được bán hết. Thông tin trên thể hiện phẩm chất năng lực kinh doanh nào dưới đây của chủ cửa hàng? A. Quản lý nhân viên cấp dưới. B. Quản lý hoạt động kinh doanh. C. Làm tốt công tác truyền thông. D. Hỗ trợ thông tin khách hàng. Câu 29: Tại một cửa hàng bách hóa tổng hợp ở DH, một người phụ nữ dắt theo đứa bé 4 tuổi đi mua hàng. Đứa trẻ khá hiếu động, vừa vào cửa hàng đã chạy lung tung. Kết quả là cậu bé đã làm một chiếc bình thủy tinh rơi xuống và vỡ tan tành. Cậu bé khóc thét lên. Mọi người trong cửa hàng chạy đến, người phụ nữ nhìn thấy vậy lập tức nói: ‘‘Xin lỗi tôi sẽ dọn dẹp và đền tiền cho chiếc bình này, nó bao nhiêu ạ?’’. Chủ cửa hàng tiến lại gần bế cậu bé lên dỗ dành và nói ‘‘Người nói xin lỗi phải là chúng tôi vì đã sắp xếp hàng không phù hợp, không biết cậu bé có sao không?’’. Vì cảm kích trước cách giải quyết vấn đề của cửa hàng mà vị khách nữ trước khi ra về đã mua rất nhiều hàng. Và vị khách nữ kia từ đó trở thành khách hàng thân thiết, thường xuyên đến mua hàng và có nhiều lúc còn dẫn theo những người bạn đến mua sắm. Thông tin trên thể hiện phẩm chất năng lực kinh doanh nào của chủ cửa hàng? A. Thiết lập quan hệ với khách hàng. B. Làm tốt công tác an sinh xã hội. C. Quản lý hoạt động của nhân viên. D. Xây dựng chiến lược kinh doanh Câu 30: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ vừa phải thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thường tăng ở mức độ A. không xác định B. một con số. C. hai con số trở lên. D. không đáng kể. Câu 31: Khi người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành khi đó người lao động đó đang A. thất nghiệp. B. phát triển. C. tự tin. D. trưởng thành. Câu 32: Việc làm nào dưới đây của cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần kiềm chế tiến tới đẩy lùi nguy cơ lạm phát trong nền kinh tế? A. Tăng lãi suất. B. Giảm lãi suất. C. Tăng cung tiền. D. Đổi tiền mới. Câu 33: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ làm cho giá trị đồng tiền của nước đó như thế nào? A. Tăng giá trị phi mã. B. Mất giá nhanh chóng. C. Không thay đổi giá trị. D. Ngày càng tăng giá trị. Câu 34: Với loại hình thất nghiệp chu kỳ, khi nền kinh tế phát triển, các ngành sản xuất không ngừng mở rộng thì tỷ lệ thất nghiệp thường có xu hướng A. cao. B. cân bằng. C. giữ nguyên. D. thấp. Câu 35: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh? A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể. C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2