Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên
lượt xem 1
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên
- Trường THPT Nguyễn Trãi Tổ: Sử, Địa, GD KT&Pl ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ I ( Năm học 2024-2025) Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật – Lớp 12 1. Nội dung kiến thức cơ bản của từng bài Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Khái niệm tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - Các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế. - Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. - Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mỗi quốc gia. - Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. - Mức độ hội nhập. - Các hoạt động kinh tế đối ngoại. - Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam. Bài 3: Bảo hiểm. - Khái niệm, vai trò bảo hiểm. - Sự cần thiết của bảo hiểm. Bài 4: An sinh xã hội. - Khái niệm, vai trò của an sinh xã hội. - Sự cần thiết của an sinh xã hội. - Một số chính sách an sinh xã hội cơ bản. Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh. - Khái niệm kế hoạch kinh doanh. - Sự cần thiết lập kế hoạch kinh doanh - Nội dung của kế hoạch kinh doanh. - Kế hoạch hoạt động kinh doanh. - Các bước lập kế hoạch kinh doanh. Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- - Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Trách nhiệm của công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp. Bài 7: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Trách nhiệm của công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp. Bài 8: Quản lí thu, chi trong gia đình. - Khái niệm quản lí thu, chi trong gia đình. - Sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình. - Các bước lập kế hoạch thu, chi trong gia đình. 2. Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo Câu 1. Tăng trưởng kinh tế là trong thời kì nhất định nền kinh tế A. giảm về quy mô, sản lượng. B. tăng lên về quy mô, sản lượng. C. đảm bảo chỉ tiêu năm trước. D. giá cả hàng hóa tăng nhanh. Câu 2. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí, đảm bảo tiến bộ xã hội là A. tổng sản phẩm quốc nội. B. phát triển kinh tế. C. phát triển xã hội. D. tăng trưởng kinh tế. Câu 3. Tăng trưởng, phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để nước ta A. khắc phục tình trạng tụt hậu. B. tài trợ hoạt động từ thiện. C. tìm kiếm thị trường. D. đa dạng nền kinh tế. Câu 4. Một quốc gia hợp tác với một quốc gia khác là hình thức hội nhập kinh tế A. đa phương. B. toàn diện. C. toàn cầu. D. song phương. Câu 5. Sự hợp tác giữa hai quốc gia, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung nhằm thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên là hình thức hội nhập kinh tế. A. đa phương. B. toàn cầu.
- C. quốc tế. D. song phương. Câu 6. Sự hợp tác được kí kết giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển là cấp độ hội nhập kinh tế A. đa phương. B. khu vực. C. toàn cầu. D. song phương. Câu 7. Quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, cùng nhau thỏa thuận, cùng tham gia các tổ chức toàn cầu là hình thức hội nhập nào dưới đây? A. Hội nhập kinh tế đa phương. B. Hội nhập kinh tế khu vực. C. Hội nhập kinh tế toàn cầu. D. Hội nhập kinh tế song phương. Câu 8. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với mức thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất là loại hình bảo hiểm nào? A. Bảo hiểm xã hội tự nguyện. B. Bảo hiểm xã hội bắt buộc. C. Bảo hiểm y tế bắt buộc. D. Bảo hiểm y tế tự nguyện. Câu 9. Bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe do Nhà nước thực hiện, bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí khám hoặc chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm là nội dung của A. bảo hiểm xã hội. B. bảo hiểm y tế. C. bảo hiểm thất nghiệp. D. bảo hiểm thương mại. Câu 10. Hoạt động dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí cho tổ chức bảo hiểm để hưởng được bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Bảo tức. B. Tín dụng. C. Bảo hiểm. D. Tài chính. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai về vai trò của bảo hiểm? A. Góp phần tạo công ăn việc làm trong nền kin tế. B. Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước. C. Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
- D. Gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế. Câu 12. Kế hoạch kinh doanh không bao gồm nội dung nào sau đây? A. Định hướng, ý tưởng kinh doanh. B. Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh. C. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác. D. Kế hoạch hoạt động; rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí. Câu 13. Đối với một doanh nghiệp bước khởi đầu trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh là A. xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh. B. xác định định hướng, ý tưởng kinh doanh. C. xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh. D. phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh. Câu 14. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà doanh nghiệp thực hiện đối với A. cá nhân. B. gia đình. C. xã hội. D. địa phương. Câu 15. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những A. biệp pháp và phương hướng cụ thể. B. chính sách và việc làm cụ thể. C. giải pháp và hành động cụ thể. D. chủ trương và quyết sách cụ thể. Câu 16. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể mang tính A. thời vụ. B. tạm thời. C. tiêu cực. D. tích cực. Câu 17. Tạo việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động, cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Nhân văn. B. Pháp lý. C. Đạo đức. D. Kinh tế.
- Câu 18. Tuân thủ các quy định về thuế, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng… thể hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? A. Nhân văn. B. Pháp lý. C. Đạo đức. D. Kinh tế. Câu 19. Đâu là một trong những mục đích của việc quản lí thu, chi trong gia đình? A. Cải thiện và đáp ứng chất lượng cuộc sống theo yêu cầu của xã hội. B. Chủ động kiểm soát các khoản thu nhập, chi tiêu của bản thân. C. Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình. D. Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 20,21 Về kinh tế, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3.200 - 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Câu 20. Nguyên nhân cơ bản giúp Việt Nam có tiềm lực để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội được đề cập trong thông tin trên bắt nguồn từ A. thực hiện tăng trưởng xanh. B. tiêu dùng dùng bền vững. C. thu nhập đầu người tăng. D. kinh tế có sự tăng trưởng Câu 21. Nội dung nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc phát triển bền vững? A. Sản xuất và tiêu dùng bền vững. B. Đẩy nhanh tốc độ tăng GDP. C. Tăng thu nhập trên đầu người. D. Cắt giảm chính sách an sinh.
- Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong những năm qua, sản xuất và xuất khẩu nông sản đã tạo nên những dấu ấn quan trọng, giúp khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu nông sản thế giới. Nếu năm 2010, các mặt hàng nông sản chính được xuất khẩu đến 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, thì đến năm 2020 đã được xuất khẩu đến 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, hai thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 27,46% tổng giá trị xuất khẩu năm 2020) và Trung Quốc (chiếu 20,9%). Cùng thời gian này, Việt Nam còn xuất khẩu nông sản sang các thị trường đối tác lớn khác như EU (9,15%), ASEAN (8,58%), Nhật Bản (8,34%), Hàn Quốc (5,02%), Anh (2%), Úc (1,68%), Canada (1,62%). a) Xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản là một hình thức cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế. b) Hội nhập kinh tế quốc tế là nhân tố quyết định đến kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020. c) Việt Nam và Hoa kỳ đã ký kết một số hiệp định thương mại về xuất khẩu hàng hóa là biểu hiện của hình thức hội nhập khu vực. d) Phát triển kinh tế của Việt Nam chỉ dựa vào xuất khẩu nông sản là sự phát triển không bền vững và không đóng góp chung vào GDP cho nền kinh tế. Câu 2. Vợ chồng anh M và chị T là cán bộ công chức xã, sống cùng hai con là cháu H và cháu N trong đó cháu H hiện đang học lớp 12. Để chuẩn bị cho con vào học Đại học, anh chị đã quyết định mua một căn chung cư tại trung tâm thành phố. Trong thời gian chưa sử dụng, nhận thấy nhu cầu về thuê phòng trọ nguyên căn có xu hướng tăng cao, anh M đã cho một số sinh viên thuê làm nơi học tập vừa tăng thu nhập cho gia đình vừa đỡ chi phí trông coi bảo dưỡng. Do có niềm đam mê nấu ăn từ nhỏ, lại có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này, chị T đã làm và bán thực phẩm nấu chín nhờ đó đã góp phần bổ sung vào nguồn thu nhập của gia đình. Dù thu nhập ổn định nhưng anh chị luôn dành 50% số tiền thu nhập để tiết kiệm nhằm nuôi con cái ăn học và dự phòng những lúc cần thiết sau này. a) Anh M đã phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh để từ đó đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp. b) Lợi thế nội tại chính là yếu tố quyết định việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh
- doanh của chị T. c) Nguồn thu nhập từ lương công chức xã là căn cứ để xác định nguồn thu nhập trong gia đình, còn thu nhập từ kinh doanh của anh M và chị T là thu nhập ngoài. d) Dành 50% từ các nguồn thu nhập để tiết kiệm là không phù hợp với nguyên tắc phân chia các khoản thu chi trong kế hoạch tài chính gia đình. Ghi chú: Đề kiểm tra gồm 40 câu - Từ câu 1 đến câu 24, mỗi câu lựa chọn một phương án - 04 câu đúng/sai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn