Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Nguyên
lượt xem 3
download
Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới có thêm tư liệu tham khảo phục vụ quá trình ôn tập, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Nguyên" sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Nguyên
- Trường THCS Phước Nguyên Tổ Lí – Hóa – Sinh – CN – Tin ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HKI MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2022 - 2023 I. Trắc nghiệm: Câu 1: Có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng các kim loại tạo nên các đồ vật khác nhau như giấy gói kẹo được làm bằng nhôm mỏng hay đồ trang sức được làm bằng vàng, bạc. Đó là do các kim loại có tính chất vật lý nào sau đây? A. Tính dẻo. B. tính giòn. C. tính cứng. D. tính dẫn điện. Câu 2: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch muối Cu(NO3)2? A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Ag. Câu 3: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit clohiđric? A. Na. B. Cu. C. Fe. D. Mg. Câu 4: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là: A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3. Câu 5: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2. Câu 6: Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng: A. HCl B. NaOH C. HNO3 D. Quỳ tím ẩm Câu 7: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit? A. CO2 B. SO2 C. N2 D. O3 Câu 8: Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là: A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 400 ml Câu 9: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải: A. Rót nước vào axit đặc. C. Rót từ từ nước vào axit đặc. B. Rót nhanh axit đặc vào nước. D. Rót từ từ axit đặc vào nước. Câu 10: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
- A. Na, Al, Cu, Mg. C. K, Na, Al, Ag. B. Na, Fe, Cu, K, Mg. D. Zn, Mg, Fe, Al. Câu 11: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. C. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn. B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe. Câu 12: Cho 5,6 g sắt tác dụng với axit clohiđric dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc): A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 22,4 lít. Câu 13: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa A. BaCl2, Na2SO4 C. Na2CO3, Ba(OH)2 B. BaCl2, AgNO3 D. NaCl, K2SO4 Câu 14: Nhôm bền trong không khí là do A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao C. nhôm không tác dụng với nước. B. nhôm không tác dụng với oxi. D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ. Câu 15: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây? A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2. C. NaOH, CuO, Ag, Zn. B. Mg(OH)2, CaO, K2SO4, NaCl. D. Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2. Câu 16: Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại vàng ta dùng: A. Dung dịch CuSO4 dư C. Dung dịch FeSO4 dư B. Dung dịch ZnSO4 dư D. Dung dịch H2SO4 loãng dư Câu 17: Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là: A. FeCl2 và khí H2 B. FeCl2, Cu và khí H2 C. Cu và khí H2 D. FeCl2 và Cu II. Tự luận: Câu 1: Dự đoán hiện tượng và viết PTHH khi cho: a. một mảnh nhôm vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) clorua. b. một mảnh đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch bạc nitrat.
- c. một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) clorua. e. một viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohiđric. Câu 2: a. Bạc dạng bột có lẫn tạp chất sắt, nhôm. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào để thu được bạc tinh khiết. Các hóa chất coi như có đủ. b. Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, vôi tôi hoặc vữa vôi, nước vôi trong không? Vì sao? Viết PTHH minh hoạ. Câu 3: a. Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? lấy ví dụ minh họa. b. Trong đời sống, sản xuất, người ta làm gì để hạn chế sự ăn mòn các dụng cụ, máy móc làm bằng kim loại? Nêu những thí dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình. Câu 4: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: a.KOH, H2SO4, Na2SO4. b. NaOH, NaCl, NaNO3. c. MgCl2, HCl, H2SO4, KOH d. H2SO4, BaCl2, Na2SO4 e. NaCl, CuSO4, H2SO4, NaOH f. Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaCl, H2SO4 Câu 5: Viết các phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau đây: Al a/ Al2O3 Al(OH)3 AlCl3 NaAlO2 NaAlO2 NaAlO2 Al2O3→Al2(SO4)3→AlCl3 1 2 3 4 b/ Fe FeCl3 Fe(OH )3 Fe2 ( SO4 )3 FeCl3 1 2 3 4 5 c/ Fe ( NO3 )3 Fe (OH )3 Fe2O3 Fe FeCl2 Fe(OH ) 2 Câu 6: Cho nhôm tác dụng với 200ml dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí ở đktc. a.Tính khối lượng nhôm tham gia. b.Tính khối lượng muối tạo thành. c.Tính nồng độ mol của axit trên. Câu 7: Cho sắt tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 thu được 2,24 lít khí ở đktc. a.Tính khối lượng sắt tham gia. b.Tính khối lượng muối tạo thành.
- c.Tính nồng độ mol của axit trên. Câu 8: Cho 6 gam hỗn hợp Cu và Fe vào 100 ml dung dịch HCl 1,5M phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí (ở đktc). a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. Câu 9: Cho 0,83 gam hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 10: Ngâm bột sắt dư trong 100 ml dung dịch đồng sunfat 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B. a. Cho A tác dụng với HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. -HẾT-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn