intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHTN 6 – HỌC KÌ I Năm học: 2022-2023 I. Kiến thức trọng tâm CD6:Tế bào- Đơn vị cơ sở của sự sống Tế bào - Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; Nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật; Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh; Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó; - Quan sát, phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật; - Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở một số sinh vật,... Thực hành quan sát tế bào sinh vật - Củng cố kiến thức về hình dạng, cấu tạo tế bào thông qua kết quả thực hành quan sát tế bào; - Quan sát được tế bào bằng mắt thường, bằng kính lúp cầm tay và dưới kính hiển vi. - Mô tả được hình ảnh tế bào lớn và tế bào nhỏ thông qua quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và quan sát hình ảnh chụp tế bào nhỏ qua kính lúp, kính kiển vi quang học. CD7: Từ TB đến cơ thể Cơ thế đơn bào và cơ thế đa bào - Nhận biết được cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào. Lấy được ví dụ minh hoạ; - Quan sát, mô phỏng được cấu tạo cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào; - Liên hệ, nhận biết được cơ thể đơn bào, đa bào xung quanh em. Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào - Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. Từ đó nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh hoạ; - Quan sát, nhận ra được mối quan hệ từ tế bào đến cơ thể; - Liên hệ, nhận biết được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Thực hành quan sát sinh vật - Trình bày được các bước làm tiêu bản hiển vi. Mô tả và vẽ được hình cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo cây xanh và cấu tạo cơ thể người; - Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày,...); Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người; - Liên hệ, giải thích được sự hoạt động có tổ chức của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Quan sát hình ảnh để:
  2. + Vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi,...); + Mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; + Mô tả được cấu tạo cơ thể người. CD8: Đa dạng thế giới sống Phân loại thế giới sống - Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống; Nhận biết được năm giới sinh vật và lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới; Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới; Nhận biết được cách gọi tên sinh vật và cách xây dựng khoá lưỡng phân; Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống; - Thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân để phân loại sinh vật; - Giải thích được sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên và phân loại được một số sinh vật xung quanh em. - Từ hình ảnh với các đặc điểm của sinh vật, hướng dẫn học sinh xây dựng khoá lưỡng phân. Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân - Quan sát, phát hiện các đặc điểm để phân biệt sinh vật trong xây dựng khoá lưỡng phân, thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân; - Xây dựng khoá lưỡng phân phân loại một số sinh vật xung quanh em. Virus - Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus; Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào; Nêu được một số vai trò của virus trong thực tiễn và một số bệnh do virus gây ra;Trình bày được một số biện pháp phòng chống bệnh do virus; - Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do virusgâỵ nên; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh do virus gây nên và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do virus; - Vận dụng các kiến thức đã học để phòng chống các bệnh do virus gây ra. Vi khuẩn - Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên; Phân biệt được virus và vi khuẩn; Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống; - Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do vi khuẩn gây ra; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến vế bệnh do vi khuẩn; - Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu, cách bảo quản thực phẩm đã chế biến và thực phẩm tươi sống. Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua - Trình bày được các bước làm tiêu bản vi khuẩn lactic; - Làm được tiêu bản vi khuẩn, quan sát hình ảnh vi khuẩn; - Vận dụng làm được sữa chua. - Vẽ được hình ảnh của vi khuẩn thông qua quan sát ảnh chụp vi khuẩn qua kính hiển vi quang học. II. Câu hỏi ôn tập.
  3. A. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước? A. Lọc. B. Dùng máy li tâm. C. Chiết. D. Cô cạn. Câu 2. Trong tự nhiên, các loại đá thạch anh được cấu tạo từ SiO2 lẫn các loại chất khác tạo nên nhiều màu sắc khác nhau. Đá thạch anh được gọi là A. dung dịch. B. hỗn hợp. C. chất tinh khiết. D. dung môi. Câu 3. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của A. hai chất lỏng. B. Chất rắn và chất lỏng. C. Chất khí và chất lỏng. D. Chất tan và dung môi. Câu 4. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước? A. Lọc. B. Dùng máy li tâm C. Chiết. D.Cô cạn. Câu 5. Trong các chất, chất tinh khiết là A. nước cất. B. vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều C. nước đường. D. bỏ thêm đá lạnh vào nước chanh. Câu 6. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là A. dung dịch. B. chất tan. C. nhũ tương. D. huyền phù. Câu 7. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước đường. B. Hỗn hợp nước muối. C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp nước và rượu. Câu 8. Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là: A.Lọc. B.Chưng cất. C.Làm bay hơi nước. D.Để muối lắng xuống rồi gạn đi. Câu 9. Tế bào là: A. đơn vị cấu trúc, đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống. B. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật thể. C. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các nguyên liệu. D. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật liệu. Câu 10. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D.Thực vật. Câu 11. Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là? A. Tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, mô B. Mô, tế bào, hệ cơ quan, cơ quan, cơ thể C. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể D. Cơ thể, hệ cơ quan, cơ quan, tế bào, mô Câu 12. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài – Chi (giống) – Họ – Bộ – Lớp – Ngành – Giới. B. Chi (giống) – Loài – Họ – Bộ – Lớp – Ngành – Giới. C. Giới – Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi (giống) – Loài. D. Loài – Chi (giống) – Bộ – Họ – Lớp – Ngành – Giới.
  4. Câu 13. Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu tế bào này thực hiện hai lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con? A. 2 tế bào con B. 4 tế bào con C. 6 tế bào con D. 8 tế bào con. Câu 14. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe ô tô B. Cây cầu C. Cây bạch đàn D. Ngôi nhà. Câu 15. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm A. hệ rễ và hệ thân. B. hệ thân và hệ lá. C. hệ chồi và hệ rễ. D. hệ cơ và hệ thân. Câu 16. Cách gọi “cá quả” là cách gọi tên theo A. tên khoa học. B. tên địa phương. C. tên giống. D. tách tra theo danh mục. Câu 17. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để gọi đúng tên sinh vật, đưa chúng vào đúng nhóm phân loại. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật trên Trái Đất. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 18. Đặc điểm của tế bào nhân thực là A. có thành tế bào. B. có chất tế bào. C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. có lục lạp. Câu 19. Ở người: tim, gan và tai là ví dụ cho cấp tổ chức nào của cơ thể? A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 20. Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là? A. Hình cầu, hình khối, hình que B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn C. Hình que, hình xoắn, hình cầu D. Hình khối, hình que, hình cầu B. TỰ LUẬN: Câu 1. a) Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật ? b) Bạn An thắc mắc, khi người ta tắm có những tế bào da đã chết luôn bị bong ra làm cho da trở nên sạch sẽ và khỏe mạnh. Sự mất đi của những tế bào chết đó có làm cho số lượng tế bào trên da giảm dần không ? Em hãy giải thích giúp bạn An nhé. Câu 2. Khi em chạy hai vòng sân trường, cảm thấy cơ thể đồ nhiều mồ hôi, thở gấp, tim đập mạnh. Em hãy kể tên các hệ cơ quan tương ứng đã cùng phối hợp hoạt động trong cơ thể ? Câu 3. Cho hình ảnh cây ngô.
  5. a) Kể tên các cơ quan của cây ngô. b) Xác định các hệ cơ quan của cây ngô. c) Theo em có thể gọi hạt ngô là quả ngô không? Vì sao? Câu 4. a) Kể tên các thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực? Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật? b) Vừa đến sân nhà, 2 con chim bồ câu đang ăn thóc, bỗng nhìn thấy em chúng sợ quá bay đi. Vừa mới ngày nào mẹ em mua đôi chim bồ câu này còn nhỏ xíu mà giờ chúng đã bắt đầu đẻ trứng. Vậy 2 con chim đó đã thể hiện đặc điểm đặc trưng nào của cơ thể sống. Câu 5. Quan sát một số cơ quan trong hình sau: a) Gọi tên các cơ quan tương ứng với mỗi hình. b) Cơ quan (2) thuộc hệ cơ quan nào? c) Trong các cơ quan nêu trên, hệ hô hấp là cơ quan nào? Câu 6. a) Lấy ví dụ về cơ thể đơn bào; cơ thể đa bào? (mỗi cơ thể lấy một ví dụ)? b) Nêu điểm khác nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào? c) Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức cơ thể từ thấp đến cao? Câu 7. Bạn Hải bị sốt cao rồi lại đau đầu, phát ban, chảy máu cam,…, mẹ bạn lo lắng không biết bạn Hải bị bệnh gì? Em hãy dự đoán bạn Hải đã bị bệnh gì ? ----------*****-------- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN KHTN6 – THAM KHẢO (đề gồm 02 trang, thời gian làm bài 60 phút) I - TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
  6. A. có thành tế bào. B. có chất tế bào. C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. có lục lạp. Câu 2. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D.Thực vật. Câu 3. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? A. Lục lạp B. Màng sinh chất C. Tế bào chất D. Nhân. Câu 4. Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu tế bào này thực hiện hai lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con? B. 2 tế bào con B. 4 tế bào con C. 6 tế bào con D. 8 tế bào con. Câu 5. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? B. Xe ô tô B. Cây cầu C. Cây bạch đàn D. Ngôi nhà. Câu 6. Màng sinh chất có chức năng A. bao bọc ngoài chất tế bào. B. làm cho tế bào có hình dạng nhất định. C. điều khiển hoạt động sống của tế bào. D. chứa dịch tế bào. Câu 7. Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản? A. Vì biểu bì vảy hành có các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau khó quan sát. B. Vì biểu bì vảy hành có màu tím xếp sít nhau. C. Vì biểu bì vảy hành hình chữ nhật gồm nhiều lớp tế bào. D. Vì biểu bì vảy hành gồm nhiều lớp tế bào xếp sít nhau, nếu không tách mỏng thì các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau khó quan sát. Câu 8. Cơ thể nào sau đây là đơn bào? A. Con chó B. Trùng biến hình C. Con ốc sên D. Con cua. Câu 9. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm A. hệ rễ và hệ thân. B. hệ thân và hệ lá. C. hệ chồi và hệ rễ. D. hệ cơ và hệ thân. Câu 10. Cách gọi “cá quả” là cách gọi tên theo A. tên khoa học. B. tên địa phương. C. tên giống. D. tách tra theo danh mục. Câu 11. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để gọi đúng tên sinh vật, đưa chúng vào đúng nhóm phân loại. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật trên Trái Đất. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 12. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài – Chi (giống) – Họ – Bộ – Lớp – Ngành – Giới. B. Chi (giống) – Loài – Họ – Bộ – Lớp – Ngành – Giới. C. Giới – Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi (giống) – Loài. D. Loài – Chi (giống) – Bộ – Họ – Lớp – Ngành – Giới.
  7. II- TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1 (1.0 điểm). Quan sát hình 2.2, chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Câu 2 (1.0 điểm). Khi em chạy hai vòng sân trường, cảm thấy cơ thể đồ nhiều mồ hôi, thở gấp, tim đập mạnh. Em hãy kể tên các hệ cơ quan tương ứng đã cùng phối hợp hoạt động trong cơ thể ? Câu 3 (1.5 điểm). a. Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô ? b. Qua hình ảnh dưới đây hãy cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào? Mô và cơ quan có mối liên hệ với nhau như thế nào? Câu 4 (1.5 điểm). Hằng năm vào mùa lũ, Đồng bằng sông Cửu Long được bù đắp một lượng phù sa rất lớn, Em hãy cho biết: a. Phù sa ở sông Cửu Long có phải là một dạng huyền phù không? b. Phù sa có vai trò gì đối với nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long? Câu 5 (2.0 điểm). Một hỗn hợp gồm nước có lẫn lưu huỳnh (sulfur) (hình 11.1). Dựa trên tính chất nào của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước? Trình bày cách tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp trên. -HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2