intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Năm học: 2023 - 2024 I. NỘI DUNG Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực- thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng. Chủ đề 5: Chất tinh khiết - Hỗn hợp. Phương pháp tách các chất. Chủ đề 6: Tế bào- Đơn vị cơ sở của sự sống Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 22: Phân loại thế giới sống II. CÂU HỎI ÔN TẬP A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật. (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn. (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. A. (1),(2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) Câu 2. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? (1) Đặc điểm tế bào. (2) Mức độ tổ chức cơ thể. (3) Môi trường sống. (4) Kiểu dinh dưỡng. (5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn. A. (1),(2), (3), (5). B. (2). (3), (4), (5). C. (1), 2), (3), (4). D. (1), 3), 4, (5). Câu 3. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây ? A. Loài - Chi (giống) - Họ - Bộ - Lớp - Ngành - Giới. B. Chi (giống) - Loài - Họ - Bộ - Lớp - Ngành – Giới. C. Giới Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi (giống) - Loài. D. Loài - Chi (giống) - Bộ - Họ - Lớp - Ngành - Giới. Câu 4. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
  2. A. Khởi sinh B. Nguyên sinh. C. Nấm D. Thực vật. Câu 5. Cho các đại diện sau: trùng roi, cây ngô, con rắn, vi khuẩn, quả táo. Có mấy đại diện cơ thể đơn bào? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6. Một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định được gọi là: A. mô B. cơ quan C. hệ cơ quan D. cơ thể Câu 7. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm: A. hệ rễ và hệ thân B. hệ thân và hệ lá. C. hệ chồi và hệ rễ D. hệ cơ và hệ thân. Câu 8. Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. mô. D. tế bào Câu 9. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Cấu tạo từ tế bào B. Là vật sống C. Số lượng tế bào D. Chứa vật chất di truyền Câu 10. Nhóm cơ quan nào thuộc hệ tiêu hóa? A. tim, dạ dày B. ruột, tá tràng C. não, tá tràng D. dạ dày, phổi Câu 11. Các mầm mống ung thư xuất hiện ở cấp độ nào? A. tế bào B. mô C. cơ quan D. hệ cơ quan Câu 12. Cấp độ tổ chức cơ thể đa bào từ bé đến lớn là: A. mô tế bào cơ quan hệ cơ quan cơ quan B. tế bào mô cơ quan hệ cơ quan cơ thể C. tế bào cơ quan mô hệ cơ quan cơ thể D. tế bào mô hệ cơ quan cơ quan cơ quan Câu 13. Nhóm nào gồm các hệ cơ quan ở động vật A. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ xương B. Hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ chồi C. Hệ chồi, hệ rễ, hệ tuần hoàn D. Hệ bài tiết, hệ rễ, hệ sinh sản Câu 14. Điểm khác nhau của trùng roi và thực vật ? A. Có diệp lục B. Cơ thể đơn bào C. Có khả năng sinh sản D. Cấu tạo từ tế bào Câu 15. Cho các đại diện sau: trùng roi, cây ngô, con rắn, vi khuẩn, quả táo. Có mấy đại diện cơ thể đa bào? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  3. Câu 16. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 17. Đơn vị cấu tạo nên cơ quan là: A. tế bào B. mô C. cơ quan D. hệ cơ quan Câu 18. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất duy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể. D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ Câu 19. Dạ dày được cấu tạo từ các cấp độ tổ chức nhỏ hơn nào? A. Mô và hệ cơ quan B. Tế bào và cơ quan C. Tế bào và mô D. Cơ quan và hệ cơ quan Câu 20. Hệ chồi ở thực vật bao gồm các cơ quan nào? A. Rễ, thân, lá B. Cành, lá, hoa, quả C. Hoa, quả, hạt D. Rễ, cành, lá, hoa Câu 21. Con thỏ là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Cơ thể Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ một tế bào B. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào C. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể sinh vật D. Tất cả các đáp án trên Câu 23. Tế bào vi khuẩn có kích thước khoảng bao nhiêu? A. 1 micrômét B. 1 xentimét C. 1 đềximét D. 1 milimét Câu 24. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật? A. Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng phù hợp với cấu tạo của chúng. B. Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận. C. Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng phù hợp với cơ thể mà chúng đảm nhận. D. Một ý kiến khác. Câu 25. Chức năng của màng tế bào là: A. chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  4. B. bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào. C. chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. D. tham gia vào quá trình quang hợp của tế bào. Câu 26. Thành phần nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ? A. Lục lạp B. Chất tế bào C. Màng tế bào D. Nhân tế bào ( hoặc vùng nhân) Câu 27. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật? A. Lục lạp B. Chất tế bào C. Màng tế bào D. Nhân tế bào ( hoặc vùng nhân) Câu 28. Đặc điểm của tế bào nhân thực là: A. có màng tế bào B. có chất tế bào C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền D. có bào quan lục lạp Câu 29. Sự lớn lên của tế bào có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây? A. Trao đổi chất B. Sinh sản C. Cảm ứng. D. Tất cả các ý trên. Câu 30. Nước sông hồ thuộc loại: A. đơn chất B. hợp chất C. chất tinh khiết D. hỗn hợp Câu 31. Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước sau đó khuấy đều, lọc và cô cạn? A. Bột đá vôi và muối ăn. B. Đường và muối. C. Bột than và bột sắt. D. Giấm và rượu. Câu 32. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào: A. tính chất của chất B. thể của chất C. mùi vị của chất D. số chất tạo nên Câu 33. “Trong nước chanh có đường và acid citric”. Từ nào trong câu trên là hỗn hợp? A. Nước chanh B. Đường C. Acid citric D. Tất cả đều sai Câu 34. Người dân làm muối (diêm dân) đã sử dụng phương pháp nào để tách được muối từ nước biển? A. Làm lắng đọng muối B. Lọc lấy muối từ nước biển C. Làm bay hơi nước biển D. Cô cạn nước biển Câu 35. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước cam B. Sữa tắm C. Hỗn hợp nước muối D. Sữa chua lên men Câu 36. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau, nhưng chịu tác động chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là: A. Huyền phù B. Nhũ tương C. Dung dịch D. Chất tinh khiết
  5. Câu 37. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều B. Nghiền nhỏ muối ăn C. Đun nóng nước D. Bỏ thêm đá lạnh vào Câu 38. Khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta dùng phương pháp nào để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp? Biết rằng dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước. A. Phương pháp chiết B. Phương pháp lọc C. Phương pháp cô cạn D. Phương pháp chưng phân đoạn Câu 39. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có: A. khối lượng nhẹ hơn. B. tốc độ rơi nhỏ hơn. C. kích thước hạt nhỏ hơn. D. lớp vỏ trấu dễ tróc hơn. Câu 40. Ethanol (cồn) sôi ở 78,30C nước sôi ở 1000C. Muốn tách cồn ra khỏi hỗn hợp nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây? A. Lọc hỗn hợp B. Cô cạn hỗn hợp C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 800 D. Không tách được B. TỰ LUẬN Bài 1: So sánh cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào Bài 2: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Bài 3: Có một số tế bào mô phân sinh tiến hành phân chia liên tiếp 5 lần tạo ra được 192 tế bào con. Tính số tế bào ban đầu tham gia quá trình phân chia? Bài 4: Có 8 tế bào vi khuẩn E.coli tiến hành phân chia liên tiếp một số lần tạo ra được 128 tế bào mới. Tính số lần phân chia của 8 tế bào E.coli Bài 5: Cho khóa lưỡng phân sau. Hãy lập bảng liệt kê các đặc điểm để phân loại các sinh vật: cá, thằn lằn, hổ, khỉ đột? Bài 6: Cho các sinh vật sau: Trùng roi, con gà, con thỏ, cây bàng, rắn. Em hãy xác định các đặc điểm đối lập và xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân Bài 7: Em hãy nêu phương pháp để tách hỗn hợp bột mì và đường
  6. ----- Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2