intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC KÌ 1 MÔN KHTN 7 CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TỬ BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC I. Vỏ nguyên tử khí hiếm - Nhóm khí hiếm là nhóm các nguyên tố hoạt động hóa học kém. Nhóm khí hiếm gồm: helium (He); neon (Ne); argon (Ar); krypton (Kr); xenon (Xe), … - Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng có 2 electron. II. Liên kết ion 1. Sự tạo thành ion dương - Các nguyên tử của nguyên tố kim loại thường có xu hướng nhường electron ở lớp ngoài cùng để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn. - Nguyên tử kim loại khi nhường electron sẽ tạo thành ion dương tương ứng. Ví dụ: Nguyên tử magnesium nhường 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành ion magnesium. Ion magnesium là ion dương, có 8 electron lớp ngoài cùng, cấu hình electron giống với khí hiếm Ne. Hay viết gọn: Mg → Mg2+ + 2e 2. Sự tạo thành ion âm - Các nguyên tử của nguyên tố phi kim (Cl, O, N …) có số electron lớp ngoài cùng là 7, 6, 5, … có xu hướng nhận electron để có lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn. - Nguyên tử phi kim khi nhận electron sẽ tạo thành ion âm tương ứng. Ví dụ: Nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron vào lớp ngoài cùng tạo thành ion oxygen. Ion oxygen có 8 electron lớp ngoài cùng, cấu hình electron giống với nguyên tử khí hiếm Ne. Hay viết gọn: O + 2e → O2- 3. Sự tạo thành liên kết ion - Liên kết ion là liên kết giữa ion dương và ion âm. - Các ion dương và ion âm đơn nguyên tử có lớp electron ngoài cùng giống với nguyên tử của nguyên tố khí hiếm. Ví dụ 1: Sơ đồ tạo thành liên kết ion trong phân tử NaCl (sodium chloride). 1
  2. III. Liên kết cộng hóa trị - Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử. - Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim. Ví dụ 1: Quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử chlorine: IV. Chất ion, chất cộng hóa trị - Chất được tạo bởi các ion dương và ion âm được gọi là chất ion. - Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị. - Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, chất cộng hóa trị ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. V. Một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị - Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện. - Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt; một số chất tan được trong nước thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện. BÀI 7: HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC I. Hóa trị 1. Định nghĩa - Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử. - Hóa trị được biểu thị bằng các chữ số La Mã (I; II …) 2. Cách xác định - Để xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, người ta dựa vào hóa trị hóa trị của H là I; hóa trị của O là II. II. Quy tắc hóa trị - Quy tắc hóa trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia. III. Công thức hóa học Phân tử của chất được tạo thành từ nguyên tử của một hay nhiều nguyên tố và được biểu diễn bằng công thức hóa học. 1. Viết công thức hóa học của đơn chất - Công thức hóa học của đơn chất được kí hiệu bằng kí hiệu nguyên tố hóa học kèm với số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử ghi ở bên dưới. - Một số đơn chất phi kim thể khí (ở điều kiện thường) có công thức hóa học chung là Ax. - Đối với đơn chất kim loại và một số đơn chất phi kim ở thể rắn. 2
  3. Ví dụ: Kim loại iron có công thức hóa học là Fe. Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất phosphorus là P. 2. Viết công thức hóa học của hợp chất - Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo thành kèm số nguyên tử (chỉ số) ở bên dưới mỗi kí hiệu. - Công thức chung của phân tử có dạng: AxBy IV. Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất - Phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất được tính bằng tỉ số giữa khối lượng của nguyên tố đó trong một phân tử hợp chất và khối lượng phân tử (KLPT) của hợp chất. + Với hợp chất AxBy, ta có: 𝐾𝐿𝑁𝑇 (𝐴).𝑥 %A = . 100% 𝐾𝐿𝑃𝑇 (𝐴𝑥𝐵𝑦) + Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100%. V. Xác định công thức hóa học 1. Xác định công thức hóa học khi biết phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử - Các bước xác định: Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát); Bước 2: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất; Bước 3: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hóa học cần tìm. CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ 1. Tốc độ chuyển động - Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. - Tốc độ của chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian. 𝒔 - Công thức tính tốc độ: 𝒗= 𝒕 Trong đó: v là tốc độ vật chuyển động (m/s) s là quãng đường vật đi được (m) t là thời gian đi hết quãng đường đó (s) - Trong hệ đơn vị đo lường chính thức của nước ta, đơn vị tốc là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h). Ngoài ra còn các đơn vị khác là mét trên phút (m/min), xentimét trên giây (cm/s), milimét trên giây (mm/s). :3,6 - Cách chuyển đổi đơn vị giữa km/h và m/s: Km/h m/s x3,6 2. Đồ thị quãng đường thời gian - Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian. - Ví dụ: Cho bảng số liệu về thời gian và quãng đường của ca nô. Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của ca nô. Thời điểm 6h00 6h30 7h00 7h30 8h00 Thời gian chuyển 0 0,5 1,0 1,5 2,0 động t (h) Quãng đường s 0 15 30 45 60 (km) 3
  4. - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ hay thời gian chuyển động của vật). 3. Đo tốc độ - Để đo tốc độ, người ta cần đo quãng đường s vật đi được và thời gian chuyển động t của vật. - Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chyển động, ta sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. 4. Tốc độ và an toàn giao thông - Thiết bị bắn tốc độ là máy đo tốc độ từ xa, dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ. Thiết bị bắn tốc độ đơn giản gồm một camera theo dõi ô tô chạy trên đường và một máy tính nhỏ trong camerađể tính tốc độ của ô tô - Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ luật giao thông đường bộ, điều khiển xe trong tốc độ giới hạn cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác. CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH 1. Mô tả sóng âm - Vật dao động phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. - Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường, được gọi là sóng âm (gọi tắt là âm). - Sóng âm được phát ra từ các vật đang dao động. - Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí. Đồ thị biểu diễn sóng âm trong không khí Vùng không Vùng không khí bị nén khí bị dãn Sóng âm truyền được trong các môi trường : rắn, lỏng và khí. Sóng âm không truyền được trong chân không 2. Độ to và độ cao của âm - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. - Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn. Âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ. - Tần số là số dao động của vật thực hiện được trong một giây. Đơn vị tần số là héc (Hz). - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ. 3. Phản xạ âm - Sóng âm dội lại khi gặp vật cản gọi là âm phản xạ - Các vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là 1/15 giây. - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người. - Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: Tác động vào nguồn âm, phân tán âm trên đường truyền, ngăn chặn sự truyền âm. -------- ***** ------- 4
  5. A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất các các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng. B. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có cùng số lớp electron. C. Các nguyên tố khí hiếm đều rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác thành hợp chất. D. Hợp chất tạo bởi các nguyên tố khí hiếm đều ở thể khí. Câu 2. Hãy chọn phát biểu đúng để hoàn thành câu sau: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng. B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng. C. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron). D. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng. B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng. C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng. D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường electron ở lớp ngoài cùng. B. Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng. C. Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng. D. Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Liên kết trong các phân tử đơn chất thường là liên kết cộng hóa trị. B. Sau khi các nguyên tử liên kết với nhau, số electron ở lớp ngoài cùng sẽ giống nguyên tố khí hiếm. C. Liên kết giữa các nguyên tố phi kim thường là liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết giữa các nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim đều là liên kết ion. Câu 6. Ở điều kiện thường, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các hợp chất ở thể rắn đều là chất ion. B. Chất cộng hóa trị luôn ở thể rắn. C. Chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị và luôn ở thể khí. D. Hợp chất có chứa kim loại thường là chất ion. Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị. B. Hợp chất chỉ có liên kết ion là chất ion. C. Một số hợp chất có cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. D. Ở điều kiện thường, hợp chất ở thể rắn là chất ion. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt. B. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều tan tốt trong nước. 5
  6. C. Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được. D. Các chất ion luôn ở thể rắn. Câu 9. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sodium (hóa trị I) và nguyên tố oxygen (hóa trị II) là: A. NaO. B. K2O. C. Na2O. D. NaO2. Câu 10. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi aluminium (hóa trị III) và nguyên tố oxygen (hóa trị II) là: A. AlO. B. Al2O. C. Al3O2. D. Al2O3. Câu 11. Biết mô hình phân tử của Nitrogen có dạng như hình sau: Công thức hóa học của nitrogen là: A. N. B. N2. C. 2N2. D. 2N. Câu 12. Biết mô hình phân tử của Carbon dioxide có dạng như hình sau: Công thức hóa học của Carbon dioxide là: A. CO2. B. C2O. C. CO. D. 2CO. Câu 13. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa chất ion? A. NH3, Cl2, CO2 B. K2O, NaCl, Al2O3 C. H2, NaCl, H2O D. MgO, O2, Br2 Câu 14. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa chất cộng hóa trị? A. NH3, Cl2, CO2 B. K2O, HCl, Al2O3 C. H2, NaCl, H2O D. MgO, O2, Br2 Câu 15. Cho thông tin như bảng sau: (Biết Cu (II), (SO4)(II), Cu = 64, S = 32, O =16) Chất Công thức hóa học Khối lượng phân tử Copper(II) sulfate (1) (2) Công thức hóa học và khối lượng phân tử của chất lần lượt là: A. (1) Cu2SO4, (2) 224 amu. B. (1) CuSO4, (2) 160 amu. C. (1) CuSO4, (2) 80 amu. D. (1) Cu(SO4)2, (2) 160 amu. Câu 16. Cho thông tin như bảng sau: (Biết Fe (III), (OH)(I), Fe = 56, O = 16, H = 1) Chất Công thức hóa học Khối lượng phân tử Iron(III) hydroxide (1) (2) Công thức hóa học và khối lượng phân tử của chất lần lượt là: A. (1) Fe(OH)3, (2) 107 amu. B. (1) FeOH, (2) 73 amu. C. (1) Fe3OH, (2) 185 amu. D. (1) Fe2(OH)3, (2) 163 amu. Câu 17. Nguồn âm là: A. các vật dao động phát ra âm. B. các vật chuyển động phát ra âm. C. vật có dòng điện chạy qua. D. vật phát ra năng lượng nhiệt. Câu 18. Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là gì? A. Chuyển động. B. Dao động. C. Sóng. D. Chuyển động lặp lại. Câu 19. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống. C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống. Câu 20. Sóng âm không truyền được trong môi trường: 6
  7. A. chất rắn. B. chất lỏng. C. chất khí. D. chân không. Câu 21. Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? A. Độ đàn hồi của âm. B. Biên độ dao động của nguồn âm. C. Tần số của nguồn âm. D. Đồ thị dao động của nguồn âm Câu 22. Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị tần số dao động? A. m/s. B. Hz. C. mm. D. kg. Câu 23. Câu phát biểu nào sau đây là sai? A. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng bé. B. Tần số là số dao động trong một giây. C. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm. D. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. Câu 24. Biên độ dao động là gì ? A. Là số dao động trong một giây. B. Là độ lệch của vật so với vị trí cân bằng. C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. Câu 25. Vật dao động càng mạnh thì A. tần số dao động càng lớn. B. số dao động thực hiện được càng nhiều. C. biên độ dao động càng lớn. D. tần số dao động càng nhỏ. Câu 26. Chọn phát biểu đúng. A. Vật dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to. B. Vật dao động càng mạnh thì âm phát ra càng cao. C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng to. D. Vật dao động càng chậm thì âm phát ra càng nhỏ. Câu 27. Một vật dao động càng chậm thì âm phát ra như thế nào? A. Càng trầm. B. Càng bổng. C. Càng vang. D. Truyền đi càng xa. Câu 28. Một vật thực hiện được 6000 dao động trong 2 phút. Tần số dao động của vật: A. 50Hz. B. 3000Hz. C. 5Hz. D. 12000Hz Câu 29. Vật nào sau đây dao động phát ra âm trầm nhất ? A. Trong 0,01 giây, vật thực hiện được 20 dao động. B. Trong một phút, vật thực hiện được 300 dao động. C. Trong 5 giây, vật thực hiện được 500 dao động. D. Trong 20 giây, vật thực hiện được 1200 dao động. Câu 30. Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm? A. Xác định độ sâu của đáy biển. B. Nói chuyện qua điện thoại. C. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa. D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa. Câu 31. Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là: A. miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương. B. tấm kim loại, áo len, cao su. C. mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch. D. miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp. Câu 32. Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s. A. 1500 m B. 750 m C. 500 m D. 1000 m Câu 33. Những vật hấp thụ âm tốt là vật…. A. có bề mặt nhẵn, cứng. B. sáng, phẳng. C. phản xạ âm kém. D. phản xạ âm tốt. 7
  8. Câu 34. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng còi xe cứu thương. B. Loa phát thanh vào buổi sáng. C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành. D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ. Câu 35. Chọn câu sai: A. Con người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn thường xuyên thì khả năng thính giác sẽ bị giảm đi. B. Để hạn chế sự ảnh hưởng của môi trường con người nên tránh xa nguồn âm. C. Nếu nguồn âm phát ra tiếng ồn ở ngoài căn nhà của mình thì nên sử dụng vật liệu cách âm cho ngôi nhà của mình. D. Nếu sống trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn con người nên tìm cách ngăn chặn đường truyền âm hoặc làm thay đổi đường truyền của âm. B. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Thế nào là tốc độ chuyển động? Nêu công thức tính tốc độ và cho biết tên của các đại lượng có trong công thức? Câu 2. Tốc độ chuyển động của một người đi xe máy là 40km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Câu 3. Hai người đi xe máy coi như đều, người thứ nhất đi đoạn đường 25km trong 1800 giây, người thứ hai đi đoạn đường 1,5km trong 2 phút. Tính tốc độ của mỗi người và cho biết ai đi nhanh hơn? Câu 4. Một thiết bị trên tàu dùng để đo khoảng cách từ tàu đến một vách núi, nó phát ra âm ngắn và nhận lại âm phản xạ sau 5 giây. Tính khoảng cách từ tàu đến vách núi biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Câu 5. Một vật dao động phát ra âm có tần số 1000Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 3000Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn? Câu 6: Người ta thường sử dụng những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn? Câu 7: Một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong khi bay sẽ phát ra tiếng vo ve. Tiếng vo ve ấy được phát ra từ bộ phận nào của chúng? Giải thích. Câu 8: Biên độ dao động là gì? Độ to của âm có liên hệ như thế nào với biên độ dao động? Câu 9: Tần số dao động là gì? Nêu mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số âm. Câu 10: Khi tham gia giao thông trên đường, em làm như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và người khác? 8
  9. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN KHTN 7 – THAM KHẢO I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất các các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng. B. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có cùng số lớp electron. C. Các nguyên tố khí hiếm đều rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác thành hợp chất. D. Hợp chất tạo bởi các nguyên tố khí hiếm đều ở thể khí. Câu 2: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng. B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng. C. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron). D. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt. B. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều tan tốt trong nước. C. Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được. D. Các chất ion luôn ở thể rắn. Câu 4: Dãy chất nào sau đây chỉ chứa chất cộng hóa trị? A. NH3, Cl2, CO2 B. K2O, HCl, Al2O3 C. H2, NaCl, H2O D. MgO, O2, Br2 Câu 5: Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những thông tin gì? A. Thời gian chuyển động của vật. B. Quãng đường đi được của vật. C. Hướng di chuyển của vật. D. Quãng đường vật đi được và thời gian đi hết quãng đường đó. Câu 6: Thiết bị bắn tốc độ dùng để A. đo thời gian chuyển động của phương tiện giao thông. B. kiểm tra hành trình di chuyển của phương tiện giao thông. C. đo quãng đường chuyển động của phương tiện giao thông. D. kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường bộ. Câu 7: Một học sinh chạy 100m, hiển thị trên đồng hồ bấm giờ là 14,24s. Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là? A.7,02m/s B. 8,01 m/s C.6,9 m/s D. 9,03 m/s Câu 8: Lợi ích của việc giảm tốc độ đối với an toàn giao thông đường bộ là A. giảm các chi phí kinh tế nảy sinh từ tai nạn giao thông. B. giảm tác động biến đổi khí hậu của giao thông đường bộ. C. cải thiện sự hòa nhập xã hội và mức độ thân thiện với người đi bộ của hệ thống giao thông. D. Tất cả các phương án trên đều đúng. Câu 9: Một âm thoa thực liên 512 dao động mỗi giây thì âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu? A. 512 Hz. B. 85HZ. C. 1024 Hz. D. 256 Hz. Câu 10: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tần số dao động càng lớn thì âm càng cao ( bổng). B. Tần số dao động càng lớn thì âm càng thấp (trầm). C. Tần số dao động càng lớn thì âm càng to. D. Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao. 9
  10. Câu 11: Âm thanh không truyền được trong môi trường nào dưới đây? A. Chất lỏng B. Chất rắn C. Chất khí D. Chân không Câu 12: Nguồn âm là gì? A. Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh B. Là những vật phát ra âm thanh C. Là những âm thanh phát ra từ âm thoa D. Cả 3 câu trên đều đúng II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (1 điểm) Trong khí thải nhà máy có các oxide của carbon và sulfur (cùng hóa trị IV), là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit. a) Hãy viết công thức hóa học của các hợp chất này. b) Trong phân tử của các hợp chất trên có chứa loại liên kết hóa học gì? Câu 2: (1,0 điểm) Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 30,43% (khối lượng); Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Xác định công thức hóa học của oxide trên. (Cho biết: N=14; S=32; C=12; O=16) Câu 3: (2,0 điểm) Một số loại côn trùng như ruồi, muỗi, ong khi bay sẽ phát ra tiếng vo ve. Tiếng vo ve ấy được phát ra từ bộ phận nào của chúng? Giải thích. Câu 4: (1,0 điểm) Giả sử nhà em ở ven quốc lộ và trong một thị trấn đông đúc. Hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống tiếng ồn có thể thực hiện được cho nhà em. Câu 5: (2,0 điểm) Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc 0,55s 0s cách nhau 10m là 0,55s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định như trên biển báo trên hình thì ô tô này có vượt tốc độ cho phép không? Em hãy cho biết lỗi vi phạm tốc độ sẽ gây ra nguy hiểm như thế nào? ------HẾT------ 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2