intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN: KHTN LỚP 7 NĂM HỌC: 2024-2025 Nội dung kiến thức: - Bài 2: Nguyên tử - Bài 3: Nguyên tố hóa học - Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Bài 8: Tốc độ chuyển động - Bài 9: Đo tốc độ - Bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian - Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ đến an toàn giao thông - Bài 12: Sóng âm - Bài 13: Độ to và độ cao của âm - Bài 14: Phản xạ âm. Chống ô nhiễm tiếng ồn - Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng. Vùng tối - Bài 25: Hô hấp tế bào - Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào - Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật - Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật Phần I. TRẮC NGHIỆM Phần hoá: Câu 1. Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng A. số neutron trong hạt nhân. B. số proton trong hạt nhân. C. số proton và số neutron trong hạt nhân. D. số electron trong hạt nhân. Câu 2. Kí hiệu biểu diễn nguyên tử Aluminium là A. AL. B. Al. C. AR. D. Ar. Câu 3. Kí hiệu biểu diễn hai nguyên tử oxygen là A. 2O. B. O2. C. O2. D. 2O. Câu 4. Nguyên tố nào sau đây là kim loại? A. F. B. C. C. H. D. Fe. Câu 5. Khối lượng của một electron xấp xỉ bằng: A. 0,55 amu B. 0,5 amu C. 0,00055 amu D. 0,0055 amu Câu 6. Khối lượng nguyên tử tập trung ở: A. hạt nhân. B. lớp vỏ. C. không xác định. D. một nửa ở hạt nhân và một nửa ở lớp vỏ. Câu 7. Tính đến nay, người ta đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. 118. B. 128. C. 108. D.1080. Câu 8. Nguyên tố chiếm nhiều phần trăm nhất trong cơ thể người là: A. Hydrogen B. Carbon. C. Oxygen. D. Nitrogen
  2. Câu 9. Nguyên tố hóa học nào chiếm hàm lượng cao thứ hai trong vỏ Trái Đất? A. Carbon B. Silicon C. Oxygen D. Nitrogen Câu 10. Cho dãy các kí hiệu hóa học sau: O, Na, P, Be, Cl. Thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là? A. oxygen, sodium, phosphorus, beryllium, calcium. B. oxygen, potassium, phosphorus, beryllium, chlorine. C. oxygen, sodium, phosphorus, beryllium, chlorine. D. oxygen, potassium, phosphorus, beryllium, chlorine. Câu 11. Cho nguyên tử của nguyên tố O có 8 proton. Chọn câu đúng? A. Số electron là 16. B. Số hiệu nguyên tử là 16. C. Khối lượng nguyên tử là 16 amu. D. Đây là nguyên tố carbon. Câu 12. Đồng (copper) và carbon là các A. Hợp chất. B. Hỗn hợp. C. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. Nguyên tố hoá học. Câu 13. Nguyên tố Potassium có kí hiệu hóa học là gì? A. P B. K C. Po D. Na Câu 14. Cho các kí hiệu hóa học sau: H, Li, NA, O, Ne, AL, cA, K. Số kí hiệu hóa học viết sai là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 15. Phát biểu nào dưới đây sai? A. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân B. Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số neutron có trong hạt nhân nguyên tử C. Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau D. Nguyên tố hóa học nhân tạo là những nguyên tố do con người tổng hợp ra Câu 16. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được cấu tạo từ: A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. B. Chu kì, nhóm C. Ô nguyên tố. D. Chu kì Câu 17. Carbon nằm ở ô số 6. Số hạt proton trong nguyên tử carbon là: A. 6. B. 3. C. 12. D. 18 Câu 18. Magnesium nằm ở ô số 12. Số hạt electron trong nguyên tử Magnesium là: A. 6. B. 3. C. 12. D. 18 Câu 19. Oxygen nằm ở ô số 8. Số hạt mang điện trong nguyên tử oxygen là: A. 8. B. 16. C. 24. D. 14 Câu 20. Sulfur là nguyên tố A. Kim loại. B. Phi kim. C. Khí hiếm. D. á kim Phần sinh: Câu 1: Các sản phẩm được tạo thành từ quá trình hô hấp là A. oxygen, carbon dioxide, nước. B. chất hữu cơ, ánh sáng, nước. C. adenosine triphosphate, carbon dioxide, nước. D. chất hữu cơ, oxygen, nước. Câu 2: Cơ quan nào của cây thực hiện chức năng hô hấp là chủ yếu?
  3. A. Hoa. B. Quả. C. Rễ. D. Lá. Câu 3: Vai trò của quá trình hít vào và thở ra ở động vật giúp gì trong quá trình hô hấp ở tế bào A. tạo ra khí oxygen và carbon dioxide giúp thực hiện quá trình hô hấp ở tế bào. B. lấy khí oxygen ở môi trường ngoài và thải ra khí carbon dioxide giúp thực hiện quá trình hô hấp ở tế bào. C. tạo ra khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide giúp thực hiện quá trình hô hấp ở tế bào. D. thải ra khí oxygen và carbon dioxide giúp thực hiện quá trình hô hấp ở tế bào. Câu 4: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng? A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào. B. Đó là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng. C. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen. D. Đó là quá trình chuyển hoá năng lượng rất quan trọng của tế bào. Câu 5: Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào? A. Không bào. B. Lục lạp. C. Ti thể. D. Nhân tế bào. Câu 6: Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự hô hấp ở tế bào A. ánh sáng, động vật ăn thực vật, nhiệt độ, nước. B. nhiệt độ, nước, ánh sáng, đất, đá. C. nhiệt độ, nước, nồng độ oxygen, carbon dioxide. D. ánh sáng, đất, đá, loài thực vật. Câu 7: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào. B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào. C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu. D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa. Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp? A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau. B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau. C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau. D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau. Câu 9: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày? A. Ban đêm. B. Buổi sáng. C. Cả ngày và đêm. D. Ban ngày. Câu 10: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Tuỳ theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau. (2) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào. (3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản. (4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt. (5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 11: Cơ chế chung của quá trình trao đổi khí ở động vật là
  4. A. cơ thể thường xuyên trao đổi khí với môi trường bên ngoài để cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp tế bào, đồng thời thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể. B. cơ thể thường xuyên trao đổi khí với môi trường bên trong để cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp tế bào, đồng thời thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể. C. cơ thể thường xuyên trao đổi khí với môi trường bên ngoài để cung cấp khí carbon dioxide cho quá trình hô hấp tế bào, đồng thời thải khí oxygen ra khỏi cơ thể. D. cơ thể thường xuyên trao đổi khí với môi trường bên trong để cung cấp khí carbon dioxide cho quá trình hô hấp tế bào, đồng thời thải khí oxygen ra khỏi cơ thể. Câu 12: Quá trình trao đổi khí ở cá và người với môi trường ngoài giống nhau là A. đều thực hiện trao đổi khí lấy khí oxygen bên ngoài môi trường và thải ra khí carbon dioxide. B. đều thực hiện trao đổi khí lấy khí carbon dioxide bên ngoài môi trường và thải ra khí oxygen. C. đều thực hiện trao đổi khí bên ngoài môi trường bằng phổi. D. đều thực hiện trao đổi khí với bên ngoài môi trường bằng mang. Câu 13: Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường. B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường. C. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO 2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường. Câu 14: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản. A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi. B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi. D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản. Câu 15: Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến A. khí quản. B. phế quản. C. tế bào máu. D. khoang mũi. Câu 16: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào nói lên vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật (1) Điều hòa thân nhiệt. (2) Nước giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. (3) Nước làm trơn các khớp xương giúp chuyển động nhịp nhàng. (4) Nước cung cấp môi trường sống cho các sinh vật sống dưới. (5) Nước nước giúp thực vật có khả năng tự dưỡng. A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (5). D. (2), (3), (4), (5). Câu 17: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào nói lên vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật? (1) các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào. (2) giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển. (3) giúp tái tạo lại các tế bào và lành vết thương . (4) cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của tế bào. A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4).
  5. Câu 18: Các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ vào cơ thể con người là (1) đường, (2) bùn khoáng, (3) chất béo, (4) chất đạm, (5) phóng xạ. A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4), (5). Câu 19: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo,... Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên A. diệp lục. B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào. C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào. D. protein và nucleic acid. Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật? (1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật. (2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra. (3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể. (4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương. (5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển. (6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Phần Lý Câu 1. Công thức tính tốc độ chuyển động là: A. B. C. D. Câu 2. Một vật chuyển động càng nhanh khi: A. Quãng đường đi được càng lớn. B. Thời gian chuyển động càng ngắn. B. Tốc độ chuyển động càng lớn. D. Quãng đường đi trong 1s càng ngắn. Câu 3. Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 min, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 min, xuống dốc cũng trong 10 min. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên là? A. 60 km. B. 50 km. C. 40 km. D. 30 km. Câu 4. Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống: 54km/h = ? m/s A. 25 m/s. B. 20 m/s. C. 15 m/s. D. 10 m/s. Câu 5. Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. Câu 6 (VD): Một xe đạp đua đi với tốc độ 20 km/h. Quãng đường từ vạch xuất phát tới vạch đích là 6 km. Thời gian để xe về tới đích là A. 30 phút. B. 26 phút. C. 20 phút. D. 18 phút. Câu 7 (TH): Ưu điểm của đô tốc độ dùng đồng hồ bấm giây là gì? A. Cảm tính, dễ sử dụng. B. Dễ sử dụng, tiện lợi.
  6. C. Tiện lợi, có độ trễ. D. Cảm tính và có độ trễ. Câu 8 (VD): Một bạn chạy cự li 60 m trên sân vận động. Đồng hồ bấm giây cho biết thời gian bạn chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích là 30 s. Vận tốc của bạn đó là bao nhiêu? A. 2 m/s. B. 3 m/s. C. 4 m/s. D. 5 m/.s Câu 9 (NB): Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả A. liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian. B. liên hệ giữa vận tốc của vật trên qãng đường và thời gian. C. liên hệ giữa hướng chuyển động của vật và thời gian. D. liên hệ giữa vận tốc của vật và hướng chuyển động. Câu 10 (TH): Đồ thị quãng đường – thời gian của vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi có dạng là A. đường thẳng song song với trục thời gian. C. đường cong. B. đường thẳng nằm nghiêng. D. đường gấp khúc. Câu 11 (VD): Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị? A. 30 phút. B. 45 phút. C. 10 phút. D. 20 phút. Câu 12. Bảng số liệu dưới đây mô tả chuyển động của một ca nô trong hành trình từ 6h đến 8h 6h0 Thời điểm 6h30 7h00 7h30 8h00 0 Thời gian chuyển động (h) 0 0,5 1,0 1,5 2,0 Quãng đường (s) 0 15 30 45 60 A. Giờ xuất phát của ca nô là lúc 6h. B. Mỗi giờ ca nô chuyển động được quãng đường 30km. C. Thời gian để ca nô đi được hết quãng đường 60km là 8h . D. Tốc độ của ca nô trên cả quãng đường 60km là 30 km/h. Câu 13 (NB): Tại sao khi xe đang chạy, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước mình? A. Để tránh va chạm khi xe phía trước đột ngọt dừng lại. B. Để đảm bảo tầm nhìn với xe phía trước. C. Để tránh khói bịu của xe phía trước . D. Để giảm thiểu tắc đường. Câu 14 (TH): Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5m là 0,25s. A. 20m/s. B. 0,05 m/s. C. 20 km/h. D. 0,05 km/h.
  7. Câu 15 (NB): Thiết bị bắn tốc độ dùng để. A. đo thời gian chuyển động của phương tiện giao thông. B. Kiểm tra hành trình di chuyển của phương tiện giao thông. C. đo quãng đường chuyển động của phương tiện giao thông. D. kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường. Câu 16. Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép? A. Nhỏ hơn 0,7s. B. Lớn hơn 0,7s. C. Lớn hơn 0,64s. D. Nhỏ hơn 0,64s. Câu 17 (NB): Nguồn âm là A. vật phát ra năng lượng nhiệt. C. các vật chuyển động phát ra âm. B. vật có dòng điện chạy qua. D. các vật dao động phát ra âm. Câu 18 (TH): Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: A. Rắn, lỏng, khí. B. Khí, lỏng, rắn. C. Lỏng, khí, rắn. D. Rắn, khí, lỏng Câu 19 (VD): Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau 1/20 giây kể từ khi nó reo. Biết đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước và tốc độ truyền âm trong nước biển là 1482 m/s. Hỏi khoảng cách giữa nó và người thợ lặn lúc này là bao nhiêu? A. 74,1m. B. 34,1m. C. 17m. D. 305m Câu 20 (TH): Âm thanh được phát ra trong trường hợp nào? A. Chiếc âm thoa đặt trên bàn. B. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu. C. Cái trống để trong sân trường. D. Cái còi trọng tài bóng đá đang đeo ở cổ. Câu 21 (NB): Nguồn âm là A. mét (m). B. đề - xi – mét (dm). C. héc (Hz). D. niu – tơn (N). Câu 22 (TH): Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số nhỏ nhất? A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động. B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động. C. Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động. D. Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động. Câu 23 (VD): Khi bay, muỗi thường phát ra âm “vo ve” (âm bổng), còn ong thì phát ra tiếng “vù vù” (âm trầm). Cách giải thích nào sau đây là đúng? A. Cánh của con muỗi dài hơn so với cánh con ong. B. Tần số dao động của cánh con muỗi lớn hơn so với con ong. C. Số lần đập cánh cảu muỗi ít hơn so với ong D. Muỗi có bộ phận phát âm tốt hơn ong. Câu 24. (VD) Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng A. to. B. nhỏ. C. trầm. D. bổng Câu 25. (NB) Ta nghe được tiếng vang khi: A. Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
  8. B. Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây. C. Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. D. Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây. Câu 26. (TH) Vật nào dưới dây là vật phản xạ âm tốt? A. Mảnh xốp. B. Mảnh kính. C. Tường phủ dạ, nhung. D. Vải bông. Câu 27. (VD) Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích: A. Để cách âm tốt. B. Âm phản xạ tốt hơn. C. Gây tiếng vang trong phòng. D. Trang trí phòng. Câu 28. (TH) Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường. B. Tiếng sấm C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi. D. Tiếng máy móc làm việc gần lớp học trong thời gian dài. Câu 29. (NB) Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng A. một đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng. B. một đường gấp khúc có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng. C. một đường cong có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng. D. một đường tròn có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng. Câu 30. (NB) Vùng tối là vùng A. không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới. B. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới. C. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn truyền tới. D. cản trở ánh sáng truyền tới vật. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? Câu 2. Nguyên tử X có khối lượng gấp 2,5 lần khối lượng nguyên tử oxygen. Tìm X (biết khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu) Câu 3. Số hiệu nguyên tử Cu là 29. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đồng là bao nhiêu? Câu 4. Em hãy cho biết số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử sodium (natri). Câu 5. a) Những nguyên tố nào cần thiết giúp cơ thể phát triển? b) Nguyên tố nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người? Câu 6. Ở người, iodine là thành phần cấu tạo của hormone tuyến giáp, nếu chế độ ăn thiếu iodine sẽ có nguy cơ bị bệnh bướu cổ (tuyến giáp bị phì đại). Em hãy tìm hiểu và nêu một số loại thức ăn nên có trong bữa ăn hằng ngày để phòng tránh bệnh bướu cổ. Câu 7. Tại sao khi ở trong phòng kín đông người một thời gian thì nhịp hô hấp của cơ thể thường tăng? Em hãy đề xuất biện pháp để quá trình trao đổi khí ở người diễn ra thuận lợi khi ở trong phòng đông người, phòng ngủ, lớp học,...
  9. Câu 8. Tại sao trong nhiều siêu thị, rau tươi được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và để trong ngăn mát, trong khi khoai tây, cà rốt lại không cần bảo quản như vậy? Câu 9. So sánh các thành phần tham gia hô hấp ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Viết phương trình hô hấp tế bào. So sánh phương trình hô hấp với phương trình quang hợp. Câu 10. Lúc 8h một đoàn tàu hỏa rời Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc 30 km/h. Sau khi chạy được 90 phút tàu đỗ lại trong sân ga trong 30 phút, sau đố tiếp tục đi về Hải Phòng với tốc độ ban đầu trong 30 phút nữa thì đến nơi. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động của đoàn tàu? Câu 11. Để đo được độ sâu của biển, người ta dựa vào hiện tượng phản xạ âm bằng cách dùng máy phát siêu âm được đặt trên tàu. Máy phát ra tia siêu âm theo phương thẳng đứng, khi tia siêu âm gặp đát biển sẽ phản xạ lại được mát thu đặt liền với máy phát thu lại. Hãy tính chiều sâu của đáy biển tại vị trí đặt tàu. Biết tốc độ siêu âm truyền trong nước biển là 1500 m/s và thời gian kể từ khi phát tia siêu âm đến khi thu được âm phản xạ là 3,5 giây. Câu 12. Long và Huy đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao như hình dưới. Khi Long đứng ở A thổi một tiếng còi thì Huy đứng tại B nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 1 s. Tính tốc độ truyền âm của tiếng còi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2