Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 I. MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 1 (Tiết 1,2- thứ 7 tuần 17 ngày 30/12/2023) - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 25% Thông hiểu; 30% Vận dụng; 5% Vận dụng cao + Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 6 câu, vận dụng 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm + Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 2 điểm; Thông hiểu: 1 điểm; Vận dụng: 2,5 điểm; Vận dụng cao: 0,5 điểm)
- MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tổng điểm (%) luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm Hóa học 1 câu 3 câu 1 câu 2 câu 1 câu 1 câu 3 câu 6 câu 9 câu 40% 1đ 0,75đ 1đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 2,5đ 1,5đ 45% Vật Lý 3 câu 3 câu 2 câu 2 câu 6 câu 8 câu 35% 0,75đ 0,75đ 2đ 2đ 1,5đ 35% Sinh học 1 câu 2 câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 4 câu 6 câu 25% 1đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 1,5đ 1đ 2,5đ Tổng số câu 2 câu 8 câu 1ý 6 câu 3 câu 2 câu 1 câu 0 6 16 22 câu 10,0 Tổng điểm 2đ 2đ 1đ 1,5đ 2,5đ 0,5đ 0,5đ 0 6,0 4,0 (100%) % điểm số 40% 25% 30% 5% 60% 40% 100%
- II. A.NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN LÝ 1. Kiến thức trọng tâm: Câu 1. a. Nêu tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó. b. Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi như thế nào? Lấy được ví dụ minh hoạ. c. Nêu vài thí nghiệm để chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương. d. Mô tả sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột. e. Nêu một số ứng dụng của áp suất không khí trong đời sống. Câu 2. a. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng có phương, chiều như thế nào? b. Nêu điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm khi nhúng vật vào chất lỏng. c. Phát biểu nội dung định luật Archimedes. Câu 3. a. Khi nào lực tác dụng vào vật có thể làm quay vật? b. Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng đại lượng nào? c. Khi nào tác dụng làm quay của lực lên một vật càng lớn? 2. Bài tập: Sau đây là một số bài tập tham khảo 2.1. Trắc nghiệm Câu 1. Trong các đơn vị sau, đơn vị nào là đơn vị đo áp suất? A. N/m2 B. N.m2 C. N/m D. N/m3 Câu 2. Ví dụ thực tế nào dưới đây liên quan tới tác dụng làm quay của lực? A. Dùng tay đẩy thì chong chóng quay. B. Bánh xe ô tô quay khi xe di chuyển. C. Mở cánh cửa. D. Tất cả các ví dụ trên đều đúng. Câu 3. Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Có thể vừa tăng, vừa giảm
- Câu 4. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Câu 5. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ. D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. Câu 6. Đâu không phải là ứng dụng của áp suất không khí trong đời sống? A. Bình xịt nước B. Giác mút C. Xe đạp điện D. Tàu đệm khí Câu 7. Nguyên nhân của hiện tượng đau nhức tai, đôi khi nghe tiếng động trong tai khi máy bay cất cánh là do A. Động cơ phát ra tiếng ồn lớn. B. Âm thanh gần mặt đất lớn hơn ở trên bầu trời. C. Áp suất khí quyển giảm đột ngột khi độ cao tăng quá nhanh. D. Áp suất không khí ở tai giữa cân bằng với áp suất không khí ống tai ngoài. Câu 8. Các tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai khi máy bay cất cánh có thể được cải thiện bằng động tác hoặc hành động nào sau đây? A. Nghe nhạc lớn. B. Cử động nuốt hoặc ngáp. C. Tập trung suy nghĩ. D. Nói chuyện với người xung quanh. Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của máy nén thủy lực. A. Máy nén thủy lực cho ta lợi về đường đi. B. Máy nén thủy lực cho ta lợi về công. C. Máy nén thủy lực cho ta lợi về lực. D. Máy nén thủy lực cho ta lợi về diện tích mặt tiếp xúc. Câu 10. Thả một vật rơi vào một cốc nước. Kết quả nào sau đây là đúng? A. Càng xuống sâu, lực đẩy Archimedes càng tăng, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm. B. Càng xuống sâu, lực đẩy Archimedes không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng. C. Càng xuống sâu, lực đẩy Archimedes càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng. D. Càng xuống sâu, lực đẩy Archimedes càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.
- Câu 11. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Archimedes B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes Câu 12. Công thức tính lực đẩy Archimedes là A. FA =D.V B. FA = Pvật C. FA = d.V D. FA = d.h Câu 13. Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng bạc, quả cầu 3 làm bằng thép. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước biển. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất? A. Quả cầu bạc B. Quả cầu thép C. Quả cầu nhôm D. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên 3 quả cầu như nhau Câu 14. Lực nào sau đây có thể làm quay vật? A. Lực kéo. B. Lực đẩy. C. Lực có giá không song song và cắt trục quay. D. Lực có giá không song song và không cắt trục quay. Câu 15. Ta có thể làm những cách nào để tăng tác dụng làm quay của lực? A. Tăng độ lớn của lực. B. Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. C. Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 2.2. Tự luận: Câu 16. Giải thích được tại sao con người chỉ lặn xuống nước ở một độ sâu nhất định? Câu 17. Tại sao thả hòn bi thép xuống nước thì viên bi chìm còn con tàu rất nặng mà vẫn nổi được trên mặt nước? Câu 18. Tại sao trên nắp ấm trà thường có 1 lỗ hở nhỏ? Câu 19. Nêu ví dụ về giác mút trong thực tế và giải thích hoạt động của nó. Câu 20. Nêu nguyên tắc hoạt động của bình xịt nước và tìm trong thực tế một dụng cụ khác hoạt động theo nguyên lý của bình xịt. Câu 21. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3 a. Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. b. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Archimedes có thay đổi không? Tại sao?
- Biết trọng lượng riêng lần lượt của nước là 10000N/m3, của rượu là 8 000N/m3 II. B.NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN SINH. Kiến thức trọng tâm: B1. Chủ đề 1. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người. Câu 1. Nêu được cấu tạo, chức năng của máu và hệ tuần hoàn. Câu 2. Nêu được một số bệnh về tim mạch và cách phòng chống các bệnh đó. Câu 3. Giải thích được vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ mạnh. Câu 4.a .Xử lí tình huống liên quan bệnh huyết áp, đột quỵ. b. Chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp (tự đề xuất được một chế độ luyện tập cho bản thân và người thân nhằm nâng cao thể lực và thể hình). B2. Chủ đề 2. Hệ hô hấp của cơ thể người. Câu 1. Nêu được cấu tạo, chức năng của hệ hô hấp. Câu 2. Nêu được một số bệnh về phổi, đường hô hấp và cách phòng chống. Câu 3. Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp. Câu 4. Đưa ra được quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá. III. C.NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN HÓA 1. Kiến thức trọng tâm: Câu 1: Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng. Câu 2: Lập được phương trình hóa học và trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học. Câu 3: – Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C. - Tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế. Câu 4: – Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học). - Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.
- Câu 5: – Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+). – Trình bày được tính chất hóa học và một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH). – Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. 2. Bài tập tham khảo: 2.1. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Cho 16,8 gam sắt (iron) cháy trong oxygen thu được 23,2 gam oxide. Khối lượng oxygen tham gia phản ứng cháy là? A. 6,4 gam. B. 40 gam. C. 23,2 gam. D. 10 gam. Câu 2: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau? A. Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. B. Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Câu 3. Cho phương trình hóa học sau: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Tỉ lệ số mol của Zn và H2 là A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 1 D. 1 : 3. Câu 4. Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hóa học. C. Phản ứng thuận nghịch. D. Phản ứng một chiều. Câu 5. Viên than tổ ong thường được sản xuất với nhiều lỗ nhỏ. Theo em, các lỗ nhỏ đó được tạo ra với mục đích chính nào sau đây? A. Làm giảm trọng lượng viên than. B. Giúp viên than trông đẹp mắt hơn. C. Làm tăng diện tích của than với oxygen khi cháy. D. Tăng nhiệt độ khi than cháy.
- Câu 6. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi từ màu tím sang màu đỏ? A. HNO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. NaCl. Câu 7. Dãy chất nào chỉ gồm các acid? A. HCl; NaOH. B. CaO; H2SO4. C. H3PO4; HNO3. D. SO2; KOH. Câu 8. Cho phương trình hoá học sau: 2KClO3 −−→ 2KCl+ 3O2 Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, từ 0,6 mol KClO3 sẽ thu được bao nhiêu mol khí oxygen? A. 0,9 mol. B. 0,45 mol. C. 0,2 mol. D. 0,4 mol. Câu 9: Phương trình đúng của phosphorus cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P2O5 A. P + O2 → P2O5 B. 4P + 5O2 → 2P2O5 C. P + 2O2 → P2O5 D. P + O2 → P2O5 Câu 10: Ứng dụng của hydrochloric acid là: A. Sản xuất giấy, tơ sợi. B. Sản xuất chất dẻo C. Sản xuất ắc quy. D. Sản xuất sơn Câu 11: Ứng dụng của Sulfuric acid (H2SO4) là: A. Sản xuất sơn. B. Sản xuất chất dẻo. C. Sản xuất phân bón. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 12: Ứng dụng của acetic acid (CH3COOH) là: A. Xử lý pH nước bể bơi . B. Sản xuất dược phẩm. C. Sản xuất phân bón. D. Sản xuất ắc quy. Câu 13: Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra A. OH-. B. H+. C. Ca2+ . D. Cl-. Câu 14: Zinc tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được A. dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu. B. dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc. C. dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu. D. dung dịch không màu và chất khí không màu. 2.2. TỰ LUẬN: Câu 1: Viết phương trình hóa học xảy ra cho các trường hợp sau
- a) Dung dịch HCl loãng tác dụng với Zn b) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe c) Dung dịch HCl tác dụng với Al Câu 2: Cho các dung dịch sau, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ? NaOH, HCl, H2SO4, KCl, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CH3COOH. Câu 3: Cho 6,48 g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối AlCl3 và khí H2. a/ Tính khối lượng acid HCl đã phản ứng. b/ Tính thể tích khí H2 sinh ra ở điều kiện chuẩn. Câu 4: Cho phương trình phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 Biết rằng khi cho 8,4 g Mg tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 23,275 g MgCl2. Tính hiệu suất phản ứng Câu 5: Cho m gam bột Mg vào dung dịch hydrochloric acid dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 7,437 lít khí hydrogen (đkc 250C, 1bar). Tính giá trị m. Câu 6: a) Hãy giải thích tại sao sữa chua thường được đựng trong các hộp nhựa hoặc hộp giấy chứ không đựng trong hộp kim loại. b) Hãy giải thích tại sao mưa acid gây phá huỷ nghiêm trọng các công trình xây dựng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn