intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHỐI 8 - NĂM HỌC 2024 – 2025 I. PHẠM VI KIẾN THỨC Dựa trên yêu cầu cần đạt và ma trận hướng dẫn của Quận. - Mở đầu - Chủ đề 1: Phản ứng hóa học - Chủ đề 2: một số hợp chất thông dụng - Chủ đề 3: Khối lượng riêng (bài 14, 15) ĐỀ CƯƠNG CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO II. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1. Để lấy một lượng nhỏ dung dịch (khoảng 1 mL) thường dùng dụng cụ nào sau đây? A. Phễu lọc. B. Ống đong có mỏ. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt. Câu 2. Thiết bị đo cường độ dòng điện là A. vôn kế. B. ampe kế C. biến trở. D. cầu chì ống. Câu 3. Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng hóa học? A. Thanh sắt đung nóng, dát mỏng và uốn cong được B. Thổi khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục C. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng D. Nhựa đường đun ở nhiệt độ cao thì nóng chảy Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lí? A. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ B. Quá trình quang hợp của cây xanh C. Sự đông đặc ở mỡ động vật D. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lí, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi hóa học? Câu BĐVL BĐHH A. Khi có dòng điện đi qua, dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên. A B. Hiện tượng băng tan. B C. Thức ăn bị ôi thiu. C D. Đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí D thu được khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O). Câu 6. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra phản ứng hóa học hóa học? A. Muối ăn hòa vào nước thành nước muối. B. Bật bếp ga thấy lửa màu xanh. C. Cồn bay hơi khi mở nắp. D. Mở lọ nước hoa thấy mùi thơm. Câu 7. Phản ứng hóa học là
  2. A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất. B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác. C. sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới. D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất. Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ: Acetic acid + Sodium hydrogencarbonate -> Sodium acetate + Carbon dioxide (khí) + Nước Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ trên. A. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate - mCarbon dioxide - mNước B. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate - mCarbon dioxide + mNước C. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate + mCarbon dioxide - mNước D. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate + mCarbon dioxide + mNước Câu 9: Một vật thể bằng sắt (iron) để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Không thể biết Câu 10. Cho các sơ đồ phản ứng sau: a. Na + O2 → Na2O b. P2O5 + H2O → H3PO4 b. Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O d. Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl Cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide. a.Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên. b. Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng? Câu 12. Khí NO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? A. Nặng hơn không khí 1,6 lần. B. Nhẹ hơn không khí 2,1 lần. C. Nặng hơn không khí 3 lần. D. Nhẹ hơn không khí 4,20 lần. Câu 13. 64g khí oxygen ở điều kiện chuẩn có thể tích là: A. 49,58 lít B. 24,79 lít C. 74,37 lít D. 99,16 lít Câu 14: Tính khối lượng mol của chất X, biết rằng 0,4 mol chất này có khối lượng là 23,4 gam. Câu 15. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình 0 hóa học sau: 2Al2O3 t → 4Al + 3O2 Tính hiệu suất phản ứng khi điện phân 102 kg Al2O3, biết khối lượng aluminium thu được sau phản ứng là 51,3 kg. Câu 16. Dung dịch là hỗn hợp _____________ của chất tan và dung môi A. huyền phù B. đồng nhất C. chưa đồng nhất D. chưa tan Câu 17. Nồng độ mol là gì? A. Là số mol chất đó tan có trong trong 1 lít dung dịch.
  3. B. Là số gam chất đó tan trong 1 lít nước. C. Là số mol chất đó không tan trong 100 gam dung dịch. D. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước. Câu 18. Nồng độ phần trăm là gì? A. Là số mol chất đó tan có trong trong 1 lít dung dịch. B. Là số gam chất đó tan trong 1 lít nước. C. Là số mol chất đó không tan trong 100 gam dung dịch. D. Là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. Câu 19: Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng B. Cân bằng hóa học C. Phản ứng thuận nghịch D. Phản ứng một chiều Câu 20: Viên than tổ ong (như hình bên) thường được sản xuất với nhiều lỗ nhỏ. Theo em, các lỗ nhỏ đó được tạo ra với mục đích chính nào sau đây? A. Làm giảm trọng lượng viên than B. Giúp viên than trông đẹp mắt hơn C. Làm tăng diện tích của than với oxygen khi cháy D. Tăng nhiệt độ khi than cháy Câu 21: Chất làm tăng tốc độ phản ứng hóa học nhưng vẫn không bị biến đổi về mặt hóa học được gọi là A. Chất xúc tác B. Chất tham gia C. Chất sản phẩm D. Chất trung gia Câu 22: Công thức hóa học của acid nitric là: A. HCl B. HNO3 C. H2SO4 D. H2CO3 Câu 23: Dấu hiệu nào cho thấy phản ứng giữa acid và kim loại đang xảy ra? A. Xuất hiện bọt khí B. Màu dung dịch thay đổi C. Xuất hiện kết tủa D. Không có dấu hiệu gì Câu 24: Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch HCl vào đá vôi (CaCO3) là gì? A. Xuất hiện kết tủa trắng B. Xuất hiện khí không màu thoát ra C. Dung dịch chuyển sang màu xanh D. Không có hiện tượng gì Câu 25: Điền vào chỗ trống: "Base là những ... trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm ... . Khi tan trong nước, base tạo ra ion ..." A. Đơn chất, hydrogen, OH− B. Hợp chất, hydroxide, OH− C. Đơn chất, hydroxide, H+ D. Hợp chất, hydrogen, H+ Câu 26: Tìm phát biểu đúng - sai A. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại B. Acid là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H C. Base hay còn gọi là kiềm D. Chỉ có base tan mới gọi là kiềm
  4. Câu 27: Hoàn thành phương trình sau: KOH + ...?... → K2SO4 + H2O A. KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O B. 2KOH + SO4 → K2SO4 + 2H2O C. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O D. KOH + SO4 → K2SO4 + H2O Câu 28. Thang pH thường dùng có giá trị A. Từ 7 đến 14. B. Từ 1 đến 14. C. từ 3 đến 14. D. Từ 1 đến 7. Câu 29. Trong các dung dịch giấm ăn, NaCl, nước ép quả chanh, nước vôi trong, số lượng dung dịch có pH > 7 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30. Oxide là A. Hỗn hợp các nguyên tố oxygen với một số nguyên tố hóa học khác. B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác. C. Hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác. D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác. Câu 31. Oxide base là A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid. D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối. Câu 32. Oxide acid là A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid. D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối. Câu 33. Hòa tan 23,5 gam potassium oxide (K2O) vào 250 ml HCl thu được KCl và H2O. Nồng độ mol của HCl là A. 1M. B. 2M. C. 0,5M. D. 1,5M. Câu 34. Khí carbon dioxide (CO2) được coi là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Một trong số các nguồn chính thải CO2 là quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Viết các phương trình phản ứng đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra CO2 sau đây: a. Than đá (coi thành phần chủ yếu là carbon). b. Em hãy đề xuất hai biện pháp để giảm phát thải CO2 vào khí quyển Câu 35. Khi tăng khối lượng của một vật mà giữ nguyên thể tích, khối lượng riêng của vật sẽ: A. Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Không xác định được Câu 36. Một vật có khối lượng 500 g và thể tích 250 cm³. Khối lượng riêng của vật là: A. 2 g/cm³ B. 0,5 g/cm³ C. 200 g/cm³ D. 0,2 g/cm³
  5. Câu 37. Một khối gỗ có khối lượng 600 g và khối lượng riêng là 0,8 g/cm³. Thể tích của khối gỗ là: A. 750 cm³ B. 500 cm³ C. 600 cm³ D. 480 cm³ Câu 38. Hãy trình bày phương án xác định khối lượng riêng của rượu với những dụng cụ sau : Một lọ thủy tinh có vạch chia độ, cốc chứa rượu, cân đồng hồ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp. Câu 39: Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Thể tích của chất lỏng. B. Trọng lượng của vật. C. Thể tích phần vật chìm trong chất lỏng. D. Diện tích tiếp xúc giữa vật và chất lỏng. Câu 40: Khi thả một khối gỗ vào nước biết trọng lượng riêng của gỗ 7000 N/m3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hỏi gỗ nổi hay chìm? A. Gỗ nổi lên rồi chìm xuống B. Gỗ chìm xuống C. Gỗ nổi D. Không xác định được Câu 41: Một vật có trọng lượng 50 N khi ở ngoài không khí, nhưng khi thả chìm hoàn toàn trong nước, trọng lượng giảm còn 30 N. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật là: A. 50 N. B. 30 N. C. 20 N. D. 80 N. Câu 42: Một vật nổi trên mặt nước, phần chìm có thể tích 0,5 m³. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật Câu 43: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. b) Cho Zn vào dung dịch AgNO3. Câu 44: Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CO3. b) Nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch AgNO3. Câu 45: Đem đốt cháy 3,2g sulfur S ở trong không khí, ta thu được 6,4g lưu huỳnh dioxide Hãy tính khối lượng của oxi đã tham gia phản ứng. Câu 46. Lập phương trình hóa học của phản ứng giữa hydrochloric acid tác dụng với kim loại kẽm (Zinc) theo sơ đồ sau: Zn + HCl - - -> ZnCl2 + H2 Biết rằng sau phản ứng thu được 7,437 lít khí hydrogen (đkc), hãy tính: a. Khối lượng Zn đã phản ứng. b. Khối lượng hydrochloric acid đã phản ứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2