intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập giúp bạn ôn tập và hệ thống kiến thức hiệu quả. Hi vọng với tư liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên

  1. TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I  MÔN LỊCH SỬ 11 (NĂM HỌC 2018 ­ 2019) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài 1. Nhật Bản. Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 ­ 1918) Bài 8. Ôn tập. Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Số lượng: 24 câu (6 điểm) II. PHẦN TỰ LUẬN. Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 ­ 1919). Bài 13. Các nước Mĩ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 ­ 1939). Số lượng: 2 câu (4 điểm) MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GỢI Ý Câu 1. Sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ  nhằm A. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. B. đưa Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược. C. đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á. D. đưa Nhật Bản trở thành một đế quốc hùng mạnh. Câu 2. Đâu không phải là chính sách của Thiên hoàng Minh trị về giáo dục ? A. Chú trọng nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  2. B. Giáo dục bắt buộc. C. Chú trọng khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. D. Cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây. Câu 3. Nội dung nào được coi là nhân tố “chìa khóa” trong cải cách Minh trị ở Nhật  Bản năm 1868? A. Đổi mới giáo dục.                      B. Tăng cường tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.  C. Đổi mới quân sự.                       D. Xóa bỏ chế độ Mạc Phủ. Câu 4. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực chủ yếu nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa­ giáo dục B. Chính trị, quân sự, văn hóa ­ giáo dục và ngoại giao. C. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. D. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Câu 5. Theo Hiến pháp 1889, chế độ nào dưới đây được thiết lập ở Nhật Bản? A. Chế độ quân chủ lập hiến. B. Chế độ cộng hòa. C. Chế độ quân chủ chuyên chế. D. Chế độ cộng hòa đại nghị. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của Thiên hoàng Minh trị về  quân sự? A. Thực hiện chế độ trưng binh thay cho chế độ nghĩa vụ quân sự. B. Quân đội được huấn luyện theo kiểu phương Tây. C. Tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược. D. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển.
  3. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của Thiên hoàng Minh trị về  kinh tế? A. Hạn chế việc mua bán ruộng đất. B. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. C. Thống nhất tiền tệ, thị trường. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá. Câu 8. Sở dĩ nói: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản  không triệt để vì A. giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền. B. nông dân được phép mua bán ruộng đất. C. liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền. D. chưa xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc. Câu 9: Vì sao cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? A. Cuộc Duy tân đã đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.              B. Cuộc Duy tân được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa. C. Cuộc Duy tân đã giúp Nhật Bản xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến. D. Cuộc Duy tân đã thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Câu 10. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp giữ vai trò quan trọng là A. quý tộc tư sản hóa. B. quý tộc phong kiến. C. địa chủ. D. tư sản. Câu 11: Đâu không phải nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 ­ 1918)? A. Mâu thuẫn giữa các nước về nguồn nguyên liệu. B. Thái tử Áo­ Hung bị ám sát.
  4. C. Sự phát triển không đều của các nước tư bản. D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập. Câu 12: Đặc điểm nổi bật của đế quốc “già” là gì? A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn. B. Phát triển lâu đời. C. Có tiềm lực về kinh tế. D. Có tiềm lực về quân sự. Câu 13. Đặc điểm nổi bật của đế quốc “trẻ” là gì? A.Vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng có ít thuộc địa. B. Có tiềm lực kinh tế. C. Có tiềm lực về quân sự. D. Mới phát triển. Câu 14: Đâu là  khối liên minh quân sự của các nước Nga ­Anh ­Pháp trong chiến tranh  thế giới thứ nhất (1914 ­ 1918)? A. Hiệp ước. B. Liên minh. C. Đồng minh. D. Phát xít. Câu15: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản A. phát triển không đều về kinh tế, chính trị.   B. phát triển đồng đều về kinh tế, chính trị. C. phát triển không đều về kinh tế, quân sự. D. phát triển đồng đều về kinh tế, quân sự. Câu 16. Thái độ của Đức làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ở Châu Âu đầu thế  kỉ XX như thế nào ? A. Căng thẳng, đối đầu nhau. B. Hòa hoãn. C. Hợp tác cùng phát triển. D. Bình thường.
  5. Câu 17. Đâu là  khối liên minh quân sự của các nước Đức, Áo – Hung, Italia trong  chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 ­ 1918)? A. Liên minh. B. Hiệp ước. C. Đồng minh. D. Phát xít. Câu 18. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914­1918) là A. mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. sự hình thành hai khối đế quốc đối nghịch nhau. C. do truyền thống quân phiệt và tiềm lực của Đức. D. để giải quyết mâu thuẫn xã hội ở các nước đế quốc. Câu 19. Vì sao Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa đầu thế  kỉ XX? A. Có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng ít thuộc địa. B. Có tiềm lực kinh tế và hải quân nhưng ít thuộc địa. C. Có tiềm lực kinh tế và khoa học – kĩ thuật phát triển. D. Có tiềm lực kinh tế và thị trường rộng lớn. Câu 20. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918) sự kiện nào đánh  dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ? A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.  B. Mĩ tham chiến. C. Thất bại thuộc về phe liên minh.          D. Chiến thắng to lớn ở Véc­ đoong. Câu 21. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 ­ 1918) ảnh hưởng như thế nào đến Việt  nam? A. Pháp tăng cường bòn rút bóc lột người và của  nhân dân Việt Nam. B. Pháp đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. C. Chiến tranh lan rộng đến Việt Nam.
  6. D. Việt Nam trở thành trung tâm của chiến tranh. Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là bài học được rút ra từ cuộc chiến tranh  thế giới thứ nhất (1914 ­ 1918)? A. Mỗi quốc gia phải tập trung phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực quân sự. B. Giải quyết xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia bằng phương  pháp hòa bình. C. Mỗi quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Có tư tưởng hòa bình, biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau. Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả mà chiến tranh thế giới thứ nhất  (1914 ­ 1918) để lại? A. Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí. B. 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. C. Nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy. Câu 24. Những đế quốc nào được coi là đế quốc “già” vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ  XX? A. Anh, Pháp.                                          B. Anh, Pháp, Nga.   C. Anh, Đức.                                            D. Anh, Pháp, Mĩ. Câu 25. Những đế quốc nào được coi là đế quốc “trẻ” vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ  XX? A. Mĩ, Đức, Nhật.                                          B. Mĩ, Pháp, Anh.   C. Anh, Đức.                                                  D. Anh, Pháp, Mĩ. Câu 26. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các đế quốc  “già” và các đế quốc “trẻ” vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật không đều giữa các nước tư bản.
  7. B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản. C. Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản. D. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị giữa các nước tư bản. Câu 27. Duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Thái tử Áo – Hung bị ám sát. B. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc – bi. C. Đức tuyên chiến với Nga. D. Anh tuyên chiến với Đức, Áo. Câu 28. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe A. Liên minh. B. Đồng minh. C. Hiệp ước. D. Phát xít. Câu 29. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914­1918) đối với cả hai bên  tham chiến là gì? A. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa. B. Đức xâm lược và Nga cách mạng. C. Liên minh xâm lược, Hiệp ước tự vệ. D. Đều cướp bóc và phân chia thuộc địa. Câu 30. Mục tiêu chung của tất cả các cuộc cách mạng tư sản là giải quyết mâu thuẫn  giữa  A. quan hệ phong kiến lỗi thời với với lực lượng sản xuất TBCN. B. giai cấp nông dân với chế độ phong kiến lỗi thời khủng hoảng.
  8. C. hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là giai cấp vô sản và tư sản. D. nhân dân các nước phụ thuộc với các nước thực dân xâm lược. Câu 31. Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại là gì? A. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và phát triển của CNTB.  B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa nẩy sinh bị chế độ phong kiến kìm hãm. C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản bắt đầu nẩy sinh. D. Chế độ phong kiến khủng hoảng và bước vào giai đoạn suy tàn. Câu 32. Mâu thuẫn cơ bản nhất ở các nước thuộc địa là A. giữa toàn thể nhân dân các nước thuộc địa với đế quốc. B. giữa toàn thể giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. C. giữa giai cấp tư sản dân tộc với địa bọn chủ phong kiến. D. giữa đế quốc với đế quốc vì vấn đề phân chia chiếm đóng. Câu 33. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là gì? A. Mâu thuẫn tư sản và công nhân. B. Mâu thuẫn tư sản  với nông dân. C. Mâu thuẫn tư sản với phong kiến. D. Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa. Câu 34. Cách mạng tư sản có hạn chế như thế nào đối với sự phát triển lịch sử? A. Thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác. B. Tăng cường sự bóc lột của tư sản với nhân dân thuộc địa. C. Gia tăng mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản. D. Kìm hãm sự phát triển kinh tế.
  9. Câu 35. Cách mạng tư sản có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển lịch sử? A. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. B. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc. C. Thúc đẩy phong trào công nhân. D. Gia tăng mâu thuẫn trong xã hội. Câu 36. Vì sao trong chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn? A. Thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác. B. Gây chiến tranh xâm lược thuộc địa C. Bước thụt lùi so với chế độ phong kiến. D. Bước phát triển so với chế độ phong kiến. Câu 37. Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước  thuộc địa? A. Nhờ cải cách Minh Trị.  B. Đã xóa bỏ phong kiến. C. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh. D. Không có thị trường rộng lớn. Câu 38.  Đối tượng của cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là A. phong kiến Nga hoàng. B. tư sản Nga. C. các nước đế quốc. D. các thế lực phản động trong nước. Câu 39. Đối tượng của cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là
  10. A. tư sản Nga. B. phong kiến Nga hoàng. C. các nước đế quốc. D. các thế lực phản động trong nước. Câu 40. Cách mạng tháng Hai đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào? A. Lật đổ chế độ Nga hoàng. B. Đưa nước Nga thoát khỏi chiến tranh đế quốc. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất. D. Lật đổ Nga hoàng và tư sản. Câu 41. Cục diện hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng Hai là A. chính phủ lâm thời và các Xô viết. B. chính phủ lập hiến và các Xô viết. C. chính phủ cộng hòa và chính phủ công nông. D. chính phủ dân chủ tư sản và dân chủ vô sản. Câu 42. Đại biểu của các Xô viết ở Nga gồm những thành phần nào? A. Công nhân, nông dân, binh lính. B. Công nhân, nông dân, thợ thủ công. C. Tư sản, quý tộc mới, binh lính. D. Tư sản, công nhân, nông dân. Câu 43. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai  (1917) ở Nga? A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
  11. B. Cách mạng tư sản không triệt để. C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 44. Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là A. Đảng Bôn – sê – vích. B. Đảng Men – sê – vích. C. Đảng Xã hội dân chủ.  D. Đảng Cộng hòa. Câu 45. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào? A. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm  trọng. B. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan  trọng. C .Các nước tư bản phương Tây được tư do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản. Câu 46. Ý nào dưới đây phản ánh đúng cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân  chủ tư sản kiểu mới? A. Dưới sự lãnh đạo của vô sản đã lật đổ phong kiến Nga hoàng. B. Dưới sự lãnh đạo của tư sản đã lật đổ phong kiến Nga hoàng. C. Dưới sự lãnh đạo của quý tộc tư sản hóa đã lật đổ phong kiến Nga hoàng. D. Dưới sự lãnh đạo của quý tộc đã lật đổ phong kiến Nga hoàng. Câu 47. Trước sự sụp đổ chính quyền phong kiến, quần chúng nhân dân có biện pháp  gì để thay thế?
  12. A. Bầu ra các Xô viết. B. Thành lập quốc hội. C. Thành lập chính phủ cách mạng. D. Thành lập chính phủ lâm thời. Câu 48. Trước sự ra đời các Xô viết, giai cấp tư sản đã làm gì? A. Lập chính phủ lâm thời. B. Thành lập quốc hội. C. Tổ chức quân đội phản động. D. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc bên ngoài. Câu 49. Một tình hình chính trị phức tạp xuất hiện sau cách mạng tháng Hai (1917) là A. hai chính quyền song song tồn tại. B. các đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng. C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. D. quân đội cũ nổi dậy chống phá. Câu 50. Trước việc hai chính quyền cùng tồn tại, Đảng Bônsêvích và Lê nin đã có chủ  trương gì? A. Tiếp tục cách mạng, lật đổ chính phủ lâm thời. B. Đàm phán với chính phủ lâm thời. C. Kêu gọi nhân dân đấu tranh. D. Nhờ sự can thiệp từ các nước bên ngoài. Câu 51. Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình  trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm  1917?
  13. A. Đảng Bônsêvích             B. Đảng Mensêvích             C. Đảng Cộng hòa               D. Đảng Dân chủ tư sản. Câu 52. Hai chính quyền không thể cùng tồn tại lâu dài ở nước Nga vì A. đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau. B. giai cấp tư sản phản bội. C. nhân dân bị bóc lột. D. gây ra nhiều mâu thuẫn xã hội. Câu 53. Luận cương Tháng tư đã xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga  năm 1917 là A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa  B. Chuyển từ cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa C. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản D. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Câu 54. Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định chuyển sang khởi nghĩa giành chính quyền  khi  A. tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo đã đủ sức lật đổ giai cấp tư sản.  B. quần chúng nhân dân đã sẵn sàng tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng  Bôsêvích Nga C. Chính phủ lâm thời tư sản đã suy yếu. D. Đảng Bônsêvích Nga đã đủ sức lãnh đạo. Câu 55. Lực lượng đi đầu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. Công dân.                              B. Nông nhân. C. Tiểu tư sản.                            D. Đội Cận vệ đỏ. Câu 56. Tháng 4/ 1917, Lê nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bôn  sê vích đã đi vào lịch sử với tên gọi A. Luận cương tháng tư.
  14. B. Cương lĩnh tháng tư. C. Sách lược tháng tư. D. Chính cương tháng tư. Câu 57. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga A. Đưa đến sự thành lập Liên bang Xô viết (Liên Xô). B. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi ách áp  bức bóc lột. C. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. D. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.  Câu 58. Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là A. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế  giới.  B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư  bản. C. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ. D. giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi ách áp  bức bóc lột. Câu 59. Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười  Nga là A. Nguyễn Ái Quốc.                  B. Trần Phú. C. Lê Hồng Phong.                    D. Nguyễn Thị Minh Khai. Câu 60. Một trong những ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga đối với nước  Nga là
  15. A. giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi ách áp  bức bóc lột.  B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư  bản. C. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ. D. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế  giới. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2