Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Lịch sử. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ
- SỞ GD& ĐT HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HOC KI I ̣ ̀ TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ NĂM HỌC 2021 2022 Môn: Lich s ̣ ử 10 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Ôn tập nội dung kiến thức Lịch sử lớp 1 0 theo sách giáo khoa ban cơ bản (thực hiện giảm tải theo hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo), tập trung chủ yếu vào các nội dung chủ yếu sau: I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG. Chương Nội dung kiến thức cơ bản Cơ sở dẫn tới sự ra đời của các quốc gia phong kiến. Nắm được quá trình(giai đoạn) hình thành, phát triển, suy thoái Chương: III, IV,V của các quốc gia phong kiến phương Đông như Trung Quốc, Ấn Trung Quốc, Ấn Độ và các vương quốc chính ở Đông Nam Á (điển hình là Độ, Đông Nam Á vương quốc Campuchia và vương quốc Lào), nội dung chính thời phong kiến của từng giai đoạn. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia phong kiến trong thời kì này. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Chương VI Đặc điểm của chế độ phong kiến ở Tây Âu: tình hình kinh tế, Tây Âu thời chính trị, xã hội trong lãnh địa phong kiến. trung đại. Nguồn gốc và vai trò của thành thị trung đại. Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí. Thành tựu, ý nghĩa của phong trào văn hóa phục hưng. II. MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý: Câu 1.Ý nào không phải vai trò của Vương triều Gúpta đối với lịch sử Ấn Độ? A. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ. B. Tấn công chiếm cao nguyên Đêcan, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. C. Không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây bắc. D.Thống nhất miền Nam Ấn Độ. Câu 2.Tôn giáo nào bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ? A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hinđu giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 3. Đâu là công cụ giúp truyền tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ? A. Ngôn ngữ và văn tự phát triển. B. Sự phát triển của các tôn giáo lớn. C. Sự phát triển của các công trình nghệ thuật nổi tiếng. D. Sự phát triển của hoạt động thương mại. Câu 4. Vương triều Hồi giáo Đêli được thành lập do? A. Người Hồi giáo gốc Trung Á đánh chiếm Ấn Độ. B. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ đánh chiếm Ấn Độ. C. Nội chiến trong nước Ấn Độ. D. Người Thổ Nhĩ Kì đánh chiếm Ấn Độ.
- Câu 5. Điểm nổi bật trong chính sách cai trị về tôn giáo của vương triều Hồi giáo Môgôn đối với Ấn Độ là: A. Thực hiện hòa hợp dân tộc, sắc tộc, tôn giáo. B. Ưu tiên cho người Hồi giáo. C. Coi đạo Hồi là quốc giáo. D. Coi Hinđu giáo là quốc giáo. Câu 6. Thời kì nao la th ̀ ̀ ơi ki huy hoàng nh ̀ ̀ ất của chế độ phong kiến Campuchia? A. Thời kì Ăngco (802 1432). B. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ VIII. C. Từ cuối thế kỉ XIII. D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Câu 7.Vương quốc Lào thịnh đạt nhất la vào giai đoan nào? ̀ ̣ A. Thế kỉ XIII. B. Thế kỉ XV – XVII. C. Cuối thế kỉ XVI – XVIII. D. Thế kỉ XIX. Câu 8.Thành thị có tác dụng như thế nào đối với giáo dục lúc bấy giờ? A. Hình thành các trường đại học lớn, mở mang tri thức cho mọi người. B. Các trường trung cấp, cao đẳng, đại học được thành lập. C. Đào tạo nhiều nhân tài. D. Thu hút trí thức nhiều nơi tới. Câu 9. Lí do nào sau đây không phải nguyên nhân của những cuộc phát kiến địa lí? A. Nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng của giai cấp tư sản Tây Âu. B. Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm. C. Mong muốn tìm kiếm con đường phát triển dịch vụ và du lịch. D. Tìm kiếm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. Câu 10. Quốc gia nào đi tiên phong trong phong trào phát kiến địa lí? A. Hà Lan. B. Anh và Pháp. C. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. D. Italia. Câu 11. Trong cuộc phát kiến địa lí, ai là người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển ? A. Vácxcô đơ Gama. B. Điaxơ. C. Côlômbô. D.Magienlan Câu 11. Cho đến thế kỉ VII, tôn giáo phát triển mạnh mẽ ở đất nước Ấn Độ là A. Phật giáo. B. Hinđu giáo. C. Hồi giáo. D. Kitô giáo Câu 12. Đời sống của các lãnh chúa trong lãnh địa như thế nào? A. Nhàn rỗi, xa hoa, hội hè, tiệc tùng. B. Bóc lột và đối xử tàn tệ với nông nô. C. Sống sung sướng, nhàn rỗi, bóc lột và đối xử tàn tệ với nông nô. D. Chỉ luyện tập cung kiếm, tiệc tùng. Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự ra đời công cụ bằng sắt là: A.Tạo ra được một khối lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên B.Săn bắt có hiệu quả hơn. C.Tạo ra vũ khí mới bảo vệ cuộc sống D.Có thể cày sâu, cuốc bẫm. Câu 14 . Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XVXVI đã đạt được những kết quả ngoài mong muốn của con người, đó là gì? A. Phát hiện ra con đường buôn bán mới giữa phương Đông và phương Tây. B. phát hiện ra châu Đại dương. C. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới.
- D. Phát hiện ra châu Mĩ Câu 15 : Em hiểu thế nào là “quốc gia phong kiến dân tộc”? A. Là một quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt. B. Là một quốc gia hình thành trên cơ sở liên kết nhiều thành phần dân tộc. C. Là một quốc gia mở rộng phát triển nhiều thành phần dân cư. D. Là một quốc gia lấy một tộc thiểu số có nguy cơ tiệt chủng làm nòng cốt. Câu 16 : Cư dân chủ yếu sống trong thành thị trung đại ở châu Âu là A. thợ thủ công, thương nhân B. thợ thủ công, nông nô. C. nông dân, thợ thủ công D. thương nhân, nông nô. Câu 17. Năm 1487, vị hiệp sĩ “Hoàng gia” Điaxơ đã : A. thực hiện hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. B. đi vòng qua cực Nam của châu Phi đến mũi Bão Tố. C. phát hiện ra châu Mĩ mà tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”. D. tìm đến Ấn Độ và được phong làm Phó vương Ấn Độ. Câu 18 :Năm 476 đánh dấu mốc quan trọng gì trong lịch sử các nước Tây Âu thời trung đại? A. Thời đại phong kiến châu Âu bắt đầu. B. Đế quốc Rôma bị chia thành: Đông Rôma và Tây Rôma. C. Vương quốc Phơrăng mạnh lên thôn tính các vương quốc khác. D. Người Giéc man tràn vào lãnh thổ đế quốc Rôma. Câu 19. Vào tháng 8/1492, nhà thám hiểm C. Côlômbô đã : A. thực hiện hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. B. đi vòng qua cực Nam của châu Phi đến mũi Bão Tố. C. phát hiện ra châu Mĩ mà tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”. D. tìm đến Ấn Độ và được phong làm Phó vương Ấn Độ. Câu 20. Mục đích của việc xây dựng những Kim tự tháp ở Ai Cập là gì? A. nơi tế lễ thần linh. B. nơi họp hành của nhà vua và các quan C. làm lăng mộ cho nhà vua D. bảo vệ đất nước Câu 21. Vua ở Trung Quốc được gọi là gì? A. Pharaon. B. Enxi C. Thiên tử. D. Hoàng tử. Câu 22. Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai? A. Vua chuyên chế. B. Đông đảo quốc tộc quan lại. C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. D. Tất cả các tầng lớp đó. Câu 23. Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại ra đời sớm hơn so với các quốc gia cổ đại phương Tây? A.Vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tơi xốp dễ canh tác. B.Vì sớm biết làm thủ công C.Vì họ giỏi buôn bán D.Vì hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là nông nghiệp Câu 24. Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên họ định ra một tháng có 30 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. A. Hi Lạp B. Rôma C. Trung Quốc D. Ai Cập Câu 25. Nông dân lĩnh canh là A. những người nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy. B. những người nhận ruộng của địa chủ để cày cấy.
- C. những người nông dân có nhiều ruộng đất trở nên giàu có. D. những người nghèo nhận ruộng địa chủ để cày cấy. Câu 26. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? A. một khu vực rộng lớn nhất của châu Á. B. khu vực khá rộng, bị chia cắt bởi núi, rừng, biển. C. một khu vực có nhiều tài nguyên quý giá. D. một khu vực có vùng biển rộng. Câu 27: Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 28: Hầu hết các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên tập trung ở khu vực A. phía bắc Đông Nam Á. B. trung tâm Đông Nam Á. C. phía nam Đông Nam Á. D. phía đông Đông Nam Á. Câu 29: Tộc người nào chiếm đa số ở vương quốc Campuchia? A. người Chàm. B. người Thượng. C. người Khơme. D. người Campuchia gốc Hoa. Câu 30: Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của nước nào? A. Nhật. B. Anh. C. Đức. D. Pháp. Câu 31: Thời kì Ăng – co được coi đóng vị trí như thế nào trong lịch sử vương quốc Campuchia? A. thời kì phát triển B. thời kì khủng hoảng. C. thời kì suy yếu.D. thời kì ngắn nhất. Câu 32: Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì? A. Champa B. Chân Lạp C. Lan Xang. D. Phù Nam. Câu 33: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là A. Sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam. B. Sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam. C. Sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam. D. Sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam. Câu34: Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là A. Chùa Vàng. B. Ăngcovát. C. Ăngcothom. D. Thạt Luổng. Câu 35: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là A. Nông dân B. Nông nô C. Thợ thủ công D. Nô lệ Câu 36: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là A. xưởng thủ công của lãnh chúa. B. thành thị trung đại. C. trang trại của quý tộc. D. lãnh địa phong kiến. Câu 37: Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? A. Đế quốc Rôma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong. B. Đế quốc Rôma đã bị diệt vong. C. Các lãnh địa của lãnh chúa hình thành. D. Quá trình bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô diễn ra mạnh mẽ. Câu 38 : Nhà thám hiểm nào đã vòng qua cực Nam của châu Phi đến mũi Hảo Vọng vào năm 1487? A. C. Côlômbô. B. Vaxcô đơ Gama. C. Ph. Magienlan. D.Điaxơ. Câu 39. Để tích lũy vốn, ở Anh đã diễn ra phong trào
- A. “Rào đất cướp ruộng” B. “cừu ăn thịt người” C. Cải cách tôn giáo D. Văn hóa Phục hung Câu 40. Nét mới trong phương thức bóc lột ở nông thôn thời hậu kì trung đại là A. Lãnh chúa giao đất cho nông nô cày cấy để thu tô, thuế B. Thợ thủ công lao động trong các xưởng thủ công của lãnh chúa và nộp hiện vật C. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa phải nộp nhiều thứ thuế D. Nông nô bị biến thành công nhân nông nghiệp, làm việc cho chủ đất theo chế độ làm công ăn lương B. LƯU Ý 1. Khi ôn tập,các em nhớ: + Đọc và nắm vững các yêu cầu nội dung phần I + Lập sơ đồ hóa các kiến thức cơ bản (theo dạng sơ đồ tia hoặc sơ đồ hình cây, lập bảng thống kê các sự kiện, … có liên hệ). 2. Làm bài cần: + Đọc kĩ đầu bài (tránh lạc đề). + Xác định trọng tâm câu hỏi, trả lời đúng vào trọng tâm của câu hỏi, chọn một đáp án đúng duy nhất + Phân bố thời gian làm bài cho hợp lí. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI THẬT TỐT!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn