Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
lượt xem 1
download
‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 Họ và tên: ………………………………………. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Lớp ……………………….. MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 7 - NĂM HỌC: 2024 – 2025 Lưu ý: Nội dung ôn tập chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh cần tìm hiểu thêm nội dung bài học. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Em hãy chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Lãnh thổ Ấn Độ hiện nay thuộc khu vực nào? A. Đông Nam Á. B. Nam Á. C. Tây Nam Á. D. Tây Á. Câu 2. Năm 320, Ấn Độ được thống nhất lại dưới thời kì của vương triều nào? A. Vương triều Môn-gô. B. Vương triều Gúp-ta. C. Vương triều Đê-li. D. Vương triều Hác-sa. Câu 3. Đâu là những hệ thống sông lớn cung cấp nguồn phù sa màu mỡ cho sự phát triển nông nghiệp ở Ấn Độ? A. sông Ấn và sông Hằng. B. sông Hoàng Hà và Trường Giang. C. sông Nin và sông Mê Kông. D. sông Hồng và sông Đà. Câu 4. Điều kiện tự nhiên nào đã đem đến những thuận lợi để Ấn Độ phát triển nông nghiệp của vương triều Gúp-ta.? A. Vùng đồng bằng phù sa màu mỡ. B. Ba mặt giáp biển. C. Diện tích lãnh thổ rộng lớn. D. Ngăn cách bởi dãy Hi-ma-lay-a. Câu 5. Vương triều phong kiến bản địa cuối cùng ở miền Bắc Ấn Độ là: A. Vương triều Hồi giáo Đê-li. B. Vương triều Gúp-ta. C. Vương Triều Mô-gôn. D. Vương triều Hác-sa. Câu 6. Năm 1206, những người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập vương triều Đê-li sau khi làm gì? A. đánh bại vương triều Mô-gôn. B. chiếm được miền Bắc Ấn Độ. C. đánh bại vương triều Gúp-ta. D. chiếm được miền Nam Ấn Độ. Câu 7. Vương triều Đê-li được thành lập bởi người Hồi giáo gốc nào? A. Bắc Á B. A-rập. C. Thổ Nhĩ Kỳ. D. Mông Cổ. Câu 8. Kinh đô của vương triều Hồi giáo Đê-li là: A. A-giốt-di-a. B. Na-lan-đa. C. Đê-li. D. Pray-a-ga. Câu 9. Nguyên nhân nào đã khiến vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ? A. Vương triều Gúp-ta được khôi phục lại. B. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. C. Người Mông Cổ đến từ Trung Á tấn công. D. Thực dân Anh xâm lược. Câu 10. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Ấn Độ dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li, là: A. Thủ công nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Dịch vụ. D. Nông nghiệp. Câu 11. Đến đầu thế kỉ XIV, Vương triều Đê-li bước vào thời kỳ gì? A. bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu. B. bị thực dân Anh nhòm ngó, xâm lược. C. thống nhất và phát triển thịnh vượng. D. bị phân liệt thành nhiều tiểu quốc. Câu 12. Dưới thời Vương triều Đê-li, thương nhân Ấn Độ trao đổi với các nước Trung Á và Tây Á để lấy những gì? A. Vải vóc, gia vị. B. Đồ trang sức, tơ lụa. C. Hàng hóa, ngựa chiến. D. Đồ trang sức, gia vị. Câu 13. Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nào? A. Vương quốc Phù Nam sụp đổ. B. Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập. C. Các quốc gia của người Thái ra. D. Nhà nước của người Việt được thành lập Câu 14. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Phương Tây.
- Câu 15. Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là? A. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo B. Đạo giáo, Phật giáo C. Đạo giáo, Hồi giáo D. Phật giáo, Ki-tô giáo Câu 16. Thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bị đe dọa bởi cuộc tấn công xâm lược của người nào? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Mông cổ D. Thổ Nhĩ Kỳ. Câu 17. Thế kỉ XIII, nhiều quốc gia của người Thái được thành lập ở lưu vực A. sông Mê Kông B. sông Mê Nam.. C. sông I-ra-oa-đi. D. sông Đà. Câu 18: Đầu thế kỉ XV, trên cơ sở sự phân biệt của Majapahit vương quốc nào ở Đông Nam Á được thành lập? A. Malacca B. Ayutt haya C. Sukhothai D. Đại Việt. Câu 19. Diện tích của châu Âu là bao nhiêu? A. 10,5 triệu km2. B. 11,5 triệu km2. C. 11 triệu km2. D. 12 triệu km2. Câu 20. Thảm thực vật của châu Âu thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam phụ thuộc: A. Thay đổi của mạng lưới sông ngòi. B. Thay đổi do phân bố các loại đất. C. Thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa. D. Thay đổi do sự phân hóa địa hình. Câu 21. Sông nào dài nhất châu Âu? A. Sông Đa-nuyp. B. Sông Von-ga. C. Sông Rai-nơ. D. Sông Đôn. Câu 22. Cơ cấu dân số theo tuổi ở châu Âu có đặc điểm gì? A. Cơ cấu dân số trẻ. C. Cơ cấu dân số già. B. Cơ cấu dân số vàng. D. Cơ cấu dân số trung bình. Câu 23. Già hoá dân số gây khó khăn gì đối với kinh tế - xã hội châu Âu? A. Thiếu hụt lực lượng lao động. C. Dư thừa nhiều lực lượng lao động. B. Khó khăn trong việc giải quyết việc làm. D. Khó nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 24. Châu Á có diện tích phần đất liền là bao nhiêu? (gồm cả phần lãnh thổ của Liên Bang Nga ở châu Á) A. 44,5 triệu km². B. 41,5 triệu km². C. 40,5 triệu km². D. 34,5 triệu km². Câu 25. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Đông Bắc Á. Câu 26. Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á. A. Thiên Sơn. B. Hi-ma-lay-a. C. Cap-ca . D. Côn Luân. Câu 27. Đông Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào? A. Khí hậu gió mùa. B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải. C. Khí hậu lục địa. D. Khí hậu núi cao. Câu 28. Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây? A. Đồng bằng ven biển. B. Cao nguyên badan. C. Sơn nguyên đá vôi. D. Bán bình nguyên. Câu 29. Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương nào? A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Câu 30. Trên bản đồ chính trị, châu Á được phân chia thành mấy khu vực? A. 6 khu vực. B. 5 khu vực. C. 4 khu vực. D. 3 khu vực. Câu 31. Châu Phi là châu lục có diện tích lớn đứng thứ mấy trên thế giới? A. Thứ 2. B. Thứ 3. C. Thứ 4. D. Thứ 5.
- 32. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là gì? A. Bồn địa và sơn nguyên. B. Núi cao và đồng bằng. C. Sơn nguyên và núi cao. D. Đồng bằng. Câu 33. Châu Phi nối liền với châu Âu bởi eo đất nào? A. Pa-na-ma. B. Xuy-e. C. Man-sơ. D. Xô-ma-li. Câu 34. Sông dài nhất châu Phi là sông nào? A. sông Công-gô. B. sông Nin. C. sông Dăm-be-di D. sông Ni-giê. Câu 35. Hoang mạc lớn nhất thế giới là: A. Hoang mạc A-ta-ca-ma. B . Hoang mạc A-rập. C. Hoang mạc Gô-bi. D. Hoang mạc Xa-ha-ra. Câu 36. Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do đâu? A. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió. B . Có nhiều dạng địa hình đa dạng. C. Có nhiều hoang mạc. D. Lãnh thổ phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến. II. PHẦN TỰ LUẬN: Lịch sử: Câu 1. Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của vương triều hồi giáo Đê – li: + Hoàn cảnh ra đời: Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ. Năm 1206 người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm miền bắc Ấn Độ lập nên vương triều Hồi giáo đầu tiên, lấy Đê-li làm kinh đô. +Chính trị: Nhà vua có quyền hành cao nhất, Ấn Độ được chia thành nhiều đơn vị hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản. + Kinh tế: Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. + Xã hội: Tầng lớp Ba La Môn là đẳng cấp cao nhất nhưng thực quyền lại nằm trong tay người Hồi giáo. Câu 2. Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô - gôn. a/ Hoàn cảnh ra đời: - Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê li và lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn. - Năm 1556: Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, đưa Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị b/ Chính trị, kinh tế, xã hội: + Chính trị: Cải cách bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, xây dựng luật pháp nghiệm minh, tình hình chính trị ổn định nhất là thời vua A- cơ - ba. + Kinh tế: Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế, như: đo đạc lại ruộng đất, định lại mức thuế; thống nhất hệ thống đo lường… kinh tế hàng hóa phát triển. + Xã hội: Xây dựng mối quan hệ hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo, ngăn chặn áp bức, bóc lột.
- Câu 3. Nhận xét thành tựu văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX - Đạt được nhiều thành tựu đáng kể và có giá trị to lớn đối với nhân loại. - Nổi bật nhất là sự ảnh hưởng của Phật giáo và Hin-đu giáo đối với đời sống xã hội con người. - Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo, có nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo. - Văn học thời kì này phát triển phong phú với nhiều thể loại như sử thi, kịch thơ... Câu 4. Văn hoá của Đông Nam Á (thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI). ..………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Địa lí: Câu 1. Nêu được đặc điểm thiên nhiên của Châu Á? Yếu tố tự nhiên Đặc điểm - Có nhiều khu vực cao nguyên và đồng bằng rộng lớn như: Địa hình - Địa hình bị chia cắt mạnh - Khí hậu phân hoá đa dạng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khí hậu - Có nhiều thiên tai và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Khoáng sản Tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng như: dầu mỏ, than đá,… Có nhiều sông và hồ lớn như: sông Trường Giang, sông Ấn, Mê Kông Sông - hồ …các sông có chế độ nước đa dạng. Đới thiên nhiên Đới thiên nhiên phân hoá tạo nên sự phong phú của các cảnh quan. Câu 2. Giải pháp để bảo vệ môi trường nước và không khí ở châu Âu. a/ Môi trường không khí - Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên… trong sản xuất điện - Hạn chế nguồn khí phát thải - Phát triển nông nghiệp sinh thái - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí b/ Môi trường nước + Ban hành các quy định về nước, cải tiến kĩ thuật. + Đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
- + Giảm sử dụng hóa chất trong xử lí nước + Nâng cao ý thức của người dân… Câu 3. Cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc. + Môi trường nhiệt đới: - Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên để thu hút khách du lịch. - Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng.. - Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả để xuất khẩu. - Trồng rừng để ngăn chặn xa mạc hóa, chăn nuôi dê, cừu… + Môi trường hoang mạc: - Khai thác chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên. - Dùng công nghệ tưới và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo. - Xây dựng nhà máy điện mặt trời. - Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá. Câu 4. Tìm hiểu các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore). ..………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ..…………………………………………………………………………………………………. ---HẾT---
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn