intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN chia sẻ đến các em Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng tổng hợp toàn bộ kiến thức môn học trong học kỳ này. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 ­ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 ­ 2019 I/ Đọc ­ hiểu: ­ Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ/ điệp ngữ/ điệp cấu trúc, chơi  chữ, phép đối, nói giảm/ nói tránh , nói quá/phóng đại/khoa trương/cường điệu, tương phản / đối   lập, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê, chêm xen,    ­ Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, thuyết minh, nghị luận.   ­ Các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận, chứng minh   ­ Các phong cách  ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, chính luận, hành chính   ­ Các thể thơ: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú Đường luật, tứ tuyệt, ngũ ngôn, thơ tự  do   ­ Xác định  câu chủ đề, nội dung chính của văn bản   ­ Viết  đoạn văn( khoảng 5 đến 7 dòng)  trình bày suy nghĩ (cảm nhận) về một vấn đề  II.    Làm văn  I/ HAI ĐỨA TRẺ ­ THẠCH LAM 1. Tác giả     Thạch Lam (1910 – 1942) là người đôn hậu và tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. Ông chủ  yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của  ông như một bài thơ trữ tình. 2. Tác phẩm ­ Rút từ tập truyện “Nắng trong vườn” (1938). ­ Là một trong những truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam. 3. Nội dung ­ Phố huyện lúc chiều tàn: Cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ. Nó gợi trong Liên  nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.
  2. ­ Phố huyện lúc đêm khuya:   + Cảnh và người: ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các ngõ con chứa đầy  bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tý, chấm lửa nhỏ ở bếp lửa  bác phở Siêu, từng hột sáng lọt qua phên nứa).   + Nhịp sống của người dân được lặp lại đơn điệu, buồn tẻ với nếp sinh hoạt và những suy nghĩ  quen thuộc. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”.   + Tâm trạng của Liên: Nhớ những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội; buồn bã, yên lặng dõi theo  những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc cuộc sống tù đọng trong  bóng tối của họ. ­ Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi lại chìm  vào bóng tối. chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến; nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua.  Con tàu mang theo mơ ước về thế giới khác tươi sáng hơn và đánh thức trong Liên hồi ức lung  linh về Hà Nội xa xăm. ­ Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:   + Là biểu tượng của một thế giới đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với  cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.   + Tác giả muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh lam lũ và hướng họ  đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện. 4. Nghệ thuật ­ Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc mong manh,  mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. ­ Bút pháp tương phản, đối lập. ­ Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. ­ Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. ­ Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. 5. Ý nghĩa văn bản      Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ  nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh tăm tối  ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi  đời tuy còn mơ hồ của họ
  3. II/ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – NGUYỄN TUÂN 1.Tác giả: ­ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn  luôn nuối  tiếc những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. ­ Ông là một nghệ sĩ tài hoa,uyên bác,có cá tính độc đáo ­ Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. 2. Tác phẩm: ­ Rút ra từ tập truyện “ Vang bóng một thời”(1940) ­ Là “ Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ ”. 3.   Đọc – hiểu văn bản:  a.Nội dung: * Nhân vật Huấn Cao: ­         Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng, sáng ngời vẻ  đẹp trong sáng của người có thiên lương. ­         Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang,thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong  cảnh cho chữ ­ một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách  cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm,  cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. * Nhân vật viên quản ngục: ­         Vị thế xã hội: cai quản nhà giam, đại diện cho tầng lớp thống trị đương thời. ­         Sở thích : Chơi chữ, đam mê cái đẹp ­         Sở nguyện: Xin được chữ Huấn Cao  Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và trân trọng cái đẹp      ­    Biết cảm phục tài năng, nhân cách và “biệt nhỡn liên tài”.
  4. Qua nhân vật này nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái  tài. Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “phẩm chất”, “nhân cách”. b. Nghệ thuật : ­ Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc. ­ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản ­ Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. ­ Ngôn ngữ góc cạnh giàu hình ảnh,có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. c. Ý nghĩa văn bản     Nguyễn Tuân đã  khăc họa thành công hình tượng Huấn Cao­ một con người tài hoa, có tâm  trong sáng và khí phách hiên ngang. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định  sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước.   đều rất vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ tổ một xã hội thượng lưu bị tha hóa trầm trọng  về mặt nhân cách mà tiêu biểu là một gia đình bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa.  III .CHÍ PHÈO – NAM CAO 1.Tác giả: ­ Quan điểm nghệ thuật. ­ Phong cách nghệ thuật. 2.Tác phẩm: ­ Tên gọi : Cái lò gạch cũ  Đôi lứa xứng đôiChí Phèo ­ Viết năm 1941, thuộc đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. ­ Là tác phẩm khẳng định tài năng của Nam Cao, kiệt tác của nền văn học VN hiện đại. Tác  phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. 3.   Đọc – hiểu văn bản   a.Nội dung: * Hình tượng nhân vật Chí Phèo: ­         Chí Phèo – người nông dân lương thiện:
  5. + Lai lịch, nguồn gốc không rõ ràng, số phận bất hạnh + Tính cách: hiền lành, chăm chỉ, chất phác; có ước mơ về một gia đinh hạnh phúc; có ý thức  nhân phẩm và giàu lòng tự trọng. ­         Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ”.      + Nguyên nhân bị đẩy vào tù: Lí Kiến ghen  nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến  biến một người nông dân lương thiện thành một thằng lưu manh, một con quỹ dữ ở làng Vũ  Đại  Chí Phèo đã bị tha hóa: + Nhân hình: trông gớm chết (dẫn chứng) + Nhân tính:    . Đi tù về đến nhà Bá Kiến ăn vạ.    . Rượu say vào là hắn chửi, chửi tất cả    . Trở thành tay sai cho Bá Kiến: hung hãn, ngang ngược, triền miên say. ­         Chí Phèo – bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người. + Cuộc gặp gỡ với Thị Nở, sự yêu thương chăm sóc chân thành của thị đã đánh thức dậy tính  người trong Chí. + Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, Chí Phèo đã giết Bá Kiến rồi tự sát  cái chết ấy cho thấy  niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội  thuộc địa phong kiến.      * Giá trị tác phẩm:      ­ Giá trị hiện thực (Tố cáo xã hội thuộc địa phong kiến đã cướp đi nhân hình, nhân tính của  người nông dân lương thiện). ­ Giá trị nhân đạo   + Nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến  thành quỷ dữ.   + Ý nghĩa “bát cháo hành”. b.Nghệ thuật: ­ Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu,vừa sống động, có cá tính độc đáo  và nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc sảo.
  6. ­ Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, logic. ­ Có cốt truyện và tình tiết hấp dẫn,biến hóa giàu kịch tính. ­ Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần  thuật linh hoạt.     c.  Ý nghĩa văn bản        Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuối Việt Nam hiện đại. Qua truyện  ngắn này, Nam   Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông   dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã  hội tàn bạo tàn phá cả  thể  xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản  chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả  nhân hình, nhân tính. Chí phèo là   một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.  IV. THƯƠNG VỢ ­ TRẦN TẾ XƯƠNG 1. Tác giả: ­ Quê hương – biệt danh: sgk ­ Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân, có 1 sự nghiệp thơ ca bất hủ ­ Sáng tác: số lượng – đề tài – nội dung ­ Thơ  trào phúng và thơ  trữ  tình đều xuất phát từ  tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất  nước, có đóng góp quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc. 2.  Tác phẩm:  ­ Đề tài: về bà Tú – người phụ nữ chịu nhiều gian truân và vất vả trong cuộc đời thực ­ Thương vợ: là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú 3. Tìm hiểu văn bản * Nội dung: a.  Hai câu đề: nỗi vất vả của bà Tú ­ Thời gian: quanh năm không trừ ngày nào dù mưa hay nắng ­ Địa điểm: mom sông: phần đất nhô ra phía bờ sông ­ Công việc: buôn bán
  7. ­ Gánh nặng gia đình: nuôi đủ năm con và một chồng: đảm đang tháo vát,  chu đáo với chồng con → Hình ảnh bà Tú hiện lên vất vả truân chuyê với gia đình nhưng vẫn đảm đang chu đáo b. Hai câu thực: cuộc sống tần tảo buôn bán ngược xuôi của bà Tú  ­ Hình ảnh trong ca dao: con cò và nghệ thuật đảo ngữ : lặn lội lên đầu câu ­ Khi quãng vắng: nơi heo hút ,thời gian, không gian, rợn ngợp nguy hiểm ­ Buổi đò đông: cảnh chen chúc trên mặt nước vào buổi đò đông để eo sèo, mua bán tất bật → Qua hai câu thực đặc tả hơn nỗi vất vả, sự đảm đang của người vợ. Giọng thơ thể hiện lòng  thương cảm pha lẫn nỗi ái ngại của nhà thơ c. Hai câu luận : Mượn lời vợ để tự trách mình ­ Thành ngữ: Một duyên hai nợ và năm nắng mười mưa: sự chấp nhận chịu khó của bà Tú ­ Từ  “thân” đến đây gọi là phận: nỗi vất vả trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày được nâng lên  thành số phận cam chịu thầm lặng. Lời than như một tiếng thở dài, dù trải qua bao gian khổ bà   vẫn âm thầm chịu đựng thân phận hẩm hiu vất vả.  Tự coi mình là món nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu, không dựa vào quan niệm duyên số để  trút vỏ trách nhiệm d. Hai câu kết:  ­ Lời tự chửi mình:  “Cha mẹ thói đời ăn ỏ bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.” + Thói đời: chỉ xã hội phong kiến và tác giả + Ăn ở bạc; ăn bám , vô tích sự. + Có chồng – hờ hững – cũng như không  + Sự hờ hững của ông đối với vợ cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo   + Ý nghĩa xã hội: thói đời là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ   Tự trách mình, nhận ra khiếm khuyết của bản thân lại càng thương yêu, quý trọng vợ
  8. → Tác giả nguyền rủa chê trách thói ăn ở bạc bẽo của mình. Ông không chia sẻ được với vợ lại  trở thành gánh nặng, nên có cũng như không, có vẻ như ông hờ hững bạc bẽo với vợ thật đáng  trách → Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thấu hiểu vợ nên chỉ thác lời của người đời hoặc mượn lời vợ  để trách mình. *  Nghệ thuật:  ­ Từ ngữ giản dị tự nhiên ­ Hình thức sử dụng thơ, luật thơ đậm đà tính dân tộc ­ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng *  Ý nghĩa văn bản: Chân dung người vợ  qua cảm xúc yêu thương và tiếng cười tự  trào của Tú Xương, qua đó thể  hiện một cách nhìn về thân phận người phụ nữ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1