intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi học kì, mời các bạn cùng tham khảo nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu dưới đây. Hi vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu

  1. Đề cương ôn tập Ngữ văn 12 TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU            TỔ : NGỮ VĂN                  HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP HỌC KÌ I                                   KHỐI 12 NĂM HỌC: 2018 – 2019 I. VĂN NGHỊ LUẬN & VĂN BẢN NHẬT DỤNG. 1. Văn nghị luận: Ôn tập phần nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản: a. Học và phân tích:     ­ Tuyên ngôc Độc Lập ( Hồ Chí Minh )     ­ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( Phạm Văn  Đồng ) b. Cách học:     ­ Phần tiểu dẫn: Nắm bắt nội dung chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của  văn bản     ­ Phần đọc – hiểu văn bản: Nắm cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề, các luận điểm,  cách lập luận, cách đưa dẫn chứng, cách sử dụng ngôn ngữ…     => Vận dụng hiểu biết về văn nghị luận, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. 2. Văn bản nhật dụng: Ôn tập nội dung nghệ thuật và ý nghĩa văn bản a. Học và phân tích:     ­ Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1­12­2003 ( Cô­Phi An­nan ) b. Cách học: hiểu cách đặt vấn đề, phân tích đặc điểm hình thành, phần nêu nhiệm vụ     => Vận dụng hiêu biết, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với các vấn đề  của đời sống xã hội. II. THƠ TRỮ TÌNH: Ôn tập phần nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. 1. Học và phân tích các bài thơ:     ­ Tây Tiến ( Quang Dũng )     ­ Việt Bắc ( Tố Hữu )     ­ Đất Nước ( Trích Trường ca “ Mặt đường khát vọng’’ – Nguyễn Khoa Điềm )     ­ Sóng ( Xuân Quỳnh )     ­ Đàn Ghi Ta Của Lor­ca ( Thanh Thảo ) 2. Cách học bài:       Nắm các đơn vị kiến thức:     ­ Phần Tiểu dẫn: nắm những nội dung chính: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài  thơ.     ­ Phần Đọc ­ Hiểu văn bản: học thuộc bài thơ và phân tích nội dung, nghệ thuật từng bài  thơ, từng đoạn thơ. III. BÚT KÍ: Ôn tập nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản các đoạn trích.    1. Học và phân tích 2 bài Kí      ­ Người Lái Đò Sông Đà ( Trích – Nguyễn Tuân )      ­ Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông ? ( Trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường _    2. Cách học bài:         Nắm các đơn vị kiến thức       ­ Phần Tiểu dẫn: Nắm nội dung chính: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài  kí
  2.       ­ Phần Đọc – Hiểu văn bản:       + Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Đà qua cảnh sắc thiên nhiên; Qua hình ảnh người lái đò sông  Đà đó, hiểu được tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con  người.                                                                                                                                                      Trang 1  Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12              lao động ở miền Tây Bắc Tổ Quốc. Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu  được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên tùy bút.    + Cảm nhận vẻ đẹp phong phú nhiều mặ của dòng sông Hương: Vẻ đẹp của cảnh sắc  thiên nhiên gắn liền với thủy trình sông Hương; Dòng sông của lịch sử và thơ ca. Thấy được  lối hành văn uyển chuyển, tao nhã, hướng nội tinh tế tài hoa. Ngôn ngữ gợi cảm giàu hình  ảnh và nhịp điệu, gợi hình gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu. Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ,  nhân hóa so sánh được sử dụng một cách có hiểu quả… IV.  LÀM VĂN: 1. Học và thực hành kĩ năng làm văn nghị luận: ­   Nghị luận xã hội  + Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.  + Nghị luận về một hiện tượng đời sống ­   Nghị luận văn học:  + Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học  + Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 2. Cách học:  ­   Nắm được cách nghị luận về từng kiểu bài. Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, mở bài, thân bài, kết  bài… hành văn trong các nghị luận. ­   Biết kếp hợp các thao tác chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận…một  cách  hợp lí trong khi viết bài văn nghị luận. ­   Biết kếp hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn. V. TIẾNG VIỆT: 1. Học: ­   Phong cách ngôn ngữ khoa học. ­   Luật thơ 2. Cách học: ­   Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học, so sánh phân biệt phong cách ngôn ngữ  khoa học và các phong cách ngôn ngữ khác. ­   Về luật thơ: Hiểu các nhân tố chi phối luật thơ Tiếng Việt và luật thơ của một số thể thơ  tiêu biểu thường gặp: Thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn Đường luật ( tứ tuyệt,  bát cú ) ­ Có kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ ở một số bài thơ, đoạn thơ cụ thể. VI. ÔN TẬP CÁCH LÀM BÀI:      Đề có 2 phần: 1. Phần đọc – hiểu: ( 3.0 điểm )      Câu hỏi tập trung vào các khía cạnh như:
  3. ­   Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn  bản; ­   Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản; ­   Một số biện pháp tu từ trong văn bản và tác dụng của chúng → Yêu cầu trả lời rõ ý, đúng câu, đúng đoạn… 2. Phần viết ( Làm văn ): ( 7.0 điểm )     Viết bài văn nghị luận văn học có nội dung về các bài thơ, hoặc tùy bút… đã học. → Bài làm theo bố cục 3 phần: ­   Mở bài: Viết một đoạn văn có 2 phần: Giới thiệu và dẫn đề    ­   Thân bài:                                                                                                                                             Trang 2 Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12         ∙ Triển khai ý theo từng luận điểm, mối quan hệ điểm là một đoạn văn.         ∙ Cách đưa dẫn chứng vào bài làm: Có 3 phàn: giới thiệu dẫn chứng, trích dẫn chứng và phân  tích dẫn chứng ( phân tích nghệ thuật để làm rõ nội dung đối với thơ… )     ­   Kết bài: 1 hoặc 2 đoạn văn ngắn gồm 2 ý: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ hoặc truyện  ngắn, tùy bút…; Cảm tưởng riêng của bản thân sau khi đọc đoạn thơ, bài thơ, truyện ngắn,  tùy bút… VII. MỘT SỐ KIẾN THỨC TỰ HỌC ĐỂ LÀM BÀI:     a. Đặc trưng của Thơ, Truyện     b. Một số biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong thơ.     c. Cách phân tích thơ. Truyện     d. Đọc tham khảo các bài văn phân tích, các bài văn mẫu thuộc các tác phẩm đã cho ôn tập trên.              Chúc học sinh ôn tập kĩ để làm bài kiểm tra học kì đạt kết quả cao nhất.                   ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                        
  4.                                                                                                                                                Trang 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1