intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu tổng hợp kiến thức môn học trong học kì này, hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu

  1. TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN KHỐI 12­KỲ I, NĂM HỌC 2019­2020 I. PHẠM VI ÔN TẬP:  Gồm tất cả  những bài đã học trong chương trình sgk tập 1, lớp 12 (tính đến   thời điểm tiết chương trình 50,51). Cụ thể:  1. Phần đọc văn: bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX;  Tuyên ngôn độc lập; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ  của dân tộc;  Thông điệp nhân ngày toàn thế  giới phòng chống AIDS,1­12­2003; Tây Tiến; Việt  Bắc; Đất Nước; Sóng, Đàn ghita của Lorca; Quá trình văn học và phong cách văn học;  Người lái đò sông Đà; Ai đã đặt tên cho dòng sông; các bài đọc thêm. 2. Phần làm văn; thể loại nghị luận xã hội gồm nghị luận về tư tưởng đạo lý;   nghị luân về hiện tượng đời sống; nghị  luận văn học gồm: nghị  luận về một bài thơ,   đoạn thơ; nghị  luận về  một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi; nghị  luân về  một ý   kiến bàn về văn học. Kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt, kĩ năng kết hợp các  thao tác lập luận trong nghị luận. 3. phần Tiếng Việt: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Luật thơ; phong cách  ngôn ngữ khoa học. Các biện pháp tu từ ngữ âm, cú pháp. II. CÁCH ÔN TẬP: 1.Phần đọc văn: học kĩ phần tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác,   tìm hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của từng tác phẩm. Ví dụ (1): Tây Tiến ­ Về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác:  Nhấn mạnh khắc sâu: Văn phong Quang Dũng: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn tài  hoa. Quang Đũng sáng tác Tây Tiến 1948, khi đã rời xa Tây Tiến, rời miền Tây Tiến  về đồng bằng nhân nhiệm vụ khác. Nghĩa là có độ lùi về thời gian và khoảng cách về  không gian. Đoàn quân đơn vị Tây Tiến từ  Hà Nội ra đi nên có cái nhìn khác lại, háo   hức trước những miền đất lạ, hoang dã. ­ về nội dung:  + 22 dòng đầu: nêu bật 2 ý  . Nhớ về miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình . Nhớ  về  hình  ảnh oai hùng, hào hoa lãng mạn của người lính trên cái phông  nền hung vĩ, dữ dội, mĩ lệ trữ tình đó.  + 8 dòng tiếp: chân dung người chiến sĩ Tây Tiến. + 4 dòng cuối: Lời đề tặng khắc ghi trên bia mộ liệt sĩ Tây Tiến. ­ về nghệ thuật:  + Cảm hứng và bút pháp lãng mạn. + cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt… + Kết hợp chất nhạc và chất họa. ­ về ý nghĩa văn bản: Khắc họa bức tượng đài bằng ngôn ngữ người chiến sĩ Tây Tiến nói riêng, anh bộ đội  cụ Hồ nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
  2. Ví dụ (2) bài Sóng­ Xuân Quỳnh ­ Phần tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác: Tác giả  Xuân Quỳnh( 1942­1988) Quê Hà Nội. Tuổi thơ  bất hạnh, khao khát  tình yêu thương. Nhấn mạnh khắc sâu văn phong: là hồn thơ luôn khao khát tình yêu và   sống hết mình vì hạnh phúc bình dị  đời thường; ngôn ngữ  thơ  dịu dàng đằm thắm,   nồng nàn. Sáng tác thể hiện rõ văn phong đó: viết về tình yêu nam nữ, viết về tình yêu  mẹ con, tình vợ chồng, mẹ chồng…qua lăng kính của người phụ nữ. Về bài thơ Sóng:  Hoàn cảnh sáng tác: tháng 12/1967 tại cửa biển Diêm Điền, Thái Bình ( trước   biển sóng mùa gió bấc, trong thời chiến tranh chống Mĩ cứu nước) nhưng bài thơ tình  không mang hơi thở chiến tranh mà thể hiện tính chất muôn thuở của tình yêu. ­ tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ: + Kết cấu: thơ 5 chữ gồm 9 khổ, khổ 5 là trung tâm, chia 2 ý khá rõ ràng. Về nội dung: . Sóng và Em, những nét tương đồng: thực chất mượn các trạng thái của sóng để diễn   đạt  tình yêu mãnh liệt, đằm thắm, dịu dàng của nhân vật trữ tình.( ở khổ 1 là tình yêu   nhiều cung bậc, nhiều thái cực như  sóng đồng thời thể  hiện cá tính: tình yêu không   chấp nhận sự  hẹp hòi, ích kỉ, tình yêu cần những tâm hồn khoáng đạt ,vị  tha, phóng   khoáng…) lại luôn tồn tại trong một chủ  thể  là người con gái đang yêu …và sau đó  mỗi khổ thơ thể hiện một tràng thái khác nhau của tình yêu( tình yêu muôn thuở, bí ẩn,  nỗi nhớ, lòng chung thủy, niềm tin tưởng…)  . Những lo âu trăn trở và khát vọng vĩnh viễn hóa tình yêu: lo âu vì sự hữu hạn của đời   người, lo vì sự mong manh của tình yêu; khát vọng vĩnh viễn hóa, bất tử hóa tình yêu. Về nghệ thuật: Thể  thơ  5 chữ  linh hoạt trong ngắt nhịp, phối âm, nhất là tạo ra các cặp câu, cặp từ  đối xứng, đối lập, bổ khuyết…nhờ đó đã khắc họa được nhịp sóng khi dịu êm khoan  thai, khi dồn dập, dữ dội…bài thơ  có âm điệu dạt dào, nhịp nhàng gợi ra ( mô phỏng   sóng vỗ  bờ)các con sóng liên tiếp gối nhau, hồi hoàn lúc tràn lên sôi nổi lúc êm dịu  lắng lại. Về ý nghĩa tác phẩm: ( tham khảo ghi nhớ sgk trang 157) diễn tả tình yêu của  người phụ nữ thiết tha nồng nàn chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và   sự  hữu hạn của đời người. từ  đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một   hạnh phúc lớn lao của con người. 2.Phần làm văn: đọc kĩ phần ví dụ, khắc sâu phần ghi nhớ cho từng kiểu bài  trên cơ sở nắm vững lí thuyết làm bài nghị luận nói chung; biết cách tìm hiểu đề, lập  đàn ý cho từng kiểu bài; biết trình bày bài nghị  luận có bố  cục rõ ràng; triển khai các   luận điểm hợp lí, mạch lạc;liên kết ý giữa các văn; biết thể  hiện và kết hợp nhuần  nhuyễn các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận. Ví du(1): bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Trên cơ sở lí thuyết đã học, cần nắm: các thao tác nghị luận thường gặp trong   kiểu bài này là giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ. Thông thường bố  cục theo  các bước sau:
  3. ­ Nêu rõ hiện tượng đời sống cần bàn; phân tích các mặt đúng –sai; lợi­ hại;   phải­ trái; hay­ dở…của hiện tượng; chỉ  ra nguyên nhân và bày tỏ  quan điểm thái độ  về hiện tượng đó. Về mặt diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng có giới hạn biện pháp tu từ  và  sắc thái biểu cảm. Ví dụ (2) nghị luận về một bài thơ đoạn thơ Trên cơ sở lí thuyết đã học, cần nắm: các thao tác nghị luận thường gặp trong   kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh. Thông thường bố  cục theo các bước sau: ­ giới thiệu khái quát về bài thơ đoạn thơ. ­   thông qua các chi tiết, hình  ảnh, nhịp điệu …bàn về  những giá trị  nội dung  nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ. ­ nêu đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. Về diễn đạt, yêu cầu chính xác, rõ ràng, mạch lạc. 3. Phần tiếng Việt: trên cơ sở nắm vững tiếng Việt để phục vụ cho việc giao   tiếp, và để trình bày bài làm văn; Viết câu đúng, xây dựng  đoạn văn đúng theo những   phương pháp trình bày( diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành, tổng­ phân – hợp…). III. CÁCH THỨC RA ĐỀ. Thông thường bài kiểm tra học kỳ có thời lượng ngắn hơn so với bài thi THPT quốc   gia nên các phần ngắn hơn, yêu cầu vừa phải, kiến thức chủ yếu trong phạm vi sách   giáo khoa. Sau đây là đề minh họa.                                                             ĐỀ THI MÔN : NGỮ VĂN                                                                                                Th ời gian làm bài: 90 phút   I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HAI BIỂN HỒ Người ta bảo  ở bên Palestine có hai biển hồ… Biển hồ thứ  nhất gọi là   biển Chết. Đúng như  tên gọi, không có sự  sống nào bên trong cũng như  xung   quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể  sống nổi   mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ  thứ  hai là Galilê. Đây là biển hồ  thu hút khách du lịch nhiều   nhất. Nước  ở  biển hồ  lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể   uống được mà cá cũng có thể  sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều  ở   nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…
  4. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước   từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và   giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn   nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy   nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú   và con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ   là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi.   Đôi môi có hé mở  mới thu nhận được nụ  cười. Bàn tay có mở  rộng trao ban,   tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống”   trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết! (Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục 2016, tr.10)  Câu 1:  Những thao tác lập luận nào được sử  dụng trong văn bản trên? (0,5   điểm)  Câu 2:   Cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa biển hồ Galile và biển hồ  Chết (0,5 điểm) Câu 3: Vì sao những người có lối sống “chỉ biết giữ  cho riêng mình” thì “Sự  sống trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết!” ?   (1,0 điểm) Câu 4: Anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?   (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)  Có ý kiến cho rằng “Việt Bắc  vừa là khúc hùng ca vừa là khúc tình ca về  cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Dựa vào bài thơ Việt Bắc đã  học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ­­­­­­­­HẾT­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2