intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI TỔ NGỮ VĂN- GDKTPL ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025 A. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH - Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận - Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình B. CẤU TRÚC ĐỀ - Hình thức: Tự luận - Gồm 02 phần: Đọc hiểu (6 câu) + Viết (Viết bài văn NLXH) C. NỘI DUNG ÔN TẬP I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 06 câu hỏi dạng tự luận, gồm 02 câu Biết, 03 câu Hiểu, 01 câu Vận dụng. Nội dung câu hỏi trong phần đọc hiểu xoay quanh các yêu cầu cần đạt sau: 1. Đối với văn bảnnghị luận Đọc hiểu nội dung - Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằngchứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản.
  2. - Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, quan hệ giữachúng với luận đề của văn bản; nhận biết và giải thích được sự phù hợpgiữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản. - Xác định được nội dung và ý nghĩa của văn bản. Nhận biết được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết. Đọc hiểu hình thức - Nhận biết và đánh giá được các lí lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết. - Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận. Liên hệ, so sánh, kết nối - Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn. - Thể hiện được quan điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính củavăn bản và giải thích lí do. 2. Đối với văn bản văn học (Thơ trữ tình có yếu tố tự sự) Đọc hiểu nội dung - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản. Đọc hiểu hình thức - Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
  3. - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình. Liên hệ, so sánh, kết nối Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống. 3. Đối với phần tiếng Việt - Bài học 3: Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. - Bài học 4: Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa. - Lưu ý:Ôn tập thêm về các biện pháp tu từ. II. VIẾT (4,0điểm) Ôn tập kĩ năng làm bài viết theo dạng sau: 1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) - Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận. - Thân bài: + Trình bày bản chất của vấn đề xã hội được bàn luận và nêu quan điểm của người viết. + Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề. + Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều. + Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng. - Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề (gợi mở suy nghĩ, định hướng hành động,…). 2. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại). - Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận, hướng bàn luận và ý nghĩa chung của việc bàn luận về vấn đề.
  4. - Thân bài: + Miêu tả khái quát hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh vấn đề. + Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp. + Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề. + Nêu trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn luận. + Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều. - Kết bài: Tóm tắt những luận điểm chính đã trình bày và khẳng định ý nghĩa của vấn đề trên cơ sở thu thập nhiều tư liệu và bằng chứng mới. D.ĐỀ MINH HỌA I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản: CON YÊU MẸ Xuân Quỳnh Suốt ngày con ở đấy thôi - Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết Lúc con học, lúc con chơi - Thế thì làm sao con biết Là con cũng đều có mẹ Là trời ở những đâu đâu - Nhưng tối con về nhà ngủ Trời rất rộng lại rất cao Thế là con lại xa trường Mẹ mong, bao giờ con tới! Còn mẹ ở lại một mình - Con yêu mẹ bằng Hà Nội Thì mẹ nhớ con lắm đấy Để nhớ mẹ con tìm đi Tính mẹ cứ là hay nhớ Từ phố này đến phố kia Lúc nào cũng muốn bên con Con sẽ gặp ngay được mẹ Nếu có cái gì gần hơn - Hà Nội còn là rộng quá Con yêu mẹ bằng cái đó Các đường như nhện giăng tơ - À mẹ ơi có con dế Nào những phố này phố kia Luôn trong bao diêm con đây Gặp mẹ làm sao gặp hết! Mở ra là con thấy ngay - Con yêu mẹ bằng trường học Con yêu mẹ bằng con dế
  5. (Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 1982) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra yếu tố tự sự có trong bài thơ Con yêu mẹ. (0,75 điểm) Câu 2.Tình yêu của người con dành cho mẹ được tác giả so sánh với những hình ảnh nào?(0,75 điểm) Câu 3.Anh/ Chị nhận thấy người con trong bài thơ là người như thế nào? (1,0điểm) Câu 4.Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ.(1,0 điểm) Câu 5.Nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ Con yêu mẹ.(1,0 điểm) Câu 6.Qua bài thơ Con yêu mẹ, anh/chị có suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống? (Trả lời câu hỏi từ 5-7 dòng) (1,5 điểm) II.VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc hình thành lối sống năng động trong bối cảnh xã hội hiện nay. ----- Hết -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2