intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão

  1. 1 TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 A. NỘI DUNGKIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN NẮM: I.PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Học sinh cần nắm vững kiến thức Tiếng Việt, Làm văn để làm các câu hỏi nhận biết phần Đọc – hiểu văn bản: - Các đặc trưng, dấu hiệu nhận biết của các phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Phong cách ngôn ngữ chính luận. - Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của các phương thức biểu đạt: Nghị luận: Biểu cảm: Miêu tả. Tự sự (kể chuyện, tường thuật): Thuyết minh. - Đặc điểm, mục đích của các thao tác lập luận: Thao tác lập luận phân tích. Thao tác lập luận so sánh. Thao tác lập luận bình luận. Thao tác lập luận bác bỏ. Thao tác lập luận giải thích. Thao tác lập luận chứng minh. - Các phép liên kết: Phép lặp Phép thế Phép liên tưởng Phép nối - Những biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn bản : So sánh: Nhân hoá Hoán dụ Ẩn dụ Phép điệp Liệt kê: Tương phản, đối lập Đảo ngữ Câu hỏi tu từ Nói giảm, nói tránh Nói quá: - Các kiểu câu: - Các thể thơ, thi luật thơ. - Dẫn chứng trong văn nghị luận. 2. Ngữ liệu đọc hiểu: Ngữ liệu đọc hiểu có nội dung liên quan đến câu hỏi phần làm văn nghị luận xã hội.
  2. 2 Vì vậy, học sinh cần chú ý tham khảo nhiều đề đọc hiểu có ngữ liệu là những kiểu văn bản nghị luận, nghệ thuật (Đặc biệt là dạng văn bản chính luận hiện đại, thơ Việt Nam hiện đạimang những thông điệp sống ý nghĩa và phản ánh những vấn đề cấp thiết trong đời sống). 3. Dạng câu hỏi đọc hiểu: * Nhận biết: Cần xác định, nhận biết được: Phong cách ngôn ngữ Phương thức biểu đạt, Thể thơ Nhân vật trữ tình Đề tài của văn bản Các biện pháp tu từ nghệ thuật, chất liệu văn học dân gian. Thao tác lập luận. Các phép liên kết. Dẫn chứng. Câu, từ ngữ hình ảnh,… tác giả dùng để phản ánh nội dung, hình tượng nào đó trong văn bản. Thông tin được thể hiện trong văn bản,… *Thông hiểu: Cần nêu được: Nội dung chính của văn bản. Tình cảm, thái độ, quan điểm của tác giả. Tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn bản,... Nhan đề của văn bản. Tác dụng của dẫn chứng trong văn nghị luận. Ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, câu,…. * Vận dụng: Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề được bàn luận,phản ánh, đặt ra trong văn bản. Lí giải vấn đề. Rút ra được thông điệp và bài học nhận thức, hành động của cá nhân qua văn bản. II. PHẦN LÀM VĂN: 1.Nghị luận xã hội: * Nội dung nghị luận: Đề yêu cầu bàn về một thông điệp sống, một vấn đề quan trọng/ có ý nghĩa cấp thiết trong đời sống (được đề cập đến trong văn bản đọc hiểu). Vì vây, học sinh cần phải thông hiểu tốt văn bản đọc hiểu mới làm tốt được phần này. * Hình thức: Đề yêu cầu chỉ viết một đoạn văn khoảng 200 chữ (thay cho viết một bài văn) nên các em phải viết phần này đảm bảo yêu cầu theo cấu trúc một đoạn văn và nội dung cần bám sát vấn đề trọng tâm cần nghị luận HS có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách nhưng cách trình bày theo phương pháp tổng – phân hợp (câu chủ đề/ nêu vấn đề  phát triển ý/ làm rõ vấn đề Khái quát/chuyển tải thông điệp) là tối ưu nhất. * Đề tài thường gặp trong dạng đề Lối sống vô cảm. Lối sống/ thái độ sống tích cực.
  3. 3 Giá trị của gia đình, tình bạn, tình yêu. 2. Nghị luận văn học: * Dạng đề thường gặp: - Nghị luận(phân tích) về một đoạn thơ, một đoạn văn, một tình huống, một hình tượng nghệ thuật(nhân vật, cảnh vật), một vẻ đẹp,… trong tác phẩm. - Phân tích một đoạn thơ, đoạn văn, tình huống, nhân vật,… trong tác phẩm. Từ đó,làm sáng tỏ một yêu cầu phụ kèm theo. * Yêu cầu: Học sinh cần nắm vững những nội dung sau trong quá trình ôn để làm bài: - Nét nổi bật trong cuộc đời, sáng tác của các tác giả văn học, hoàn cảnh sáng tác; giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn 12 kì I (Đặc biệt là các tác phẩm: Sóng (Xuân Quỳnh), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường). -Cách làm bài các dạng đề thường gặp đã nêu trên. Lưu ý: HS cần xem kĩ phần đặc tả ma trận đề thi để ôn tập sát hơn. B. MỘT SỐ ĐỀ THI MẪU ĐỂ HỌC SINH THAM KHẢO: ĐỀ 1: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. (...) Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này. (Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? (0.75 điểm) Câu 2. Xác định nội dung chính trong đoạn thơ trên ? (0.75 điểm) Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với lời dặn con của người bố trong bài thơ hay không? Tại sao? (1.0 điểm) Câu 4. Cho biết, thông điệp sống mà anh/ chị rút ra được bài thơ? (0,5 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
  4. 4 Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của mình về Sức mạnh của tình yêu thương. Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm) Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… (Trích “Đất Nước”, Nguyễn Đình Thi, SGK Ngữ văn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội) Từ đó, hãy làm rõ vẻ đẹp Đất Nước trong chiều sâu của văn hóa dân gian. ĐỀ 2: I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nếu mỗi con người sống trên Trái Đất này là một hạt giống thì gia đình chính là vườn ươm với nguồn dinh dưỡng là tình yêu thương dạt dào. Tình cảm gia đình là một món quà quý giá nhất mà mỗi người chúng ta có được. Trước hết, gia đình là cha mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng. Họ là bậc sinh thành, là những người không tiếc công sức tiền của chỉ mong bạn nên người. Họ là những người yêu thương bạn với một tình cảm thiêng liêng nhất, chân thật nhất mà xã hội ngoài kia không thể nào mang lại. Khi còn bé, gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn bằng những điều hay lẽ phải mà ông bà dạy dỗ, là mái ấm che chở, bao bọc đầy vững chãi, bao dung và là nơi mà ta cất tiếng chào “oa oa” đầu tiên với cuộc đời. Để rồi sau này khi trưởng thành và già đi, gia đình là nguồn năng lượng nâng đỡ ta những khi gục ngã, là điểm tựa vững chắc mỗi khi yếu lòng và là nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón chúng ta trở về. …Chúng ta luôn được cha mẹ vun đắp tình yêu thương từ bé nhưng khi lớn lên ta dần quên đi thứ tình cảm cao đẹp ấy mà chạy theo những mối quan hệ hư vô ngoài xã hội. Dần dần ta trở nên khó chịu, gay gắt với cha mẹ và khiến cho không khí gia đình bất hòa. Hãy nghĩ cha mẹ đã mất bao nhiêu tháng năm để dạy ta đi, dạy ta cách cầm muỗng để nhận lại những câu nói cằn nhằn khi chúng ta mất vài phút để chỉ họ cách sử dụng điện thoại thông minh. Hoặc khi người cha phải làm việc ngoài trưa nắng gắt để đổi lại giấc ngủ trưa mát mẻ cho con. Chỉ vì nhịp sống quá nhanh của xã hội mà ta đã dần quên đi những sự hy sinh thầm lặng ấy. Để rồi khi vấp ngã, khi gặp sóng gió, gia đình chính là bến đỗ an toàn nhất và chính tình yêu thương ấy sẽ là đôi cánh giúp ta tiếp tục hành trình vươn xa. Như J.H.Pame nói :"Dù nơi đó có tồi tàn đi chăng nữa nhưng không có nơi nào có thể so sánh bằng gia đình", hãy biết trân trọng món quà vô giá này. Chúng ta có rất nhiều nơi để đến và đi nhưng tuyệt nhiên chỉ có duy nhất một nơi để trở về. Nơi mà trái tim cảm thấy được yêu thương, trân trọng, nơi mà tâm hồn được an yên,
  5. 5 thả lỏng, nơi mà không một ai phán xét, câu nệ, nơi mà mọi người đối xử với nhau chân thành và chân thật nhất, nơi mà chúng ta gọi là gia đình! ( Theo Kim Phụng, http://thamvantamly.org.vn/chuyen-muc-cuoc-song-tinh-cam-gia-dinh) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phong cách biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Theo tác giả, gia đình có ý nghĩa, vai trò gì với mỗi người từ khi ta còn bé cho đến khi trưởng thành và già đi? Câu 3: Tại sao tác giả lại cho rằng: Chúng ta có rất nhiều nơi để đến và đi nhưng tuyệt nhiên chỉ có duy nhất một nơi để trở về là gia đình? Câu 4: Cho biết, anh/ chị rút ra được bài học gì từ văn bản trên? (0,5 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tình cảm gia đình là một món quà quý giá nhất mà mỗi người chúng ta có được. ” Câu 2. (5,0 điểm)Phân tích đoạn thơ sau: Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau: Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa… (Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, SGK Ngữ văn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội) Qua đó, hãy làm rõ tính dân tộc đậm đà trong bài thơ Việt Bắc. ĐỀ 3: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này). “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai
  6. 6 cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. (Trích “Lời khuyên cuộc sống…”) [Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan] Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.’’ ? Câu 3. Theoanh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.”? Câu 4. Anh/chị hãy nêu thông điệp từ đoạn trích? II. LÀM VĂN ( 7,0 điếm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.”. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau. Từ đó, làm bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu: “Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng vỗ, Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở” (“Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục – 2012, tr 155-156) ĐỀ 4: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Ðất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa Hoa của đất người trồng cây dựng cửa Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào Ta nghẹn ngào Ðất Nước Việt Nam ơi!...
  7. 7 (Trích “ Mặt đường khát vong” – Nguyễn Khoa Điềm). Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?(0,75 điểm) . Câu 2. Chỉ ra các yếu tố văn hóa dân gian có trong đoạn thơ.(0,75 điểm) Câu 3. Theo anh/ chị đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?(1,0 điểm) Câu 4. Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao?(0,5 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận về đoạn văn sau :" Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá... tan xác ở khuỷnh sông dưới". Qua đó làm rõ phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân ĐỀ 5: I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to đùng những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời các bạn luôn cảm thấy oan ức, luôn cảm thấy bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đã đối xử với các bạn tệ hơn rất nhiều những gì các bạn hi vọng có. Rất tiếc thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm mà các bạn gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. (...) Tuổi teen có tính ghen tị rất lớn. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn (...)Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn.Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh - TS Vũ Thu Hương – Báo News Zing, Giáo dục 7/10/2015). Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản. (0,75 điểm) Câu 2. Theo tác giả, tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình như thế nào ? (0,75 điểm) Câu 3.Tại sao tác giả lại cho rằng Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.(1,0 điểm) Câu 4.Anh/chị rút ra được những thông điệp gì qua đoạn trích trên?(0,5đ) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về bản lĩnh trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn người lính qua đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
  8. 8 Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (Quang Dũng – Tây Tiến) ĐỀ 6: I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1)Tôi đã đọc đời mình trên là người nâng niu lộc biếc mùa xuân người hóng mát dưới trưa mùa hạ người gom về đốt lửa sưởi mùa đông (2)Tôi đã đọc đời mình trên lá lúc non tơ óng ánh bình minh lúc rách nát gió vò, bão quật lúc cao xanh, lúc về đất vô hình (3)Tôi đã đọc đời mình trên là có thể khổng lồ, có thể bé li ti dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh đã sinh ra chẳng sợ thử thách gì. (Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, dẫn theo vannghequandoi.com.vn, 19/06/2014) Câu 1:Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2:Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong khổ thơ thứ 2. Câu 3:Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “khổng lồ” và “bé li ti” trong hai câu thơ: “Tôi đã đọc đời mình trên lá/có thể khổng lồ, có thể bé li ti” Câu 4:Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị “đọc” được từ văn bản trên? Hãy trình bày ngắn gọn ý nghĩa của bài học đó. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần thiết của mỗi người trước những thử thách trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích sau. Từ đó, làm bật vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc: “…Vậy là phải xong cái trùng vì thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghi mắt, phải phải luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sóng thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đã nơi di nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm của trận, có bốn cửa từ một của sinh, của sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa từ để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phia bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà,
  9. 9 phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bàn sóng đáng luồng rồi, ông đồ ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trải tiền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn của tử. Ông đồ vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông trảnh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sẩn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền, Chỉ còn vắng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trung vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vi thứ ba nữa...” (Trích “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2018, tr 189)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2