Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 2
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ VĂN – SỬ GDCD MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 20222023 I/ ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1. Thể loại 1.1. Truyện kể: Miêu tả nhân vật trong truyện kể Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục… Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật 1.2. Thơ lục bát: Khái niệm: Thơ lục bát (hay còn gọi là thơ 68) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. Vần trong thơ lục bát: + Tiếng cuối của dòng 6 vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 + Tiếng cuối của dòng 8 vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp sau đó Thanh điệu trong thơ lục bát: + Dòng 6 và 8: tiếng thứ 6, thứ 8 là thanh bằng (B); tiếng thứ 4 là thanh trắc (T) Thể lục bát biến thể: có sự phá cách so với thể lục bát thông thường biến đổi số tiếng trong các dòng, cách gieo vần, thanh, ngắt nhịp… 1.3. Kí và du kí Khái niệm: + Kí là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực. Kí gồm có các sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy
- nghĩ. Có 1 số tác phẩm kí sẽ nghiêng về kể sự việc, 1 số thì nghiêng về thể hiện cảm xúc. + Du kí là loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy, tai nghe trên hành trình của mình. Đặc điểm kí: + Thường tác giả sẽ là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc + Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian + Tác giả có thể xưng tôi, có vai trò như người kể chuyện + Khi kể, tác giả kết hợp trình bày các suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc 2. Thực hành tiếng Việt 2.1. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ Cụm từ: là tổ hợp gồm 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa thể tạo thành câu, trong đó có 1 từ (danh động tính) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại sẽ bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm đó. Phân loại cụm từ: + Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính (những đóa hoa mai ấy) + Cụm động từ có động từ làm thành phần chính (đang nhảy trên tấm đệm) + Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính (luôn xinh đẹp) Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: + Cách 1: Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ 1 từ thành 1 cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) + Cách 2: Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn (bổ sung thêm ý nghĩa về thời gian, đặc điểm, vị trí…) " Chú ý: có thể chỉ mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, nhưng cũng có thể mở rộng đồng thời hai thành phần này
- Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ rànG 2.2. Từ đồng âm và từ đa nghĩa Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. " Ví dụ: Con ngựa đá đá con ngựa đá (đá: hành động; đá: đồ vật) Từ đa nghĩa: là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau. " Ví dụ: Hùng dùng chân đá vào chân bàn (chân: bộ phận dưới cùng, dáng trụ dài chống đỡ cơ thể người; chân: bộ phận dưới cùng, dáng trụ dài chống đỡ mặt bàn) 2.3. Hoán dụ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ: Ẩn dụHoán dụ Điểm giống Hình thức: chỉ xuất hiện "hình ảnh biểu hiện" (vế 1), "còn hình ảnh được biểu hiện" (vế 2) thì được ẩn đi Nội dung: gọi tên một sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác Điểm khác Hình ảnh biểu hiện (vế 1) và hình ảnh được biểu hiện (vế 2) có quan hệ tương đồng với nhau: + về hình thức + về phẩm chất + về chuyển đổi cảm giác Chức năng: biểu cảm Hình ảnh biểu hiện (vế 1) và hình ảnh được biểu hiện (vế 2) có quan hệ gần gũi với nhau:
- + lấy bộ phận chỉ toàn thể + lấy vật chứa đựng gọi vật được chứa đựng + lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng Chức năng: nhận thức 4. Viết: 4.1. Viết đoạn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát * Bố cục: 3 phần a. Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ, tác giả ( nếu có) b. Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ + Cảm xúc về nội dung chính của bài thơ: ( cảm xúc về các từ ngữ, hình ảnh thơ... tiêu biểu) + Cảm xúc về ý nghĩa, chủ đề của bài thơ + Cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ ( cách sử dụng từ ngữ hình ảnh, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ... và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật ấy) c. Kết đoạn: + Khái quát lại những ấn tượng cảm xúc về bài thơ + Liên hệ bản thân 4.2. Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về một vấn đề xã hội mà em quan tâm (Tình yêu quê hương, Cho và nhận, Lòng dũng cảm, Lòng hiếu thảo) a. Mở đoạn: Dẫn dắt, nêu vấn đề. b. Thân bài: Trình bày ý kiến về vấn đề Giải thích vấn đề Bàn luận: + Biểu hiện, dẫn chứng của vấn đề + Ý nghĩa của vấn đề bàn luận Bàn luận mở rộng: phản đề, bài học nhận thức và hành động c. Kết đoạn:
- Khẳng định lại nhận định của em về vấn đề (quan trọng, cần thiết, ... ) II. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 I. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, SGK Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục, 2002) Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ B. Thể thơ năm chữ C. Thể thơ tự do D. Thể thơ lục bát Câu 2. Trong hai dòng thơ cuối, những tiếng nào được gieo vần với nhau? Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- A. Tròn đời B. Tròn con C. Tròn con đời D. Con tròn đời Câu 3. Đáp án nào sau đây KHÔNG phải là từ ghép? A. Con ve B. Ngôi sao C. Ngọn gió D. Đã thức Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai dòng thơ Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con? A. So sánh và nhân hóa B. Điệp ngữ và liệt C. Liệt kê và ẩn dụ D. Điệp ngữ và ẩn dCâu 5. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với câu thơ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời? A. Tình cảm của mẹ dành cho con luôn thiêng liêng, dịu êm và bền vững nhất. B. Đi suốt một đời, tình mẹ ngọt ngào mãi bên con, nâng bước con đi. C. Câu thơ khẳng định một cách thấm thía tình mẹ bao la, vĩnh hằng nhất. D. Mẹ đã thức trắng đêm thâu để ru cho con ngủ. Câu 6. Âm thanh nào xuất hiện trong bài thơ? A. Tiếng ve B.Tiếng chim C. Tiếng mưa D.Tiếng dế Câu 7. Câu thơ nào cho biết đêm hè rất nóng bức? A. Con ve cũng mệt vì hè nắng oi B. Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về C. Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru D. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Câu 8. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả? A. Tình cảm lo lắng cho người mẹ của mình. B. Tình cảm xót xa cho người mẹ của mình. C. Tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.
- D. Tình cảm buồn phiền với người mẹ của mình. Câu 9. Nội dung bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm gì với người mẹ? Câu 10. Em hãy kể ra những việc làm thể hiện tình cảm của em dành cho cha mẹ của mình. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc bài thơ “ Mẹ” cuả tác giả Trần Quốc Minh. 2. ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: – Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu….
- (Trích truyện: Đàn kiến con ngoan ngoãn, Tiếng Việt 1, Tập1 sách Kết nối tri thức, trang 34, NXBGD 2020) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? (1) A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2: Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi thứ mấy? (2) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ ba Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? (1) A. Bà kiến già B. Đàn kiến con C. Bà kiến già và đàn kiến con D. Chiếc lá đa Câu 4: Câu văn “Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm” có chủ ngữ là từ loại nào hay cụm từ nào dưới đây? (7) A. Danh từ B. Cụm danh từ C. Động từ D. Cụm động từ Câu 5: Chi tiết “đưa bà kiến già đi sưởi nắng” thể hiện hành động ngược đãi, thiếu tôn trọng của đàn kiến con đối với bà kiến già? (4) A. Sai B. Đúng Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Văn bản:“Đàn kiến con ngoan ngoãn” thể hiện tình cảm … của tác giả đối với loài vật. (5) A. Kính trọng B. Quan tâm C. Tự hào D. Trân trọng Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng chủ đề của văn bản? (6) A. Văn bản ca ngợi tình yêu thương nhau trong cuộc sống. B. Văn bản ca ngợi tình cảm sâu sắc của đàn kiến với bà kiến.
- C. Văn bản ca ngợi tinh thần đoàn kết của đàn kiến. D. Văn bản ca ngợi sự ngưỡng mộ của bà kiến già đối với đàn kiến con. Câu 8: Xác định các thành phần chính trong câu: “Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ”? (7) A. Mấy hôm nay, bà đau ốm // cứ rên hừ hừ. B. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên // hừ hừ. C. Mấy hôm nay, bà // đau ốm cứ rên hừ hừ. D. Mấy hôm nay, bà đau // ốm cứ rên hừ hừ. Câu 9: Đoạn trích trên sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy? (8) Câu 10: Em học tập được gì thông qua hành động của đàn kiến con? (9) II. VIẾT (4,0 điểm). Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương con người của dân tộc Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 85 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn