intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2023 - 2024 I. PHẦN ĐỌC –HIỂU 1. Ôn tập văn bản 1.1 Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích: - Khái niệm: + Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. + Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,... - Chi tiết, cốt truyện và nhân vật: + Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm. + Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. + Nhân vật là người, con vật, đồ vật,... được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ. 1.2 Thơ (thơ lục bát) - Một số yếu tố hình thức của bài thơ: + Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn. + Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) phần vần của âm tiết. Vân có vị trí ở cuối dòng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng. + Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ. Ngắt nhịp tạo ra sự hài hoà, đồng thời giúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ. - Thơ lục bát + Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát).
  2. + Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. + Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam. 1.3 Kí (Hồi kì và du kí) - Khái niệm: Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. + Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. + Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. - Phân loại: Kí bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại phong phú như: kí sự, phóng sự, hồi kí, du kí, nhật kí, tuỳ bút, bút kí,… - Tính xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,...); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc. - Ngôi kể: Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi) 1.4 Văn bản nghị luận (Nghị luận văn học) - Định nghĩa: + Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó. + Nghị luận xã hội là loại văn bản nghị luận bàn về các vấn đề tư tưởng, đạo lý và hiện tượng xã hội. + Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học. - Đặc điểm của văn nghị luận Khi nhắc tới một bài văn nghị luận là ta nhắc tới tính thuyết phục và chặt chẽ trong hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến được đưa ra. - Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết. - Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao?, Do đâu? - Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ. 1.5 Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) - Văn bản thông tin: Dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, danh lam thắng cảnh, các sự kiện…Trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như: hình ảnh, âm thanh, nhan đề, sapô… - Văn bản thuật lại một sự kiện: + Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm mục đích tường thuật lại một sự kiện xảy ra bằng phương thức trình bày giới thiệu giải thích.
  3. + Tri thức trong kiểu văn bản này đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. + Văn bản thuật lại một sự kiện cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. 2. Ôn tập tiếng việt 2.1 Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy) - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. - Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng. + Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành. + Từ láy là từ phức do hay hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. 2.2 Biện pháp tu từ ẩn dụ - Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2.3 Từ đa nghĩa, từ đồng âm - Từ đa nghĩa là những từ có hai nghĩa trở lên. + Nghĩa gốc + Nghĩa chuyển - Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. 2.4 Từ mượn: là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm...mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu đạt. - Mượn tiếng Hán - Mượn tiếng Anh, Pháp, Nga… 2.6 Thành ngữ: là cụm từ cố định, biểu thị một ý tương đối hoàn chỉnh. - Muốn giải nghĩa của thành ngữ cần căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng. - Công dụng: Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao 2.6 Dấu chấm phẩy (;) - Dấu chấm phẩy thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. - Dấu chấm phẩy thường dùng đánh dấu (ngắt) các thành phần trong một câu, thường các thành phần này có quan hệ đồng đẳng, mang tính liệt kê (khi cần đánh dấu các thành phần, bộ phận nhỏ hơn người ta dùng dấu phẩy) 2.7 Trạng ngữ - Trạng ngữ là một thành phần phụ trong câu đảm nhiệm vai trò bổ sung xác định thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích nguyên nhân… của sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu. - Phân loại:
  4. + Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Bổ nghĩa nơi chốn diễn ra sự việc được nhắc đến. + Trạng ngữ chỉ thời gian: Xác định, làm rõ thời gian xảy ra sự việc, hiện tượng trong câu. + Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu. + Trạng ngữ chỉ mục đích: Làm rõ mục đích xảy ra sự việc, hiện tượng của câu. + Trạng ngữ chỉ phương tiện: Nói lên cách thức, phương tiện diễn ra sự việc trong câu nhắc đến. 2.8 Mở rộng vị ngữ - Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm. Ví dụ, trong câu: "Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn.", vị ngữ (in đậm) là một cụm động từ trong đó trung tâm là đánh máy, các thành tố phụ là tự, Tuyên ngôn Độc lập và ở một cái bàn tròn II. PHẦN VIẾT 1. Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích - Yêu cầu đối với bài văn: + Dùng lời văn của mình để kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã đọc. + Không chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình. - Lập dàn ý + Mở bài: Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết. + Thân bài: Dựa vào các sự kiện chính trong truyện đã học, hãy kể lại bằng lời văn c mình + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc hân vật chính trong truyện. 2. Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân - Khái niệm: Viết bài văn kể về một kỉ niệm là ghi lại những điều thú vị, có ấn tượng sâu sắc về một sự việc trong quá khứ mà em đã chứng kiến và trải nghiệm. Trong bài viết, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng "tôi". - Yêu cầu đối với kiểu bài: +Xác định kỉ niệm được kể lại và nêu tên kỉ niệm đó ở nhan đề của bài viết. + Kể về kỉ niệm đã xảy ra như thế nào? Có gì đặc sắc và đáng nhớ?
  5. + Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng "tôi" để dễ dàng trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. + Suy nghĩ về những ảnh hưởng, tác động của kỉ niệm ấy. + Kết thúc: Nói lên mong ước và cảm nghĩ của người viết. - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm: + Mở bài: Dùng ngôi thứ nhất để kể, giới thiệu sơ lược về kỉ niệm. Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. + Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính) + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện vừa kể. 3. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Khái niệm: Là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. - Yêu cầu đối với kiểu bài: + Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? + Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích. - Lập dàn ý: + Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. + Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Nêu lên các lí do khiến em thích. + Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân. 4. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - Khái niệm: Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội. * Yêu cầu đối với kiểu bài: - Xác định sự kiện cần thuật lại - Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau, chọn lọc các thông tin quan trọng. - Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin về sự kiện. - Lựa chọn hình thức trình bày: + Phương tiện: chữ viết, hình ảnh, trích dẫn,... + Cách thức: trình bày theo cách truyền thống/ đồ họa thông tin; viết tay/thiết kế văn bản trên máy tính - Dàn ý
  6. + Sa pô (nếu có): Giới thiệu tóm tắt về sự kiện. + Mở bài: Nêu tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện. + Thân bài: Nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự việc ấy theo trật tự thời gian; các hình ảnh có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện. + Kết bài: Nêu sự việc kết thúc sự kiện III. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà ngươi cần bao nhiêu người? bao nhiêu thuyền bè?”. “Tâu bệ hạ” - ông đáp - “Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc”. (Nguồn: https//truyen-dan-gian/yet-kieu.html) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? A. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: A. miêu tả C. biểu cảm B. tự sự D. nghị luận Câu 3. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 4. Đoạn trích trên đã kể về sự việc nào? A. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của Yết Kiêu B. Chiến công phi thường của Yếu Kiêu C. Công trạng đánh giặc của Yếu Kiêu D. Tài năng xuất chúng của Yếu Kiêu
  7. Câu 5. Cụm từ “quyền cao chức trọng” có nghĩa là gì? A. Người có của ăn, của để, được mọi người kính trọng B. Người có địa vị cao trong bộ máy quan lại xưa C. Người giàu có nhưng không được lòng người D. Người có uy tín, được mọi người tôn vinh. Câu 6. Nghĩa của từ “kinh ngạc” là: A. hết sức sửng sốt, bất ngờ B. rất kinh hoàng, lo lắng C. cảm thấy chấn động, sợ hãi D. rất băn khoăn, thắc mắc Câu 7. Điền vào chỗ chấm (….): Chi tiết “cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó” của Yết Kiêu đã thể hiện tấm lòng……………… A. Dũng cảm B. Nhân ái C. Tự trọng D. Trung thực Câu 8. Dòng nào nêu chính xác nhất về nhân vật Yết Kiêu được gợi lên qua đoạn trích trên. A. Yết Kiêu là người thích thể hiện tài năng của bản thân trước mọi người. B. Yết Kiêu là người có phép lạ, được trâu thần hiển linh giúp đỡ C. Yết Kiêu là người có võ nghệ xuất chúng, không một ai dám đương địch. D. Yết Kiêu là người có sức khỏe, tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước. Câu 9. Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Yết Kiêu. Theo em chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 10. Từ câu nói của Yết Kiêu “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”, em hãy cho biết để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy đóng vai nhân vật, kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao) Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ song thất lục bát C. Thơ tự do D. Thơ sáu chữ Câu 2: Điền từ:Cách hiệp vần của thể thơ lục bát thường gieo vần .............câu lục và tiếng thứ 6 câu bát ở cặp thứ nhất, tiếng thứ 8 của câu bát vần ............ của câu lục sau, thường là vần bằng. A. tiếng thứ hai B. tiếng thứ tư C. tiếng thứ sáu D.Tiếng thứ tám Câu 3. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Công cha như núi Thái Sơn
  8. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra A. Ẩn dụ B. So sánh C. Hoán dụ D. Nhân hóa Câu 4. Các từ: Công cha, Thái Sơn là từ ghép đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 5. Hai câu thơ được dẫn ở câu hỏi số 3 gợi lên điều gì ở người cha? A. Vất vả lo toan B. Công lao to lớn C. Yêu con tha thiết D. Giàu đức hi sinh Câu 6. Bài ca dao trên nói về chủ đề gì? A. Tình cảm gia đình B. Tình yêu quê hương đất nước C. Tình yêu thiên nhiên D. Tình cảm cha con Câu 7. Hai câu thơ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Gợi em liên tưởng đến câu nào sau đây? A. Cha là bóng mát giữa trời Cha là điểm tựa bên đời của con. B. Cha là tất cả cha ơi Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thương. C. Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chin tháng cưu mang. D. Xa cha lòng những quặn đau, Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần. Câu 8. Hai câu ca dao cuối, người cha mong ước gì ở con? Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con A Khỏe mạnh, ngoan ngoãn. B. Thành công trong cuộc sống C. Sống có ích với xã hội D. Sống hiếu thảo, kính trọng cha mẹ Trả lời câu hỏi: Câu 9. Em hiểu bài ca dao muốn nhắn gửi chúng ta điều gì? Câu 10. Từ thông điệp của bài ca dao trên, em rút ra bài học gì về phận làm con đối với cha mẹ. II. VIẾT (4.0 điểm) Trong cuộc sống, những trải nghiệm sẽ đem đến cho mỗi người rất nhiều cảm xúc, bài học quý giá. Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với bố mẹ hoặc người thân của mình. ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ
  9. Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi. Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ. Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần. Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc. (theo Nguyễn Hiến Lê NXB Văn học, Hà Nội 1993) Lựa chọn đáp án đúng: (Khoanh tròn từ câu 1 đến câu 8) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Hồi kí B. Du kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 2. Câu nào sau đây thể hiện rõ nội dung chính của văn bản? A. Câu mở đầu văn bản B. Câu cuối văn bản C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản D. Câu mở đầu các đoạn văn Câu 3. Đâu là đặc trưng của thể loại hồi kí? A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua. B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ.
  10. C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng. D. Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe. Câu 4. Tính chất xác thực của văn bản trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây? A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng… D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ. Câu 5: Dòng nào chứa cảm xúc của người viết: A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ C. … thế mà đã sáu chục năm qua rồi! D. … cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Câu 6. Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên? A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên. Câu 7. Câu văn “lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 8: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Cả ngôi một và ba. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9 (1,0 điểm) Trong câu: “Cha tôi dậy sớm… để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ” a, Giải nghiã của từ chân b, Đặt một câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên . Câu 10(1,0 điểm) Qua văn bản trên em học được điều gì từ nhân vật? (Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Từ những trải nghiệm thực tế của bản thân trong cuộc sống, em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc với thầy cô hoặc bạn bè. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau:
  11. Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7- 2007) Câu 1(4 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng vào giấy kiểm tra. a. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận b. Câu chủ đề của đoạn 1 trong văn bản trên là gì? A. Câu thứ tư B. Câu thứ hai C. Câu thứ ba D. Câu thứ nhất c. Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua văn bản trên? A. Phê phân việc đọc sách của thanh niên B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách C. Ca ngợi sách văn học, nghệ thuật D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách d. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. Công cuộc B. trí tuệ C. đạo đức D. mòn mỏi e. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Trí tuệ B. Gia đình C. Công cuộc D. Lâu dài f. Nội dung chính của văn bản là gì? A. Vai trò của việc đọc sách B. Phát động phong trào đọc sách C. Cách đọc sách hiệu quả D. Thực trạng của việc đọc sách trong giới trẻ hiện nay g. Dòng nào sau đây giải thích nghĩa cho từ “việc lớn” A. Việc lớn có tính chất cả xã hội B. Việc lớn của một người C. Việc lớn của một tập thể D. Việc lớn của gia đình h. Trong văn bản, để phát triển phong trào đọc sách, tác giả đã đề nghị tổ chức thanh niên điều gì?
  12. A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sách B. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình C. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sách D. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ Câu 2 (1 điểm) Trong văn bản, tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 3 (1 điểm) Cuối văn bản, tác giả viết “Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn”. Vậy, “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” được tác giả nhắc đến là gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Tình bạn luôn là tình cảm thiêng liêng vô giá. Và trong những ngày tháng học tập dưới mái trường, có lẽ ai cũng có những tình bạn đẹp. Em hãy viết bài văn kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình bạn đẹp trong tuổi học trò của mình. ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng? A. 6-8 B. 7-7 C. 6-6 D. 8-8 Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên? A. Song thất lục bát B. Tự do. C. Lục bát D. Tám chữ Câu 3. Hai câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia”, có cách ngắt nhịp: A. 2/2/2 B. 4/2 C. 3/3 D. 2/4 Câu 4. Nét độc đáo của hai câu thơ: “Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” thể hiện qua từ ngữ: A. đêm nay. B. giấc tròn. C. ngọn gió D. suốt đời.
  13. Câu 5. Bài thơ trên thuộc về chủ đề nào? A. Gia đình B. Quê hương C. Bạn bè D. Thầy trò Câu 6. Nhân vật người con trong văn bản thơ trên muốn bày tỏ cảm xúc gì với người mẹ của mình? A. Biết ơn B. Kính trọng C. Ngưỡng mộ D. Yêu mến Câu 7. Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong hai câu thơ : “Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.” A. Giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao của mẹ đối với con. B. Giúp ta thấy được sự hi thầm lặng của mẹ đối với con. C. Giúp ta thấy được tình thương yêu bền bỉ của mẹ đối với cháu. D. Giúp ta thấy được sự lo lắng của mẹ đối với con. Câu 8. Từ bài thơ trên rút ra bài học gì cho bản thân? A. Phải biết ơn, thương yêu đấng sinh thành của chúng ta. B. Phải kính trọng đấng sinh thành của chúng ta. C. Phải thương yêu và kính trọng đấng sinh thành của chúng ta. D. Phải biết ơn, thương yêu và kính trọng đấng sinh thành của chúng ta. Câu 9. Sau khi đọc bài thơ, em hãy đặt 01 câu bày tỏ tình cảm của em cha hoặc mẹ. Câu 10. Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình cảm của ông bà cha mẹ đối với con cháu (không quá 5 dòng). II. VIẾT (4.0 điểm) Bằng tất cả tình yêu và sự kính trọng đối với mẹ, em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình qua đoạn thơ: Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29) ------------------------ Hết -------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2