intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức". Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức

  1. Trường THCS Minh Đức ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 HKI NĂM HỌC 2023-2024
  2. CẤU TRÚC ĐỀ THI I: Đọc hiểu (6đ) Ngữ liệu: truyện đồng thoại (ngoài SGK) gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Câu hỏi nhận biết - Đặc trưng của thể loại. - Phương thức biểu đạt chính. -Ngôi kể chuyện -Các kiến thức Tiếng Việt: xác định từ ghép, từ láy, trạng ngữ... Câu hỏi thông hiểu -Nét độc đáo của văn bản thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ và tác dụng... -Nêu được nội dung/ chủ đề / thông điệp của văn bản... Câu hỏi vận dụng -Bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của bản thân do văn bản gợi ra.
  3. II: Làm văn (4đ) Kể lại một trải nghiệm của bản thân Dàn ý: Kể lại một trải nghiệm của bản thân. 1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự hấp dẫn. Dùng ngôi thứ nhất để kể. 2. Thân bài: Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, những nhân vật liên quan... Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí. Kết hợp miêu tả và biểu cảm. 3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
  4. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự. C. Nghị luận. B. Miêu tả. D. Biểu cảm. Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất . C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ ba. Câu 3. Cụm từ “hai con Chim Én” thuộc loại cụm từ nào? A. Cụm động từ. C. Cụm tính từ. B. Cụm danh từ. D. Cụm chủ vị. Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép? A. Thơ thẩn. C. Đất trời. B. Hốt hoảng. D. Miên man. Câu 5. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “giản dị” trong câu văn: “Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị….” ? A. Không có nhiều thành phần hoặc nhiều mặt; không phức tạp. B. Đơn giản và sơ sài; không dài dòng và phức tạp. C. Dễ dãi và tiện lợi; không xa hoa, lãng phí D. Đơn giản một cách tự nhiên; dễ hiểu, không cầu kì, phức tạp.
  5. Câu 6. Dòng nào nêu đúng nhất tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn: “Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành” ? A. Làm nổi bật đặc điểm phẩm chất của nhân vật Dế Mèn đồng thời làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Nhấn mạnh hành động của nhân vật Dế Mèn. C. Diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các hoạt động của nhân vật Dế Mèn. D. Giúp người đọc (người nghe) có thể hình dung, liên tưởng một cách dễ dàng hình ảnh Dế Mèn khi rơi từ trên cao xuống. Câu 7. Hành động của Chim Én thể hiện phẩm chất gì? A. Dũng cảm, gan dạ. C. Tự tin, quyết đoán. B. Đồng cảm, sẻ chia. D. Kiên nhẫn, bền bỉ. Câu 8: Câu: “Mèn hốt hoảng” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 9. Em có đồng ý với suy nghĩ của Dế Mèn “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?” không? Vì sao? Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? Viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của câu chuyện. II. VIẾT (4,0 điểm) Cuộc sống của con người có nhiều trải nghiệm. Mỗi trải nghiệm đều mang đến những kinh nghiệm, bài học quý giá. Em hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
  6. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dầm về phía cỏ mùi tanh cá.Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trênda thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt. (Trích "Mùa xuân trên cánh đồng - Xuân Quỳnh) Câu 1: (0,5đ) Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? A.Truyện ngụ ngôn. C.Truyện truyền thuyết. B.Truyện cổ tích D.Truyện đồng thoại. Câu 2: (0,5đ) Xác định ngôi kể của đoạn trích trên. A. Ngôi thứ nhất C.Cả hai đáp án trên đều đúng. B. Ngôi thứ ba. D.Cả hai đáp án trên đều sai. Câu3: (0,5đ) Chỉ ra từ láy trong câu: "...Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dầm về phía cỏ mùi tanh cá." A.Loằng ngoằng, dò dẫm. B.Động đậy, loằng ngoằng. C.Dò dẫm, thèm thuồng. D.Phương hướng, dò dẫm.
  7. Câu 4: (0,5đ) Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ để làm gì? A. Để tìm đàn con. C.Để dụ đàn kiến. B. Để tránh nắng. D.Để tránh hướng khóm tre. Câu 5: (0,5đ) Nhân vật trong câu chuyện chủ yếu được xây dựng bằng biện pháp tu từ nào? A.So sánh. B.Nhân hoá. C.Ẩn dụ. D.Hoán dụ. Câu 6: (0,5đ) Niềm vui lớn nhất của cá Chuối mẹ là gì? A.Đã bơi được vào bờ. C.Đàn kiến kéo đến rất đông. B.Tìm được tổ kiến. D.Đàn Chuối con đớp mồi no nê. Câu 7: (0,5đ) Vị ngữ trong câu: "Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre." là một chuỗi cụm từ nào? A.Cụm danh từ. B.Cụm động từ. C.Cụm tính từ. D. Cụm số từ. Câu 8: (0,5đ) Nội dung chính của câu chuyện này là gì? A.Giới thiệu cách kiếm mồi của cá Chuối mẹ. B.Giới thiệu cách nuôi con của cá Chuối mẹ. C.Ca ngợi cách ứng xử của đàn Chuối con. D.Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng của muôn loài. Câu 9: (1,0đ Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn trích trên.. Câu 10: (1,0đ) Qua câu chuyện trên, tác giả muốn gửi đến thông điệp gì? Em hãy trình bày bằng đoạn văn 3-5 câu. PHẦN II: VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
  8. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) “...Mang tấm thân rách nát bươn bả tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải chăng do cái tính kiêu căng ngạo mạn của nó gây nên. Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn. Liên hiệp Thư pháp gia Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. Vừa trông thấy nó, cả đàn bò lao tới vây quanh, chúng đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Con nào cũng muốn len vào trong để được đứng gần Ba Bớt, nhìn rõ người bạn sau bao ngày lưu lạc. Trông thân hình gầy rộc, đầy thương tích và đôi mắt trõm sâu vì đói khát, mất ngủ của Ba Bớt, những con bò trong đàn rất xúc động. Chúng hỏi Ba Bớt những ngày qua sống ở đâu, ăn uống thế nào và làm sao bị thương. Ở trong rừng, Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không... Nghe Ba Bớt kể lại nỗi vất vả, nguy hiểm trong chuyến lạc đàn, bác Bò đực đầu đàn nhẹ nhàng nói: – Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn không ngủ được vì nhớ thương. Ở đời, không có ai hiểu và cảm thông với ta bằng giữa chúng ta với nhau đâu. Nhưng thật may cháu đã trở về. Ba Bớt cứ nghĩ rằng khi trở về nó sẽ phải nhận thái độ ghẻ lạnh và những lời nhiếc móc giễu cợt của đàn bò, nhưng tất cả đều yêu thương nó. Tình cảm đó đã xoá tan mặc cảm trong lòng Ba Bớt và nó cảm thấy ân hận về lối sống trước đây của mình. Từ đôi mắt trõm sâu của Ba Bớt ứa ra hai giọt nước mắt. Ba Bớt xúc động nói: – Những ngày lưu lạc, tôi đã thấy thấm thía rằng: Không thể nào sống mà không có bạn, không có đàn. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn. Những con bò cất tiếng hò vang. Chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đùa vui với nhau vì chú bò Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.” (Câu chuyện Chú bò Ba Bớt – Truyện đọc lớp 1, trang 39, NXB GD Việt Nam – 2018)
  9. Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là lời của lời người kể chuyện? A. Ở trong rừng, Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không... B. Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn không ngủ được vì nhớ thương. C. Ở đời, không có ai hiểu và cảm thông với ta bằng giữa chúng ta với nhau đâu. D. Nhưng thật may cháu đã trở về. Câu 2. Trong các câu sau, câu nào là lời nhân vật? A. Những con bò cất tiếng hò vang. B. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn. C. Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. D. Mang tấm thân rách nát bươn bả tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Câu 3. Đoạn trích trên có đặc điểm của truyện đồng thoại vì : A. Viết cho trẻ em, nhân vật mang đặc tính vốn có của loài và đặc điểm của con người B. Viết cho trẻ em, có nhân vật là loài vật được nhân cách hóa C. Nhân vật là đồ vật được nhân cách hóa mang đặc điểm của con người D. Viết cho trẻ em, nhân vật là loài vật được nhân cách hóa mang đặc tính vốn có của loài và đặc điểm của con người Câu 4. Từ in đậm trong câu “Mang tấm thân rách nát bươn bả tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi?” có nghĩa là gì? A. bươn chải kiếm ăn B. vất vả C. vội vàng, tất tả D. mải miết
  10. Câu 5. Câu văn nào thể hiện chú bò Ba Bớt đã nhận ra bài học sâu sắc ở đời? A. Ở đời, không có ai hiểu và cảm thông với ta bằng giữa chúng ta với nhau đâu. B. Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn. C. Chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đùa vui với nhau vì chú bò Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời. D. Không thể nào sống mà không có bạn, không có đàn. Câu 6. Xác định trạng ngữ trong câu sau: Ở trong rừng, Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không... A. Ở trong rừng B. tiếng gọi C. trong rừng D. Ba Bớt Câu 7 Câu “...Mang tấm thân rách nát bươn bả tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải chăng do cái tính kiêu căng ngạo mạn của nó gây nên.” Có mấy cụm danh từ? A. 1 cụm danh từ B. 2 cụm danh từ C. 3 cụm danh từ D. 3 cụm danh từ Câu 8: Câu Ba Bớt xúc động nói sử dụng biện pháp tu từ nào? A. so sánh B. nhân hóa C. ẩn dụ D. hoán dụ Câu 9:Mở rộng thành phần câu trong câu sau: “ tôi đã thấy thấm thía”. Câu 10: Kết thúc truyện “Chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đùa vui với nhau vì chú bò Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.”.Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân? Phần II: Viết (4điểm) “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình tình yêu không bao giờ kết thúc” .Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân yêu trong gia đình. CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ TỐT!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2